“Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới” lần thứ XI diễn ra ở TP. HCM đã thành công tốt đẹp. Cho đến nay, hơn nửa tháng trôi qua, dư âm và hương vị ngọt ngào của nó, chuyện vui - chuyện buồn, vẫn còn đọng lại trong ký ức của những người tham gia, nhất là trong tâm trí chư Ni tham gia tổ chức.

	Chuyện bên lề Hội nghị Sakyadhita

Chuyện bên lề Hội nghị Sakyadhita

“Hội nghị Nữ giới Phật giáo thế giới” lần thứ XI diễn ra ở TP. HCM đã thành công tốt đẹp. Cho đến nay, hơn nửa tháng trôi qua, dư âm và hương vị ngọt ngào của nó, chuyện vui - chuyện buồn, vẫn còn đọng lại trong ký ức của những người tham gia, nhất là trong tâm trí chư Ni tham gia tổ chức.

Kể từ khi được thành lập, tuy là sự phát nguyện của một nhóm nhỏ những vị Ni sư đầy tâm huyết với con đường tu tập Phật giáo, với mong ước đơn sơ, tạo điều kiện cho nữ giới nói lên những điều họ quan tâm nhất và cho họ cơ hội phát biểu, nhưng những thành tựu mà Hội Sakyadhita đem lại cho nữ giới nói chung và nữ giới Phật giáo nói riêng là không nhỏ.Hội đã góp ngọn lửa để thổi bùng niềm đam mê tu Phật, góp phần thức tỉnh những người con gái của Phật hiểu được tiềm năng của mình. Theo lời Ni sư Karma Lekshe Tsomo, Chủ tịch Hội Sakyadhita, kết quả quan trọng nhất đó là sự phát triển không ngừng trong ý thức cố gắng vươn lên của Ni giới và tiềm năng đóng góp cho cộng đồng thật tuyệt vời của họ. Đây là một kết quả đáng tự hào của những bậc nữ lưu.

Hội nghị lần này diễn ra ở Việt Nam được Ni sư Karma Lekshe Tsomo đánh giá là thành công nhất so với 10 lần tổ chức trước đó. Tất cả mọi khâu tổ chức, các thành viên tham gia, từ người đứng đầu cho đến các tình nguyện viên, ai nấy đều gắng hết sức mình với tất cả niềm say mê công việc. Qua những ngày diễn ra hội nghị, người Việt Nam cũng đã thể hiện được với bạn bè quốc tế lòng hiếu khách của mình, giới thiệu những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, tất cả đã tạo nên dấu ấn tốt đẹp trong lòng những vị khách nước ngoài.

Với người Phật tử Việt Nam, đây là lần thứ hai, Việt Nam tổ chức Hội nghị Phật giáo mang tầm vóc quốc tế. Vì thế, chúng tôi luôn thấy niềm tự hào luôn phảng phất trên từng khuôn mặt, cho dù đang căng thẳng hay đang toát mồ hôi…

Đúng như mong ước ban đầu của Hội, những vị nữ giới Phật giáo Việt Nam nhân cơ hội này mà có được một “sân chơi” của mình. Họ đã tham gia và thể hiện với tất cả tài năng và niềm say mê qua những bài viết tham gia Hội thảo, những ý kiến đóng góp xây dựng,… Hội nghị cũng là cơ hội để giới Ni lưu có cơ hội cùng hợp tác với nhau, cùng làm nên việc lớn, để góp phần đưa hình ảnh của Ni giới Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Đó là điều làm hài lòng tất cả mọi người tham gia. Thành công của Hội nghị là thành công của Ni giới Việt Nam nói riêng và của Giáo hội Phật giáo Việt Nam nói chung, và của tất cả những ai quan tâm...

