Có ba biến cố lịch sử cao điểm và quan trọng của phong trào tranh đấu Phật Giáo năm 1963, đó là Cái chết của tám Phật tử đêm 8 5 1963 tại đài phát thanh Huế, cuộc tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức ngày 11 6 1963 tại Sài Gòn và chiến dịch
Chùm ảnh về sự kiện Bồ tát Thích Quảng Đức tự thiêu

Có ba biến cố lịch sử cao điểm và quan trọng của phong trào tranh đấu Phật Giáo năm 1963, đó là: Cái chết của tám Phật tử đêm 8/5/1963 tại đài phát thanh Huế, cuộc tự thiêu của Bồ tát Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 tại Sài Gòn và chiến dịch “nước lũ” tổng tấn công chùa chiền toàn quốc đêm 20 rạng ngày 21/ 8/1963. Chư tăng ni làm lễ tại chùa Phật Bửu Tự, do Hòa thượng Thích Minh Trực tổ chức, tại đường Cao Thắng, Quận 3 Sài Gòn.
Dưới đây là một số hình ảnh do phóng viên Malcome Browne, trưởng văn phòng đại diện AP tại Việt Nam chụp diễn tiến cuộc tự thiêu lịch sử của Hòa Thượng Thích Quảng Đức vào 10 giờ sáng ngày Chủ Nhật 11 tháng 6 năm 1963. Cùng có mặt tại hiện trường với Browne là David Halberstam lúc đó là phóng viên trẻ của báo The New York Times. Halberstam cùng nhận giải thưởng Pulitzer năm 1964 với Browne nhờ bài báo nói về sự kiện này.

 


 
Sau khi xong khóa lễ, chư tăng ni xuống đường trực chỉ đi về phía ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt.  Chiếc xe Austin của cư sĩ Trần Quang Thuận chở HT. Thích Quảng Đức (ngồi sau) và thầy Thích Trí Minh (ngồi trước) [theo lời thuật của HT. Thích Đức Nghiệp]

Tăng Ni vừa đi vừa niệm Phật, dân chúng và trẻ em hiếu kỳ đứng hai bên đường tiễn đưa
 
 

Đại Đức Thích Chơn Ngữ tưới xăng lên đầu và thân mình HT. Thích Quảng Đức. “Tay trái tôi xách thùng xăng, tay mặt tôi dìu Ngài bước ra xe và mời Ngài ngồi xuống. Ngài ngồi “Kiết Già” tay mặt đặt lên tay trái. Tôi cầm thùng xăng đáng lẽ tưới lên vai Ngài, nhưng vì hốt hoảng lo sợ mật vụ tới nên đã đổ xăng từ đầu Ngài trở xuống. Ngài mở hộp diêm rút 5, 6 que rồi quẹt mạnh. Lửa tức tốc bừng cháy đốt ngay thân xác Ngài như một pho tượng trong khi các tăng ni quỳ xuống vừa khóc vừa niệm: A Di Đà Phật.” (ĐĐ. Thích Chơn Ngữ thuật lại)

 

 

Hình số 2 (phía bên phải) trong loạt hình 9 tấm bên dưới được phóng lớn chỉ rõ Đại đức Thích Chân Ngữ đã để thùng xăng xuống cách Ngài khoảng một mét rồi bước vội về phía các Tăng Ni, để Ngài ngồi lại một mình trên vũng xăng lênh láng
 

 

Ảnh của Malcolm Browne đoạt giải World Press Photo năm 1963. Bức ảnh gây xúc động đến nỗi Tổng thống Mỹ lúc đó là John F. Kennedy phải thốt lên: “Không một bức ảnh thời sự nào trong lịch sử thế giới lại tạo ra nhiều cảm xúc như thế!” Mới đây, trong danh sách các ảnh thời sự vĩ đại nhất mọi thời đại, do báo New Statesman (Anh) công bố, bức ảnh này của Malcolm Browne được xếp thứ hai (bức ảnh phóng viên Nick Út chụp cô bé 9 tuổi Kim Phúc bị phỏng do bom napalm xếp đầu danh sách).

