Từ ngàn xưa đến nay, tình yêu luôn là mối quan tâm của con người và ngàn năm sau vẫn vậy Tuy nhiên, yêu thương thế nào để có hạnh phúc dài lâu thì không phải người nào cũng hiểu Ngẫm những lời Phật dạy dưới đây có thể giúp bạn chọn cho mình một cuộc sốn
Có hiểu mới có thương

Từ ngàn xưa đến nay, tình yêu luôn là mối quan tâm của con người và ngàn năm sau vẫn vậy. Tuy nhiên, yêu thương thế nào để có hạnh phúc dài lâu thì không phải người nào cũng hiểu. Ngẫm những lời Phật dạy dưới đây có thể giúp bạn chọn cho mình một cuộc sống hạnh phúc.   “Có hiểu mới có thương”​

Phật dạy rằng: “Có hiểu mới có thương. Tình yêu phải được xây dựng trên cơ sở của sự hiểu biết”. Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ. Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc. Không hiểu, không thể thương yêu đích thực. Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu.

Mỗi con người đều có những nỗi niềm, những khổ đau, bức xúc riêng, nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời. Trong cõi đời này, nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau.

Chuyện đó vẫn thường xảy ra. Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ “đói” thương, “đói” hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó.

Phật dạy rằng: “Có hiểu mới có thương”.

Vậy nên, “có hiểu mới có thương” là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời. Hôn nhân có thể mở ra những con đường hoa hồng, nhưng cũng có thể mở ra cánh cửa tù ngục. Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận, nếu không muốn chọn án tù chung thân cho cuộc đời mình. Vì vậy, chọn người hiểu và thương mình – hãy nhớ – đó là nguyên tắc tìm người tri kỷ trong cuộc đời.
Phải đủ bốn yếu tố “từ, bi, hỉ, xả”

Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.

“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.

“Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.

Như vậy, “từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. “Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.

“Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.

“Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/ anh, em/ anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.

 
BBT Vườn hoa Phật giáo sưu tầm

Về Menu

có hiểu mới có thương co hieu moi co thuong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

行願品偈誦 イス坐禅のすすめ Húy kỵ Đệ nhất Tổ sư Sắc tứ Thiên ta di de lai gi khong lạm dụng caffeine có thể gây ra lo lắng 寺庙的素菜 giao các Nếu chiem nguong tuong phat bang vang nguyen khoi nang 淨空法師 李木源 著書 墓の片付け 魂の引き上げ phật giáo là trí tín chứ không mê tín 父母呼應勿緩 事例 tho va thien 建菩提塔的意义与功德 合葬墓 to 迴向偈 白骨观 危险性 ï¾ ï½ món ngon dimsum chay vẠ念佛人多有福气 tuoi tre va uoc mo 迴向 意思 Câu chuyện núi Bà 曹洞宗 梅花流 楽譜 Lễ tưởng niệm Tổ sư khai sơn chùa 即刻往生西方 tai sinh y nghia cua su giac ngo Sự giác ngộ dễ thương 金宝堂のお得な商品 đăng Đà Nẵng Tưởng niệm lần thứ 35 ngày đăklăk gđpt chùa liên trì tu bát quan 菩提 水子葬儀のお礼品とお祝いの方法 佛说如幻三昧经 Linh ứng hay nhiệm mầu å ç æžœ những bữa cơm muộn Thuyền xuân Các loại thực phẩm có lợi và hại cho 欲移動 nơi hoang vu phận người tieng りんの音色 thien