Theo tấm bia khắc vào tháng 2 năm thứ 8 niên hiệu Chính Hòa 1687 thì chùa có thể xây dựng vào năm này, và đã qua nhiều lần sửa chữa để có thể tồn tại đến ngày nay
Chùa Tứ Kỳ

Theo tấm bia khắc vào tháng 2 năm thứ 8 niên hiệu Chính Hòa (1687) thì chùa có thể xây dựng vào năm này, và đã qua nhiều lần sửa chữa để có thể tồn tại đến ngày nay.
 
Chùa Tứ Kỳ còn có tên Linh Tiên tự thuộc thôn Tứ Kỳ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa năm 1995. Theo tấm bia khắc vào tháng 2 năm thứ 8 niên hiệu Chính Hòa (1687) thì chùa có thể xây dựng vào năm này, và đã qua nhiều lần sửa chữa để có thể tồn tại đến ngày nay. Chùa cũng là nơi hoạt động bí mật của cán bộ Đảng, chính quyền huyện xã trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Sư cụ Đàm Dần trụ trì chùa đã được chính phủ tặng thưởng huy chương kháng chiến.
Chùa được xây dựng trên một khu đất cao ráo về phía Đông Bắc làng, phía ngoài là tam quan, tiếp đến nhà bia, tiền đường, thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu và vườn tháp.

Tam quan xây 2 tầng nhìn ra quốc lộ 1A, qua khỏi tam quan đến 2 nhà bia kiểu phương đình chồng diêm, trong mỗi nhà có 1 tấm bia đá đặt trên lưng rùa.

Tòa tiền đường 5 gian 2 dĩ đầu hồi bít đốc tay ngai, vì kèo kết cấu chồng rường giá chiêng, mái phân thượng tứ - hạ tứ. Thượng điện là ngôi nhà 1 gian, nối liền với toà tiền đường kết cấu hình chữ Đinh. Nhà Tổ được làm theo kiểu đầu hồi bít đốc, kiến trúc đơn giản bằng những vật liệu mới do tu sửa năm 1993. Nhà Mẫu gồm 5 gian. Việc bài trí tượng thờ so với các chùa khác đơn giản hơn vì thiếu bộ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, Thập điện Diêm vương và tòa Cửu Long.

Sát tường hậu tiền đường, bên phải đặt tượng Thánh Hiền, bên trái là tượng Đức Ông, gần tượng Thánh Hiền là 1 quả chuông khá lớn có khắc chữ "Linh Tiên tự" đúc năm Thiệu Trị 1 (1841).

 




Tháp chuông chùa Tứ Kỳ


Tầng 2 chùa Tứ Kỳ


Hồng Chung Linh Tiên Tự


Tranh tượng trên vách kính tháp chuông chùa Tứ Kỳ


Góc nam chùa Tứ Kỳ




Dọc gian giữa thượng điện là hệ thống bệ thờ xây gạch, bày các bộ tượng: Quan Âm Nam Hải ở giữa, hai bên là 2 vị Bồ Tát, sau đó là bộ tượng A Di Đà tam tôn, trong cùng phía trên cao nhất là bộ tượng Tam thế.

Tường hậu là nhà thờ Mẫu, trên tòa thạch đống có tượng mà người ta đoán là Chánh vương Phủ Thị Nội Cung Tần họ Nguyễn, tên Diệu Tâm và các pho tượng Ngũ vị tôn ông, Quan Hoàng, Đức Thánh Trần. Tượng trong nhà Tổ đều thể hiện tư thế ngồi, khuôn mặt từ bi.

Đây là một ngôi chùa có cảnh đẹp ở phía tây nam thành phố nằm trong hệ thống di tích của Thủ đô. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa năm 1995.

Về Menu

chùa tứ kỳ chua tu ky tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

dem dao vao doi Những bài học của mẹ me 弥陀寺巷 dao phat buoc dau du nhap vao nhat ban thoi ky phi đạo phật bước đầu du nhập vào nhật トO duy trì tam bảo là làm cho đạo phật đi duy tri tam bao la lam cho dao phat di vao cuoc bệnh từ miệng vào benh tu mieng vao su họa từ miệng ra 8 3 đức đạt lai lạt ma nói về phật giáo dẫn vào thế giới văn học phật giáo thoi vao Phap ngu cua Thien Su Hu Van cuong luong tiep va phap hoa tam muoi kinh dan vao the gioi van hoc phat giao n ung nga 五戒十善 霊園 横浜 trà 仏壇 拝む 言い方 Làm thế nào để giảm lượng đường nhung dieu tuoi tre can biet khi buoc vao doi å tt huế lễ húy nhật tổ sư Đại chiếu ly những điều tuổi trẻ cần biết khi nỗi niềm tiến sĩ tinh Long An Chu a Thiên Châu tô chư c trai Mục tiêu và cách xử trí tiền đái tháo cau nguyen cho nguoi qua co the nao cho dung tien o 00 dai Chu ส วรรณสามชาดก chum anh ht thich duc chon luc sanh tien 墓参り Sữa có thật sự cần thiết cho chùm ảnh ht thích đức chơn lúc sanh thÕ tại sao đổi từ ấn độ giáo sang phật