Sơn Thắng! Nơi chúng tôi bắtđầu đời sống của một Tăngsinh trong nếp một thiềnsinh. Nơi chúng tôi được trao truyền nguồn tri thức của pháp học và được tưới tẩm mảnh đất tâm của pháp hành. Nơi chúng tôi có chút duyên lành thừa hưởng đầy đủ cả hai phương diện: lý thuyết và thực hành, vật chất và tinh thần.

Chút tình cùng Sơn Thắng

Cổng Thiển Viện Sơn Thắng -Vĩnh Long
Sơn Thắng! Nơi chúng tôi bắt  đầu đời sống của một Tăng  sinh trong nếp một thiền  sinh. Nơi chúng tôi được trao truyền nguồn tri thức của pháp học và được tưới tẩm mảnh đất tâm của pháp hành. Nơi chúng tôi có chút duyên lành thừa hưởng đầy đủ cả hai phương diện: lý thuyết và thực hành, vật chất và tinh thần.

Âu cũng là điều tất yếu đối với một Tăng sĩ Phật giáo, tu sĩ học trò. Huống chi, Trường Trung cấp Phật học Vĩnh Long lại nằm trong khuôn viên thiền viện Sơn Thắng, mà phần nhiều những học Tăng của trường đều là chúng nội trú của thiền viện. Vừa học vừa tu, đương nhiên vậy!
Sơn Thắng! Một mái trường quá đỗi hiền hòa như sông nước Cửu Long êm đềm bồi đắp phù sa cho vườn cây xanh trái ngọt. Không ồn ào, không khoa trương, đã đành rồi, mà ngay cả những phong trào trường lớp, khuyến khích học hành cũng không. Không một tiếng động viên, không một lời khen thưởng cho những cá nhân đạt kết quả tốt trong học tập và thi cử. Ồ! Không tất cả mà có tất cả: một Sơn Thắng vững chãi, một Sơn Thắng thong dong, một Sơn Thắng đầy ắp những thâm tình thầy bạn.

Lạ! Sinh khí học đường không thiếu. Tăng sinh không xao lãng học hành. Trường học chính quy, nghiêm túc mà âm thầm, gần gũi như một lớp học gia giáo vậy.
Sơn Thắng! Nơi có bản thanh quy nghiêm ngặt dung hòa cả hai mặt: học đường và thiền viện. Thời khóa tu học tuy chặt chẽ sít sao nhưng không vì thế mà Sơn Thắng “khô khan” lão hóa. Sơn Thắng có đủ những tiếng nói tiếng cười tươi vui của tuổi học trò, của tu sĩ trẻ. Nghĩa là ngoài giờ học-tu- chấp tác, chúng tôi vẫn có thời gian cho những buổi thể dục thể thao, vui chơi giải trí. Nhưng mà… phải theo cách của Sơn Thắng.

Tức là thỉnh thoảng chúng tôi cũng được chơi đánh banh (nhưng không được đá banh) cho khỏe. Chơi để rèn luyện thân thể chứ không được tranh thắng bại hơn thua. Chơi mà hô hào lớn tiếng là bị quở liền. Chuyện đi đứng đàng hoàng, nói năng từ tốn lúc nào cũng phải ý tứ giữ gìn. Đừng ỷ rằng giờ nghỉ giải lao, rảnh rỗi, rồi tụm lại rôm rả nói cười, ca hát vô tư hay muốn làm gì thì làm.  Lạng quạng là bị “quỳ” không cần nhang mọi chỗ mọi nơi đấy!
Hồi khóa chúng tôi học cũng có dăm ba lần được coi ti vi, coi phim về đề tài Phật giáo.  Nhưng phải coi trong im lặng, không được bàn tán, lao xao. Dầu là vui chơi theo kiểu nhà chùa cũng phải trong giới hạn cho phép. Hầu như, chưa có trò tiêu khiển nào là trọn vẹn cả. Vì chơi chưa hết bàn thì đã có lệnh “thôi, nghỉ, giải tán”. Đang coi phim ngon trớn, chưa xong tập, chưa hết bộ thì có lệnh “ngưng, coi nhiêu đủ rồi”…

Và cứ thế, theo năm tháng, riết rồi cũng quen. Chúng tôi vào nếp từ lúc nào không hay nữa. Ấy vậy mà mãi tới sau này, khi ra trường rồi, có dịp tham học nhiều nơi, chúng tôi mới hiểu hết được tấm lòng Sơn Thắng và nhận ra giá trị của những ngày tháng sống ở nơi đây.
Cho nên, hễ khi gặp gỡ, liên lạc với nhau chúng tôi hay nhắc về Sơn Thắng thuở của mình. Nhắc để đừng quên mình lớn lên từ Sơn Thắng. Nhắc để chăn giữ mình xứng đáng là những người con của Sơn Thắng. Nhắc để  luôn ghi lòng tạc dạ “ơn giáo dưỡng” của chư tôn đức nơi này.
Vâng! Cũng trên lối về quê cũ ấy, Sơn Thắng đã nghiễm nhiên trở thành người bạn đồng hành thân thiết, nung đúc tinh thần, nâng đỡ bước chân non của chúng tôi. Để trong đôi lần nhìn lại, dường như Sơn Thắng không còn là nỗi nhớ đơn phương của những chiều mưa hạ hay thoáng bâng quơ bắt gặp cánh chim bằng. Cũng không phải là nỗi nhớ miên man trên dặm đường viễn xứ hay phút nao lòng rời rạc những khi có ai hỏi han, gợi nhắc một thời.
                                                                                                       Mùa an cư 2008

Tâm Chơn


Về Menu

Chút tình cùng Sơn Thắng

霊園 横浜 å 阿那律 佛教書籍 Bảo 金宝堂のお得な商品 Trung thu gợi nhớ mùa trăng cũ 白佛言 什么意思 Món ngon bổ dưỡng cho người ăn kiêng 忍四 경전 종류 Tượng đài Thái hậu Ỷ Lan Tôn vinh 一日善缘 さいたま市 氷川神社 七五三 Cung 文殊 皈依是什么意思 七五三 大阪 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 饿鬼 描写 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 簡単便利 戒名授与 水戸 ส วรรณสามชาดก tung 上座部佛教經典 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 ngung 宗教五寶 福生市永代供養 色登寺供养 随喜 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう phat 緣境發心 觀想書 천태종 대구동대사 도산스님 元代 僧人 功德碑 築地本願寺 盆踊り nguoi dan ba ke chuyen Người giảm cân cần lưu ý gì trong chế 必使淫心身心具断 thơm 每年四月初八 බ ද ධ න ස සත ก จกรรมทอดกฐ น 饒益眾生 度母观音 功能 使用方法 供灯的功德 イス坐禅のすすめ 净土网络 圆顿教 出家人戒律 五観の偈 曹洞宗