Tôi có cơ hội được dự khán Hội nghị, thấy sự nhiệt tình của chư Ni trẻ và cảm nhận rằng những vị Ni trẻ trong Ban tổ chức Hội nghị là những người đầu tiên góp ý tưởng và công sức cho Hội nghị này. Suy nghĩ như thế và tôi tìm cách tiếp cận họ. Tuy nhiên, do sự bận bịu của công việc của cả hai phía, chúng tôi chưa trò chuyện được với nhau. Khi công việc hoàn tất, người thì quay lại trường tiếp tục việc học, người thì quay lại với công việc Phật sự thường nhật của mình. Hình như cũng cảm nhận được sự nhiệt tình của tôi, sư cô Như Nguyệt và Huệ Đức đã sắp xếp thời gian đón tiếp. Sư cô Như Nguyệt là tiến sĩ Phật học tại trường Đại học New Delhi vừa mới tốt nghiệp và đã dành trọn thời gian gần một năm qua cho công việc chuẩn bị và tổ chức hội nghị này ở Việt Nam; còn Sư cô Huệ Đức hiện là Phó ban văn hóa của Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. Qua buổi trò chuyện với Như Nguyệt và Huệ Đức, tôi đã cảm nhận được nhiều điều về công việc của những con người này.

Vào khoảng năm 2000, nhân dịp Ni sư Karma Lekshe Tsomo đi thuyết giảng ở trường Đại học New Delhi, nhóm Ni sinh Việt Nam học ở đây đã đến nghe. Ấn tượng với những thân hình nhỏ nhắn nhưng rất năng động của nhóm Ni sinh Việt Nam, Ni sư đã tiếp xúc trò chuyện làm quen, rồi thân thiện với nhau từ đó, và cô đã mời họ tham gia Hội nghị lần thứ VI tổ chức tại Lumbini, Nepal. Vậy là 10 người đầu tiên của Tỳ kheo Ni Việt Nam tham gia, và tham gia đều đặn các hoạt động của Hội Sakyadhita. Mỗi lần tham gia thuyết trình ở các hội nghị, toàn bộ chi phí đều được Hội tài trợ.

Ni sư Karma Lekshe Tsomo nảy ý định tổ chức Hội nghị Ni giới Phật giáo ở Việt Nam bởi vì cô thấy Ni giới ở Việt Nam hiện nay đang phát triển khá mạnh. Ý tưởng đó đã được nhóm Ni sinh Việt Nam ở trường Đại học New Delhi đồng tình và ủng hộ. Đến năm 2006, Ni sư Karma Lekshe Tsomo chính thức đến Việt Nam đệ đơn lên các cấp chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt Nam để xin tổ chức Hội nghị và đã được chấp thuận.

Những người tham gia công tác chuẩn bị đã phải làm việc từ tháng 3 năm 2009. Từ công việc thủ tục hành chính để xin phép các cấp chính quyền và Giáo hội cho đến tuyển chọn người tham gia các Ban phục vụ hội nghị đều được tiến hành khẩn trương, rất năng nổ nhiệt tình, kẻ góp sức, người góp tài vật,…

Cảm nhận được ân tình của những lần tham gia Hội nghị ở nhiều nước khác nhau, lần này, về tổ chức ở “sân nhà”, nhóm Ni sinh Đại học Delhi đã tham gia nhiệt tình. Sư cô Như Nguyệt chịu khâu tổ chức nhân sự, giấy tờ; Huệ Đức lo khâu Văn hóa văn nghệ, Du lịch, Âm thanh ánh sáng; Viên Ngộ, thiền viện Viên Chiếu, chịu trách nhiệm tổ chức dịch thuật tất cả những tài liệu về Ni giới Việt Nam để giới thiệu đến đại hội, tham gia phiên dịch để hỗ trợ chư vị lãnh đạo đàm phán; Hương Nhũ phụ trách báo chí, truyền thông,… Trong những ngày diễn ra hội nghị, với sự tổ chức của Liễu Pháp, rất nhiều vị Ni sinh trẻ tham gia dịch thuật.

Họ hình thành nên nhưng ê kíp làm việc, cùng nhau chia sẻ những gian nan, khó khăn, tạo nên chiếc cầu nối giao lưu giữa những người trong nước với các vị khách nước ngoài. Công việc cứ thế trôi chảy, mồ hôi vẫn cứ lăn và niềm an lạc vẫn hiện trên từng nét mặt…

Tôi chưa có dịp trò chuyện cùng tất cả, không thể ghi nhận hết những công lao của họ, cũng như của tất cả những người tham gia, để chia sẻ với Phật tử quan tâm gần xa. Tuy nhiên, với những gì ít ỏi biết được, chúng ta cũng cảm nhận được những đóng góp của họ. Hy vọng, đó là nguồn tài năng kế cận, sẵn sàng kế thừa truyền thống của Ni giới Việt Nam để làm rạng danh giới Ni lưu nước nhà.

