Trong thế giới ẩm thực đa dạng của người Việt nói chung và người Hà thành nói riêng, có một thú vui tao nhã đang ngày càng được nhiều người quan tâm, tìm hiểu và thưởng thức,đó là các món ăn chay.

Cỗ chay Hà Nội - Nét văn hóa tâm linh người Việt

Trong thế giới ẩm thực đa dạng của người Việt nói chung và người Hà thành nói riêng, có một thú vui tao nhã đang ngày càng được nhiều người quan tâm, tìm hiểu và thưởng thức, đó là các món ăn chay.

  Khác với những năm trước đây, khi các phật tử chỉ ăn chay trong các dịp Lễ đặc biệt của Phật giáo như Lễ Thượng Nguyên, Lễ Phật đản hay Lễ Vu lan... ngày nay, nhiều thực khách tìm đến cỗ chay, cơm chay và yêu thích các món chay trong rất nhiều dịp khác và coi đó như một nét văn hóa, một cách hướng tới sự tinh tế không chỉ trong ẩm thực mà còn là cả sự thanh tịnh, an bình trong tâm hồn.   Theo các nghiên cứu, Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ trước công nguyên, các món ăn chay Việt Nam cũng bắt đầu có từ thời đó. Theo quan niệm Phật giáo, ăn chay là nuôi dưỡng pháp thiện, phát triển tình thương rộng lớn đối với con người và vạn vật, bởi thế, ăn chay cũng là một cách để biểu hiện lòng trân trọng sự sống. Qua thời gian, ăn chay ngày nay đã trở thành một nét văn hóa của nhiều vùng miền, trong đó có Hà Nội. Các món chay cũng ngày càng được tìm tòi để hướng tới cách chế biến công phu, ngon và đẹp mắt, khiến người thưởng thức luôn tìm thấy những cảm giác thú vị.   Nguyên liệu để làm các món chay tất cả đều từ các sản vật tự nhiên, sẵn có của mỗi vùng miền, nó đơn giản chỉ là rau trái trong vườn, dễ kiếm và rẻ tiền, ngoài ra, không thể thiếu các thứ đồ khô như các loại nấm, mộc nhĩ, măng rừng... Nhìn mâm cỗ chay thịnh soạn với đủ các món nem, giò chả, tôm bao bột, cá thu sốt, không ít thực khách ngỡ ngàng khi biết tất cả chỉ được chế biến từ phù trúc, đậu phụ, đậu xanh, nấm hương. Cỗ chay tùy loại có thể có từ 10,12 đến 25 món. Điểm đặc biệt trên mâm cỗ chay, chúng ta dễ dàng nhận ra sự hiện diện của những màu sắc tượng trưng cho ngũ hành: màu đỏ của cà rốt là hành Hỏa, màu xanh của bí, mướp đắng là hành Mộc, màu đen của nấm hương, mộc nhĩ - ấy là hành Thổ, hạt sen tượng trưng cho hành Thủy và màu vàng của phù trúc là hành Kim. Ăn cơm chay là một cách hướng tới sự cân bằng, thanh thản trong tâm hồn.   Cỗ chay quan trọng nhất là cách chế biến. Tuy là cỗ giả mặn, nhưng nhìn mâm cỗ chay, chúng ta cũng thấy rõ nghệ thuật của người nấu và bày cỗ. Thực khách tìm đến các ngôi chùa nổi tiếng hay quán cơm chay để thưởng thức không gian văn hoá ẩm thực tĩnh lặng và những món ăn có hương vị lạ miệng, không lẫn với bất kỳ món ăn "trần tục" nào khác, mặc dù vẫn được gọi với những cái tên tương tự. Không chỉ đơn thuần là văn hóa ẩm thực, cỗ chay còn bao hàm cả giá trị của văn hóa tín ngưỡng, văn hóa tâm linh của dân tộc Việt Nam.

Cuộc sống Việt - VTV


Về Menu

Cỗ chay Hà Nội Nét văn hóa tâm linh người Việt

10 bài học về kỹ năng tự học từ 願力的故事 nhung bai hoc quy gia tu cuon sach cach song những bài học quý giá từ cuốn sách nhung bai hoc quy gia tu cuon sach cach song những thử thách của tăng già trong thế nhung thu thach cua tang gia trong the ky xxi day tre biet cho di テス bao giờ chúng ta ngừng kiếm tiền Giải thoát trong lòng tay hai tuong phat tren dinh nui duoc xac lap ky luc Tiếng nói của Phật pháp Đâu là nguyên nhân gây ra chứng hai tượng phật trên đỉnh núi được Vì sao vitamin A quan trọng với sức khỏe SPIRULINA Đầu năm du ngoạn nơi có tượng Phật Thung lũng linh lan HĐTS Đậu nành có thật sự giúp ngăn ngừa chuong iv vua a duc va dai thien chương iv vua a dục và đại thiên phát lÓ 霊園 横浜 phat giao va cuoc chinh bien 1 Cám ơn Mẹ hiền Quán Thế Âm giao loi chu a yên phu c long tro ng tô chư c cau chuyen ve bat nuoc cua ngai a nan tự tánh di đà 10 tiếp theo Thêm hai món chay vào thực đơn nhà bạn 7 nguyên tắc sống vui to Quen bÃƒÆ o 9 đoàn truyền giáo trong thời đại vua a yeu tự tánh di đà 5 Thuốc lá và những căn bệnh ung thư gây Chữa bệnh bằng trái tim và tâm linh Thói quen ăn uống thế nào để khỏe Cơm gạo lứt trộn nấm hoa thuong narada hay nho nhung viec can nho va quen nhung thu can hãy nhớ những việc cần nhớ và quên thiền một nét đẹp văn hóa học chung ta dang dan bo quen ngoi chua linh thieng chúng ta đang dần bỏ quên ngôi chùa linh Món