Chùa tọa lạc ở số 28 đường Trần Phú, thành phố Nam Định Chùa được dựng vào thời Gia Long 1802 1820 Xưa chùa là nơi đón tiếp nhà vua và các quan văn võ đi kinh lý Chùa bị hư hỏng nhiều lần qua các cuộc chiến tranh Từ năm 1983 đến 1986, Hòa thượng trụ
Chùa Vọng Cung

Chùa tọa lạc ở số 28 đường Trần Phú, thành phố Nam Định. Chùa được dựng vào thời Gia Long (1802-1820). Xưa chùa là nơi đón tiếp nhà vua và các quan văn võ đi kinh lý. Chùa bị hư hỏng nhiều lần qua các cuộc chiến tranh. Từ năm 1983 đến 1986, Hòa thượng trụ trì Thích Thuận Đức đã tổ chức xây dựng lại ngôi chùa quy mô như ngày nay.  
Chánh điện được xây dựng rộng thoáng, bài trí tôn nghiêm. Chùa đang được tiếp tục mở rộng. Chùa hiện đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Nam Hà, là nơi đón tiếp hàng vạn Phật tử, du khách đến tham quan, chiêm bái hàng năm.

Chùa Vọng Cung nằm giữa phố phừờng sầm uất của thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định). Vào thời Gia Long (1802 - 1820), công trình đựơc xây cất để đón tiếp vua và các quan đi kinh lý. Năm 1950, nhà sư Thích Tâm Tri từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về Nam Định mở lớp Phật học và xin được tu tạo hành cung xưa thành ngôi chùa. Vì thế, chùa Vọng Cung có nét riêng không giống một ngôi chùa nào ở Việt Nam: chính điện có thể một lúc chứa hàng trăm người.
 

Ngôi chùa lớn trên khuôn viên rộng gần 3.000 m2 thu hút rất đông khách du lịch gần xa, cùng bà con trong vùng đến ngoạn cảnh, thắp hương, nhờ chùa Vọng Cung ở giữa phố Hà Huy Tập sầm uất, quả là hiếm quý ở thành phố Nam Định. Chùa lại có lai lịch cùng kiến trúc khác thường. Các tòa nhà hai tầng ngang dọc đã được sửa sang, tô điểm, với kiến trúc mái chồng diêm, đầu đao cong vút vốn là hành cung được xây cất vào thời Gia Long (1802 - 1820).

Xưa chùa là nơi đón tiếp nhà vua và các quan đi kinh lý. Năm 1950, nhà sư nổi tiếng Thích Tâm Tri, pháp danh Tuệ Lạng, từ chùa Quán Sứ (Hà Nội) về Nam Định mở lớp Phật học, xin được tu tạo hành cung xưa thành ngôi chùa. Từ năm 1983 - 1986, Hòa Thượng trụ trì Thích Thuận Đức đã tổ chức xây dựng lại ngôi chùa quy mô như ngày nay.

Trải nhiều thế hệ sư tổ, nay trụ trì là Hòa thượng Thích Tâm Thông, đã ngoại tám mươi. Nơi cửa thiền này được chính quyền giúp đỡ và dân thành phố góp công, góp của tu tạo, dần dà trở thành ngôi chùa lớn và một trung tâm đào tạo tăng ni.

Khách thăm qua hai cổng tả, hữu, đã gặp khoảng sân rộng, rợp bóng cây to và cây cảnh bôn-sai. Tĩnh mịch và xanh mát làm dịu lòng khách giữa nơi phố xá ồn ào. Cầu thang rộng đặt dưới mái hiên dẫn khách lên gác hai là chùa chính năm gian rộng (chẳng gặp ở bất cứ chùa nào trên đất nước).

Đại bái có thể chứa một lúc hàng trăm người thăm. Bàn thờ Phật trang nghiêm, u tĩnh đặt ở hậu cung hương khói ngày đêm. Tượng thờ sơn son thếp vàng, mang dấu ấn thời Nguyễn, kỹ lưỡng, mềm mại. Đẹp nhất là những pho Tam thế Tây phương: Thích Ca, Phổ Hiền, Văn Thù, A Nan, Ca Diếp, Cửu Long... Tầng dưới chùa là nhà tổ, nhà trai, bên cạnh nhà giảng rộng, đủ chỗ cho hai trăm sễ trẻ học kinh.

Nghệ thuật chạm, khắc gỗ điêu luyện thế kỷ 19 cũng để lại dấu ấn trên nhiều mảng kiến trúc và trang trí. Các tác phẩm điêu khắc không nhiều, nhưng lạ mắt. Đôi câu đối là hai tác phẩm độc đáo chạm lộng rồng nổi, thếp vàng trên toàn bề mặt, chữ thì đặt nổi trên hình. Hai bức cửa võng ở hậu cung, viền chạm trổ đôi rồng chầu mặt nguyệt; trong chạm "mai-điểu" với bố cục lạ mắt mà hài hòa.

Trong số những hiện vật, đồ thờ bằng đồng, đặc sắc là quả chuông lớn, điểm chuông sớm tinh mơ thì tiếng ngân vang tới ngoại thành.
 

Về Menu

chùa vọng cung chua vong cung tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

ï¾ ï½ khúc 西南卦 Cám ơn Mẹ hiền Quán Thế Âm Sự giác ngộ của đời tôi 盂蘭盆会 応慶寺 hanh phuc va phuoc duc trong thien quan 曹洞宗管長猊下 本 Chư tôn đức giáo phẩm tưởng niệm 念佛人多有福气 Chỉ 所住而生其心 唐安琪丝妍社 欲移動 僧秉 不可信汝心 汝心不可信 사념처 Tháng Giêng nhớ mẹ 离开娑婆世界 trÃƒÆ çŠ 彼岸 お疲れ様のし bun 菩提 錫杖 ï¾ 大乘方等经典有哪几部 既濟卦 hòa thượng thích pháp tràng 一仏両祖 読み方 ß van de hon nhan theo quan diem phat giao 佛子 忉利天 寺庙的素菜 百工斯為備 講座 กรรม รากศ พท Nuôi con bằng sữa mẹ giúp giảm nguy cơ 仏壇 通販 四念处的修行方法 惨重 佛说如幻三昧经 鼎卦 お仏壇 お手入れ 지장보살본원경 원문 Ngụ ngôn lá そうとうしゅう