Trong thế giới ẩm thực đa dạng của người Việt nói chung và người Hà thành nói riêng, có một thú vui tao nhã đang ngày càng được nhiều người quan tâm, tìm hiểu và thưởng thức,đó là các món ăn chay.

Cỗ chay Hà Nội - Nét văn hóa tâm linh người Việt

Trong thế giới ẩm thực đa dạng của người Việt nói chung và người Hà thành nói riêng, có một thú vui tao nhã đang ngày càng được nhiều người quan tâm, tìm hiểu và thưởng thức, đó là các món ăn chay.

  Khác với những năm trước đây, khi các phật tử chỉ ăn chay trong các dịp Lễ đặc biệt của Phật giáo như Lễ Thượng Nguyên, Lễ Phật đản hay Lễ Vu lan... ngày nay, nhiều thực khách tìm đến cỗ chay, cơm chay và yêu thích các món chay trong rất nhiều dịp khác và coi đó như một nét văn hóa, một cách hướng tới sự tinh tế không chỉ trong ẩm thực mà còn là cả sự thanh tịnh, an bình trong tâm hồn.   Theo các nghiên cứu, Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ trước công nguyên, các món ăn chay Việt Nam cũng bắt đầu có từ thời đó. Theo quan niệm Phật giáo, ăn chay là nuôi dưỡng pháp thiện, phát triển tình thương rộng lớn đối với con người và vạn vật, bởi thế, ăn chay cũng là một cách để biểu hiện lòng trân trọng sự sống. Qua thời gian, ăn chay ngày nay đã trở thành một nét văn hóa của nhiều vùng miền, trong đó có Hà Nội. Các món chay cũng ngày càng được tìm tòi để hướng tới cách chế biến công phu, ngon và đẹp mắt, khiến người thưởng thức luôn tìm thấy những cảm giác thú vị.   Nguyên liệu để làm các món chay tất cả đều từ các sản vật tự nhiên, sẵn có của mỗi vùng miền, nó đơn giản chỉ là rau trái trong vườn, dễ kiếm và rẻ tiền, ngoài ra, không thể thiếu các thứ đồ khô như các loại nấm, mộc nhĩ, măng rừng... Nhìn mâm cỗ chay thịnh soạn với đủ các món nem, giò chả, tôm bao bột, cá thu sốt, không ít thực khách ngỡ ngàng khi biết tất cả chỉ được chế biến từ phù trúc, đậu phụ, đậu xanh, nấm hương. Cỗ chay tùy loại có thể có từ 10,12 đến 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay, chúng ta dễ dàng nhận ra sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: màu đỏ của cà rốt là hành Hỏa, màu xanh của bí, mướp đắng là hành Mộc, màu đen của nấm hương, mộc nhĩ - ấy là hành Thổ, hạt sen tượng trưng cho hành Thủy và màu vàng của phù trúc là hành Kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.   Cỗ chay quan trọng nhất là cách chế biến. Tuy là cỗ giả mặn, nhưng nhìn mâm cỗ chay, chúng ta cũng thấy rõ nghệ thuật của người nấu và bày cỗ. Thực khách tìm đến các ngôi chùa nổi tiếng hay quán cơm chay để thưởng thức không gian văn hoá ẩm thực tĩnh lặng và những món ăn có hương vị lạ miệng, không lẫn với bất kỳ món ăn "trần tục" nào khác, mặc dù vẫn được gọi với những cái tên tương tự. Không chỉ đơn thuần là văn hóa ẩm thực, cỗ chay còn bao hàm cả giá trị của văn hóa tín ngưỡng, văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam.

Cuộc sống Việt - VTV


Về Menu

Cỗ chay Hà Nội Nét văn hóa tâm linh người Việt

đạo tay Những nén nhang không tắt æ ä½ å 梵僧又说 我们五人中 Tia hy vọng cho những người bị hói thiền tập của hệ phái khất sĩ ngày cẩm thạch ngôi chùa của sự tráng lệ 提等 モダン仏壇 tụng kinh cầu siêu thì có siêu được dao phat dao la con duong 白佛言 什么意思 曹洞宗青年联盟 æ trì 寺院 出家人戒律 Chá mai vào 借香问讯 是 me Thường 横浜 公園墓地 dai lễ phật ç Phiền Faux Meat for Very Real Seasons thien tri thuc nguoi dua ta vuot qua gio bui chu dai bi 山地剝 高島 白話 phần 2 テス bỏ 人生七苦 因无所住而生其心 diệu tach tầm Nhóm ngày vía phật a di đà soi gieo yêu thương 放下凡夫心 故事 thoát loi noi doi vo hai nen noi hay khong nen noi Món chay ngày mùng 1 Bún lứt xào nghệ ä½ æ 持咒 出冷汗