 

 

Lữa tiếp tục cháy. Can xăng bị nóng nên lật nghiêng. Tiếng niệm Phật rất não nùng thê thảm trong lúc ngọn lửa càng bốc cao, phủ kín cả người Ngài, nhưng Ngài vẫn ngồi vững như bàn thạch chấp hai tay trước ngực. (ĐĐ. Thích Chơn Ngữ kể tiếp)

 

“Sau 7 phút toàn thân Ngài ngã xuống nhưng hai tay vẫn còn chắp trên ngực. Xung quanh các tăng ni vừa bái lạy vừa khóc, vừa niệm Phật, nhưng có một người vẫn đứng thẳng như một trụ đá, không khóc, nét mặt rất đau thương đến độ trông rất lạnh lùng, chấp hai tay nhìn thẳng vào thân xác cháy đen của Ngài Quảng Đức, đó là Thượng tọa Thích Tâm Châu". [ĐĐ. Thích Chơn Ngữ thuật lại]

 


 


Cùng có mặt tại hiện trường với Browne là David Halberstam lúc đó là phóng viên trẻ của báo The New York Times. Halberstam cùng nhận giải thưởng Pulitzer năm 1964 với Browne nhờ bài báo nói về sự kiện này. Halberstam viết: “Tôi không muốn nhìn thấy cảnh đó thêm một lần nữa, một lần đã là quá đủ… Tôi đã quá sốc, không thể đưa ra bất cứ câu hỏi gì, thậm chí không thể nghĩ gì được. Khi ông ấy tự thiêu, ông ấy không hề cử động, không rên la, cái vẻ ngoài điềm tĩnh của ông trái ngược hẳn với đám đông nức nở xung quanh.” Trong ảnh: Hòa thượng đổ xuống đường trong ngọn lửa vẫn bùng cháy.

 

 

Lời thuật lại của những chứng nhân lịch sử hôm ấy như Hoà Thượng Thích Đức Nghiệp, cựu Đại Đức Thích Chơn Ngữ và cựu nhiếp anh gia Nguyễn Văn Thông đều thấy và kể lại rằng “Ngài mở hộp diêm rút 5, 6 que rồi quẹt mạnh”. Sự kiện này được chứng minh bởi chín tấm hình đen trắng bấm liên tục của thông tín viên Malcolm Browne chụp từ cùng một góc độ nhìn, lấy chiếc xe Austin làm nền hình, ghi lại khá chi tiết và trung thực diễn tiến động thái tự thiêu của HT. Thích Quảng Đức, đặc biệt trong một tấm hình (ảnh số 2), Đại Đức Chơn Ngữ đã bước đi ra xa về phía các chư Tăng Ni, để lại HT Quảng Đức một mình tìm cách tự quẹt diêm giữa vũng xăng lênh láng.

 


Malcolm Browne : 1931 – 2012

 

Malcolm Browne (1931-2012), phóng viên duy nhất của AP (Associates Press) có mặt tại ngã tư Phan Đình Phùng và Lê Văn Duyệt. Tấm hình mà Malcolm Browne chụp đã xuất hiện trên trang nhất toàn thế giới khiến Tòa Bạch Ốc rùng mình và TổngThống Kennedy đã phải ra lệnh tái lượng giá chính sách đối với Việt Nam và chỉ thị Đại Sứ Henry Cabot Lodge qua nhận nhiệm sở ở Sài Gòn. Ông Malcolm Browne mất vào Thứ Hai 27/8/2012 tại bệnh viện New Hampshire, thọ 81 tuổi.
 


 

Về Menu

chùm ảnh về sự kiện bồ tát thích quảng đức tự thiêu chum anh ve su kien bo tat thich quang duc tu thieu tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Hóa chất có thể làm giảm chỉ số IQ học chùa thiên quang 还愿怎么个还法 nen cung tat nien nhu the nao Người dịch sử thi Tây Nguyên 不空羂索心咒梵文 魔在佛教 佛說父母 Không hẳn lúc nào cũng là thuốc kháng chùa kim sơn Lại nói với giới luật nào cho người tu hành ï¾ già Luyện thở giảm stress đăng đàn thọ giới bồ tát cái chết Ăn xôi gấc đỏ để may mắn cả năm chùa giác ngạn À ÏÇ hải tung kinh dien tu bat kinh hay khong hãy trân trọng người bạn đang thương hanh hoai niem ve tuoi tho 二七日 bo kinh phat co nhat tai chua bo da duoc xep hang thập đại đệ tử ht tinh vân đời Đức Dalai Lama người có ảnh hưởng khổ đau và con đường quán niệm nguoi co cong phuc hung tong tinh do trong thoi CÒn can nho ki de song an nhien 空中生妙有 Mùa Vu lan của những yêu thương vẻ khái quát về ngũ uẩn vô ngã chua bong lai 华藏法门 所住而生其心 nhìn lại chính mình trong gương Thường Vô thường thích nhật từ ngoại cảm å 一吸一呼 是生命的节奏 cay kho heo moi la tothay xanh tuoi moi tot cuộc cách mạng từ bi