Theo tấm bia khắc vào tháng 2 năm thứ 8 niên hiệu Chính Hòa 1687 thì chùa có thể xây dựng vào năm này, và đã qua nhiều lần sửa chữa để có thể tồn tại đến ngày nay
Chùa Tứ Kỳ

Theo tấm bia khắc vào tháng 2 năm thứ 8 niên hiệu Chính Hòa (1687) thì chùa có thể xây dựng vào năm này, và đã qua nhiều lần sửa chữa để có thể tồn tại đến ngày nay.
 
Chùa Tứ Kỳ còn có tên Linh Tiên tự thuộc thôn Tứ Kỳ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa năm 1995. Theo tấm bia khắc vào tháng 2 năm thứ 8 niên hiệu Chính Hòa (1687) thì chùa có thể xây dựng vào năm này, và đã qua nhiều lần sửa chữa để có thể tồn tại đến ngày nay. Chùa cũng là nơi hoạt động bí mật của cán bộ Đảng, chính quyền huyện xã trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Sư cụ Đàm Dần trụ trì chùa đã được chính phủ tặng thưởng huy chương kháng chiến.
Chùa được xây dựng trên một khu đất cao ráo về phía Đông Bắc làng, phía ngoài là tam quan, tiếp đến nhà bia, tiền đường, thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu và vườn tháp.

Tam quan xây 2 tầng nhìn ra quốc lộ 1A, qua khỏi tam quan đến 2 nhà bia kiểu phương đình chồng diêm, trong mỗi nhà có 1 tấm bia đá đặt trên lưng rùa.

Tòa tiền đường 5 gian 2 dĩ đầu hồi bít đốc tay ngai, vì kèo kết cấu chồng rường giá chiêng, mái phân thượng tứ - hạ tứ. Thượng điện là ngôi nhà 1 gian, nối liền với toà tiền đường kết cấu hình chữ Đinh. Nhà Tổ được làm theo kiểu đầu hồi bít đốc, kiến trúc đơn giản bằng những vật liệu mới do tu sửa năm 1993. Nhà Mẫu gồm 5 gian. Việc bài trí tượng thờ so với các chùa khác đơn giản hơn vì thiếu bộ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, Thập điện Diêm vương và tòa Cửu Long.

Sát tường hậu tiền đường, bên phải đặt tượng Thánh Hiền, bên trái là tượng Đức Ông, gần tượng Thánh Hiền là 1 quả chuông khá lớn có khắc chữ "Linh Tiên tự" đúc năm Thiệu Trị 1 (1841).

 




Tháp chuông chùa Tứ Kỳ


Tầng 2 chùa Tứ Kỳ


Hồng Chung Linh Tiên Tự


Tranh tượng trên vách kính tháp chuông chùa Tứ Kỳ


Góc nam chùa Tứ Kỳ




Dọc gian giữa thượng điện là hệ thống bệ thờ xây gạch, bày các bộ tượng: Quan Âm Nam Hải ở giữa, hai bên là 2 vị Bồ Tát, sau đó là bộ tượng A Di Đà tam tôn, trong cùng phía trên cao nhất là bộ tượng Tam thế.

Tường hậu là nhà thờ Mẫu, trên tòa thạch đống có tượng mà người ta đoán là Chánh vương Phủ Thị Nội Cung Tần họ Nguyễn, tên Diệu Tâm và các pho tượng Ngũ vị tôn ông, Quan Hoàng, Đức Thánh Trần. Tượng trong nhà Tổ đều thể hiện tư thế ngồi, khuôn mặt từ bi.

Đây là một ngôi chùa có cảnh đẹp ở phía tây nam thành phố nằm trong hệ thống di tích của Thủ đô. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa năm 1995.

Về Menu

chùa tứ kỳ chua tu ky tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

色登寺供养 随喜 Phượng tím nhạc phố chiều mưa 净土网络 biển ngua 必使淫心身心具断 仏壇のお手入れ用品 さいたま市 氷川神社 七五三 tuc 陧盤 Quảng ngữ của Quốc sư Tuệ Trung ở Nam 饒益眾生 曹洞宗総合研究センター 佛教蓮花 Lễ húy kỵ vua Cảnh Thịnh tại chùa Ï phat 鎌倉市 霊園 飞来寺 อธ ษฐานบารม 七五三 大阪 경전 종류 二哥丰功效 Lễ giỗ Tổ Tuệ Bích Phổ Giác lần 精霊供養 墓地の販売と購入の注意点 お墓参り Hành trang của người xuất gia Ðức 因地當中 Vì sao ung thư tuyến giáp ngày càng Phật giáo 墓石のお手入れ方法 佛教教學 Đồng Tháp Đại thọ bách tuế một vị อ ตาต จอส giã 佛教算中国传统文化吗 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 文殊 ÏÇ Kinh bát nhã イス坐禅のすすめ คนเก ยจคร าน 饿鬼 描写 Lưu giữ ký ức Tết cho con cháu 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 อธ ษฐานบารม 皈依是什么意思 Phật học Vườn Tâm trao giải Vượt 築地本願寺 盆踊り