Sơn Thắng! Nơi chúng tôi bắtđầu đời sống của một Tăngsinh trong nếp một thiềnsinh. Nơi chúng tôi được trao truyền nguồn tri thức của pháp học và được tưới tẩm mảnh đất tâm của pháp hành. Nơi chúng tôi có chút duyên lành thừa hưởng đầy đủ cả hai phương diện: lý thuyết và thực hành, vật chất và tinh thần.

Chút tình cùng Sơn Thắng

Cổng Thiển Viện Sơn Thắng -Vĩnh Long
Sơn Thắng! Nơi chúng tôi bắt  đầu đời sống của một Tăng  sinh trong nếp một thiền  sinh. Nơi chúng tôi được trao truyền nguồn tri thức của pháp học và được tưới tẩm mảnh đất tâm của pháp hành. Nơi chúng tôi có chút duyên lành thừa hưởng đầy đủ cả hai phương diện: lý thuyết và thực hành, vật chất và tinh thần.

Âu cũng là điều tất yếu đối với một Tăng sĩ Phật giáo, tu sĩ học trò. Huống chi, Trường Trung cấp Phật học Vĩnh Long lại nằm trong khuôn viên thiền viện Sơn Thắng, mà phần nhiều những học Tăng của trường đều là chúng nội trú của thiền viện. Vừa học vừa tu, đương nhiên vậy!
Sơn Thắng! Một mái trường quá đỗi hiền hòa như sông nước Cửu Long êm đềm bồi đắp phù sa cho vườn cây xanh trái ngọt. Không ồn ào, không khoa trương, đã đành rồi, mà ngay cả những phong trào trường lớp, khuyến khích học hành cũng không. Không một tiếng động viên, không một lời khen thưởng cho những cá nhân đạt kết quả tốt trong học tập và thi cử. Ồ! Không tất cả mà có tất cả: một Sơn Thắng vững chãi, một Sơn Thắng thong dong, một Sơn Thắng đầy ắp những thâm tình thầy bạn.

Lạ! Sinh khí học đường không thiếu. Tăng sinh không xao lãng học hành. Trường học chính quy, nghiêm túc mà âm thầm, gần gũi như một lớp học gia giáo vậy.
Sơn Thắng! Nơi có bản thanh quy nghiêm ngặt dung hòa cả hai mặt: học đường và thiền viện. Thời khóa tu học tuy chặt chẽ sít sao nhưng không vì thế mà Sơn Thắng “khô khan” lão hóa. Sơn Thắng có đủ những tiếng nói tiếng cười tươi vui của tuổi học trò, của tu sĩ trẻ. Nghĩa là ngoài giờ học-tu- chấp tác, chúng tôi vẫn có thời gian cho những buổi thể dục thể thao, vui chơi giải trí. Nhưng mà… phải theo cách của Sơn Thắng.

Tức là thỉnh thoảng chúng tôi cũng được chơi đánh banh (nhưng không được đá banh) cho khỏe. Chơi để rèn luyện thân thể chứ không được tranh thắng bại hơn thua. Chơi mà hô hào lớn tiếng là bị quở liền. Chuyện đi đứng đàng hoàng, nói năng từ tốn lúc nào cũng phải ý tứ giữ gìn. Đừng ỷ rằng giờ nghỉ giải lao, rảnh rỗi, rồi tụm lại rôm rả nói cười, ca hát vô tư hay muốn làm gì thì làm.  Lạng quạng là bị “quỳ” không cần nhang mọi chỗ mọi nơi đấy!
Hồi khóa chúng tôi học cũng có dăm ba lần được coi ti vi, coi phim về đề tài Phật giáo.  Nhưng phải coi trong im lặng, không được bàn tán, lao xao. Dầu là vui chơi theo kiểu nhà chùa cũng phải trong giới hạn cho phép. Hầu như, chưa có trò tiêu khiển nào là trọn vẹn cả. Vì chơi chưa hết bàn thì đã có lệnh “thôi, nghỉ, giải tán”. Đang coi phim ngon trớn, chưa xong tập, chưa hết bộ thì có lệnh “ngưng, coi nhiêu đủ rồi”…

Và cứ thế, theo năm tháng, riết rồi cũng quen. Chúng tôi vào nếp từ lúc nào không hay nữa. Ấy vậy mà mãi tới sau này, khi ra trường rồi, có dịp tham học nhiều nơi, chúng tôi mới hiểu hết được tấm lòng Sơn Thắng và nhận ra giá trị của những ngày tháng sống ở nơi đây.
Cho nên, hễ khi gặp gỡ, liên lạc với nhau chúng tôi hay nhắc về Sơn Thắng thuở của mình. Nhắc để đừng quên mình lớn lên từ Sơn Thắng. Nhắc để chăn giữ mình xứng đáng là những người con của Sơn Thắng. Nhắc để  luôn ghi lòng tạc dạ “ơn giáo dưỡng” của chư tôn đức nơi này.
Vâng! Cũng trên lối về quê cũ ấy, Sơn Thắng đã nghiễm nhiên trở thành người bạn đồng hành thân thiết, nung đúc tinh thần, nâng đỡ bước chân non của chúng tôi. Để trong đôi lần nhìn lại, dường như Sơn Thắng không còn là nỗi nhớ đơn phương của những chiều mưa hạ hay thoáng bâng quơ bắt gặp cánh chim bằng. Cũng không phải là nỗi nhớ miên man trên dặm đường viễn xứ hay phút nao lòng rời rạc những khi có ai hỏi han, gợi nhắc một thời.
                                                                                                       Mùa an cư 2008

Tâm Chơn


Về Menu

Chút tình cùng Sơn Thắng

đa rahulata Gánh nặng của nghiệp 1 2 3 ta đi ăn chay hình ảnh người phật tử thuần dung nhin the gioi dao dien cï¾ ï½³ hoc do ma tu hay いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 rộng mở từ ái quan điểm của tôi mật 川井霊園 佛经讲 男女欲望 経å ประสบแต ความด song trong the gian voi phat phap 佛教教學 佛教書籍 TT Huế Tảo tháp Tổ sư Liễu Quán Hà nh HoẠ色登寺供养 随喜 市町村別寺院数順位 Thực hiện bộ phim tư liệu về cuộc 墓地の販売と購入の注意点 さいたま市 氷川神社 七五三 Viết cho anh người em yêu thương cham ngon va nam dieu luat cua gia dinh phat tu 忍四 của Ảnh hưởng của giới thương nhân vào tà di đà Mùng 1 Tết Nhà hàng chay Hoan Hỷ vẫn お墓参り お仏壇 お供え steve jobs dinh nghiep nhu nhung dau nguồn 蒋川鸣孔盈 元代 僧人 功德碑 お位牌とは äºŒä ƒæ 鎌倉市 霊園 Lịch sử kết tập kinh luật lần thứ trong hon nhan khong phan sai hay dung Bánh sa kê một món khai vị thuần chay 佛教算中国传统文化吗 hanh phuc that su cua nguoi tieu dung la gi Thiền có thể giúp ngăn ngừa các bệnh å オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ ト妥