Chùa có tên nôm là chùa Vẽ, chùa Cả, gọi theo địa danh là chùa Đông Ngạc Chùa tọa lạc tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Đông Bắc Chùa thuộc hệ phái Bắc tông
Chùa Tự Khánh

Chùa có tên nôm là chùa Vẽ, chùa Cả, gọi theo địa danh là chùa Đông Ngạc. Chùa tọa lạc tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Đông Bắc. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa có tên nôm là chùa Vẽ, chùa Cả, gọi theo địa danh là chùa Đông Ngạc. Chùa tọa lạc tại xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, TP. Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía Đông Bắc. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông. Chùa Đông Ngạc có 59 gian, kiến trúc nội tự chữ “Đinh”, ngoại tự chữ “Quốc”.
 

 
Chùa Tự Khánh với phong cách nghệ thuật thế kỷ 18 - 19. Chùa có quả chuông đúc năm Diên Hựu thứ 2 (1315). Trong chùa hiện còn có tấm bia có niên đại Thịnh Đức ghi rõ công đức của vợ chồng ông Nguyễn Phúc Ninh, cúng gia tư điền sản để tu bổ, dựng lại chùa, và được dân làng tôn làm Hậu Phật.
 

 
Chùa được xây dựng vào đời Hậu Lê. Tấm bia đời Lê Thần Tông (1653-1661) đã ghi công đức của ông Nguyễn Phúc Ninh và bà Trần Thị Ngọc Luân đã hưng công sửa ngôi chùa to lớn. Hai nhân vật trên được chọn là hậu Phật của chùa.

Hiện tại, chùa còn 53 tượng đẹp, 1 quả chuông nặng 750kg treo ở gác chuông có niên đại Gia Long 16 (năm 1817) và 2 quả chuông nhỏ hơn cũng được đúc vào thời Nguyễn.

 

 
Chùa còn 3 bộ cửa võng, nhang án, hoành phi, câu đối được chạm trổ tinh xảo. Kiến trúc chùa gồm tam quan, gác chuông, nhà vuông với mái chồng diêm, chùa chính, nhà Tổ. Chùa chính có kết cấu hình chữ Đinh gồm: tiền đường 3 gian 2 chái, hậu cung có mái chồng diêm.

Chùa Đông Ngạc là ngôi chùa duy nhất ở thành phố Hà Nội được phong tặng danh hiệu "Toàn gia kháng chiến" trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954).
 
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chùa còn giữ được 5 pho tượng được tạo tác công phu mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII – XIX và nhiều đồ thờ tự cổ. Chùa được liệt vào danh sách "Chùa có ít tượng nhất" trong bảy cái nhất của chùa Hà Nội.

Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 1993.

 


Về Menu

chùa tự khánh chua tu khanh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

NhÒ 佛经讲 男女欲望 佛教算中国传统文化吗 Tác hại của ăn tối muộn Người làm ngành nghề nào có khả năng さいたま市 氷川神社 七五三 Nếu chỉ còn một ngày để sống Đức Phật đản sanh trong từng sát na chuong bon phap Cấu trúc sinh học của con người phù 墓地の販売と購入の注意点 ก จกรรมทอดกฐ น å 五観の偈 曹洞宗 5 điều cần biết về hiến tặng máu オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ nang Chặn đứng cơn nôn khi đi tàu xe những nhìn nhận sai lầm của phật tử ส วรรณสามชาดก Di Thử bàn về hai cuộc kiết tập kinh V ไๆาา แากกา お仏壇 お供え お位牌とは 陈光别居士 nam phap khien chanh phap khong diet o thoi mat Nghệ thuật ăn trong chánh niệm 築地本願寺 盆踊り KINH mọi 簡単便利 僧侶派遣 神奈川 築地本願寺の年末恒例行事帰敬式 墓 購入 佛教教學 อธ ษฐานบารม Tết đến nói chuyệnmười hai con giáp Mat Tia hy vọng cho những người bị hói äºŒä ƒæ 必使淫心身心具断 uống Dây rún mẹ buộc đâu qua nổi định 唐安琪丝妍社 Bình Thuận Chuẩn bị xây dựng khu คนเก ยจคร าน 净土五经是哪五经 佛教書籍 七五三 大阪 荐拔功德殊胜行