***

Bên cạnh những thành công vượt bật đó, Hội nghị vẫn để lại những trăn trở cho Ni giới và cho tất cả những ai quan tâm. Ở đây, chúng tôi tập trung vào hai vấn đề xin được chia sẻ.

Chủ trương của những người tổ chức, theo lời Ni sư Karma Lekshe Tsomo, Hội thảo Sakyadhita dành cho tất cả, nam, nữ Phật tử và chư Tăng Ni. Thế nhưng, hầu hết những bài tham luận là của nữ giới. Điều đó dễ dẫn đến cảm nhận khác rằng đây là sân chơi riêng của nữ giới. Thật sự, những đề tài hội thảo của Hội Sakyadhita xuyên suốt các kỳ hội nghị là chuyên về nữ giới và vấn đề bình đẳng giới. Thế nhưng, vấn đề đó là của toàn xã hội và tất nhiên không chỉ dành riêng cho nữ giới. Có thể, do công tác chuẩn bị thư mời các nhà học giả viết tham luận, mối giao lưu giữa Ban tổ chức với các nhà nghiên cứu Phật học chưa tốt,… cho nên đối tượng tham gia hội thảo chưa được đa dạng chăng (?) Điều này chưa thấy ai lý giải, nhưng chúng ta cần ghi nhận để những Hội nghị có đề tài về nữ giới được xã hội quan tâm nhiều hơn.

Nhìn chung, Hội nghị Ni giới Phật giáo thế giới chưa thật sự tạo được dấu ấn mạnh lên toàn bộ cộng đồng Ni giới Việt Nam. Bởi vì, hầu như sự kiện này chỉ được một bộ phận Ni giới và Phật tử ở thành phố Hồ Chí Minh quan tâm. Có thể do kinh nghiệm, hay thiếu phương tiện tuyên truyền, những thông tin về Hội nghị này không đến được với Ni giới và Phật tử trên cả nước. Hy vọng, những khiếm khuyết này sẽ được khắc phục trong những sự kiện văn hóa như thế này diễn ra trong những lần tới sẽ lôi kéo được nhiều người ở khắp mọi giới cùng tham gia.   

Thích Quảng Tuấn


Về Menu

Chuyện bên lề Hội nghị Sakyadhita

phÃÆt Phát hiện giải pháp mới trị mất ngủ thiền tay trang hoan trang tay sự Lá thư Xuân can lam gi khi nguoi dang hap hoi va vua moi qua chua Làm sao phòng bệnh tiểu đường ï¾ Làm sao phòng bệnh tiểu đường dung phi hoai cuoc song de di phan xet nhung sai truong Phòng chống bệnh cảm bằng thực phẩm ç Š Phố Hấp thụ đủ potassium để phòng đột Háºnh Mẹ ơi con xin lỗi toi oi mi me lam roi Canh nấm đông cô nhồi đậu phộng tươi nguyên TT Huế Trang nghiêm lễ Đại tường Chuyện Tám nhánh phong lan của ôn Già Bông cải xanh giúp phòng ngừa ung thư Đổ nghiệp Bốn cách đơn giản giúp phòng chống mất tin sac 抢罡 từng sợi tóc nhẹ nhàng rơi xuống Ăn chay theo phong cách Tây Tạng giữa Sài Ăn nhiều chất xơ để phòng tránh ung đàn vien ngoc minh chau Não QuẠThuốc lá điện tử làm suy giảm miễn diệu Thầy ï¾ ï¼ van de hon nhan theo quan diem phat giao gia tai thuc thu Mất trí nhớ ở phụ nữ nghiêm trọng Mật ong có tác dụng kháng khuẩn mạnh cung co hon 02 loi noi dau ngoại tôi lê Kính áp tròng có gây nguy hiểm cho mắt Kính áp tròng có gây nguy hiểm cho mắt khi chap tac hay lam phat su co phai la tu hay Ăn chay không thiếu chất như nhiều