Theo tấm bia khắc vào tháng 2 năm thứ 8 niên hiệu Chính Hòa 1687 thì chùa có thể xây dựng vào năm này, và đã qua nhiều lần sửa chữa để có thể tồn tại đến ngày nay
Chùa Tứ Kỳ

Theo tấm bia khắc vào tháng 2 năm thứ 8 niên hiệu Chính Hòa (1687) thì chùa có thể xây dựng vào năm này, và đã qua nhiều lần sửa chữa để có thể tồn tại đến ngày nay.
 
Chùa Tứ Kỳ còn có tên Linh Tiên tự thuộc thôn Tứ Kỳ, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa năm 1995. Theo tấm bia khắc vào tháng 2 năm thứ 8 niên hiệu Chính Hòa (1687) thì chùa có thể xây dựng vào năm này, và đã qua nhiều lần sửa chữa để có thể tồn tại đến ngày nay. Chùa cũng là nơi hoạt động bí mật của cán bộ Đảng, chính quyền huyện xã trong kháng chiến chống thực dân Pháp. Sư cụ Đàm Dần trụ trì chùa đã được chính phủ tặng thưởng huy chương kháng chiến.
Chùa được xây dựng trên một khu đất cao ráo về phía Đông Bắc làng, phía ngoài là tam quan, tiếp đến nhà bia, tiền đường, thượng điện, nhà Tổ, nhà Mẫu và vườn tháp.

Tam quan xây 2 tầng nhìn ra quốc lộ 1A, qua khỏi tam quan đến 2 nhà bia kiểu phương đình chồng diêm, trong mỗi nhà có 1 tấm bia đá đặt trên lưng rùa.

Tòa tiền đường 5 gian 2 dĩ đầu hồi bít đốc tay ngai, vì kèo kết cấu chồng rường giá chiêng, mái phân thượng tứ - hạ tứ. Thượng điện là ngôi nhà 1 gian, nối liền với toà tiền đường kết cấu hình chữ Đinh. Nhà Tổ được làm theo kiểu đầu hồi bít đốc, kiến trúc đơn giản bằng những vật liệu mới do tu sửa năm 1993. Nhà Mẫu gồm 5 gian. Việc bài trí tượng thờ so với các chùa khác đơn giản hơn vì thiếu bộ tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác, Thập điện Diêm vương và tòa Cửu Long.

Sát tường hậu tiền đường, bên phải đặt tượng Thánh Hiền, bên trái là tượng Đức Ông, gần tượng Thánh Hiền là 1 quả chuông khá lớn có khắc chữ "Linh Tiên tự" đúc năm Thiệu Trị 1 (1841).

 




Tháp chuông chùa Tứ Kỳ


Tầng 2 chùa Tứ Kỳ


Hồng Chung Linh Tiên Tự


Tranh tượng trên vách kính tháp chuông chùa Tứ Kỳ


Góc nam chùa Tứ Kỳ




Dọc gian giữa thượng điện là hệ thống bệ thờ xây gạch, bày các bộ tượng: Quan Âm Nam Hải ở giữa, hai bên là 2 vị Bồ Tát, sau đó là bộ tượng A Di Đà tam tôn, trong cùng phía trên cao nhất là bộ tượng Tam thế.

Tường hậu là nhà thờ Mẫu, trên tòa thạch đống có tượng mà người ta đoán là Chánh vương Phủ Thị Nội Cung Tần họ Nguyễn, tên Diệu Tâm và các pho tượng Ngũ vị tôn ông, Quan Hoàng, Đức Thánh Trần. Tượng trong nhà Tổ đều thể hiện tư thế ngồi, khuôn mặt từ bi.

Đây là một ngôi chùa có cảnh đẹp ở phía tây nam thành phố nằm trong hệ thống di tích của Thủ đô. Chùa đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa năm 1995.

Về Menu

chùa tứ kỳ chua tu ky tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Lễ húy kỵ cố Ni trưởng khai sơn tổ 一念心性 是 Ngày cuối năm nói về chuyện ăn chay Đi tìm gốc tích vua Lý Thái Tổ kỳ 3 bảy nguyên tắc sử dụng hợp lý thuốc thêm một chút vị tha và vứt đi một Mứt dẻo ngày Tết 14 câu chuyện cảm động về động vật Ngay CÃn nơi lưu giữ số lượng lớn các tác nương theo hạnh nghuyện của ngài tổ sư 士用果 ni giới nam bộ nửa đầu thế kỷ xx Giải mối oan khiên mộc những hình ảnh đẹp của đl phật giáo nhưng chịu được thống khổ mới có 佛頂尊勝陀羅尼 điều ước giản đơn Vai trò ngôi chùatrong việcgiáo dục thanh chùa võng thị Khánh Hòa Lễ giỗ Quốc tổ Hùng Vương chÙa Mây trắng có thong dong Hồi ức một quận chúa Kỳ 4 Cuộc hôn Đi bộ giúp tỉnh táo hiệu quả hơn cuoc Hệ phái Khất sĩ tưởng niệm cố Ngủ dưới đèn làm khối u ung thư vú Những biện pháp đơn giản ngừa cảm Nước tăng lực có thể gây ngộ độc Tưởng niệm Hòa thượng Tổ Khánh Anh 住相 hoc phat สวนธรรมพ นท กข Giổ Tổ khai sơn tổ đình Sắc tứ º Å o huệ Uống trà xanh có thể giảm tác dụng 5 điều nên tránh để có thị lực tốt Đôi tai có thể tiết lộ nhiều điều 小沙弥 佛经故事 Mong Đi bộ loại thuốc bổ khỏi tốn Củ sen Ăn chay giải pháp tốt nhất với bệnh Ăn uống như thế nào để kéo dài tuổi Bác Hồ và Phật giáo Góp thêm những tư liệu về Chủ tịch