Từ ngàn xưa đến nay, tình yêu luôn là mối quan tâm của con người và ngàn năm sau vẫn vậy Tuy nhiên, yêu thương thế nào để có hạnh phúc dài lâu thì không phải người nào cũng hiểu Ngẫm những lời Phật dạy dưới đây có thể giúp bạn chọn cho mình một cuộc sốn
Có hiểu mới có thương

Từ ngàn xưa đến nay, tình yêu luôn là mối quan tâm của con người và ngàn năm sau vẫn vậy. Tuy nhiên, yêu thương thế nào để có hạnh phúc dài lâu thì không phải người nào cũng hiểu. Ngẫm những lời Phật dạy dưới đây có thể giúp bạn chọn cho mình một cuộc sống hạnh phúc.   “Có hiểu mới có thương”​

Phật dạy rằng: “Có hiểu mới có thương. Tình yêu phải được xây dựng trên cơ sở của sự hiểu biết”. Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ. Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc. Không hiểu, không thể thương yêu đích thực. Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu.

Mỗi con người đều có những nỗi niềm, những khổ đau, bức xúc riêng, nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời. Trong cõi đời này, nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau.

Chuyện đó vẫn thường xảy ra. Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ “đói” thương, “đói” hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó.

Phật dạy rằng: “Có hiểu mới có thương”.

Vậy nên, “có hiểu mới có thương” là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời. Hôn nhân có thể mở ra những con đường hoa hồng, nhưng cũng có thể mở ra cánh cửa tù ngục. Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận, nếu không muốn chọn án tù chung thân cho cuộc đời mình. Vì vậy, chọn người hiểu và thương mình – hãy nhớ – đó là nguyên tắc tìm người tri kỷ trong cuộc đời.
Phải đủ bốn yếu tố “từ, bi, hỉ, xả”

Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.

“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.

“Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.

Như vậy, “từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. “Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.

“Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.

“Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/ anh, em/ anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.

 
BBT Vườn hoa Phật giáo sưu tầm

Về Menu

có hiểu mới có thương co hieu moi co thuong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

陈光别居士 蘇東坡佛印禪師 Cái giá của người xa quê Món chay ngày Tết Mồng ไๆาา แากกา video sơ lược tiểu sử ht thích trí video so luoc tieu su ht thich tri tinh Mâm ngũ quả ngày xuân こころといのちの相談 浄土宗 元代 僧人 功德碑 äºŒä ƒæ Vì sao tôi ăn chay tinh chat dai thua trong phat giao viet nam Công 放下凡夫心 故事 Lịch sử kết tập kinh luật lần thứ สต 荐拔功德殊胜行 Vị thầy đức hạnh mẫu mực của Ni Nhớ ơi 佛頂尊勝陀羅尼 vì sao tôi theo đạo phật 12 nhà báo vi sao toi theo dao phat 12 nha bao hoang anh Dau nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới thích 五観の偈 曹洞宗 鎌倉市 霊園 墓地の販売と購入の注意点 Vitamin C có giúp ngăn ngừa bệnh cảm おりん 木魚のお取り寄せ Tạp GiÃƒÆ 佛经讲 男女欲望 每年四月初八 Viết về mẹ Vĩnh Phúc Tưởng niệm cố Đại lão Vitamin C có thể giúp giảm nguy cơ đột Visakha mẹ của Migara Vitamin dạng sủi có thể gây hỏng răng Vitamin D giúp ngăn ngừa ung thư Vitamin B1 dưỡng chất cần thiết cho cơ đức phật hiện thân của hòa bình 佛教教學 อธ ษฐานบารม vũ trụ động vo tinh tao nghiep 市町村別寺院数 trở thành một tu sĩ phật giáo vu tru dong 一日善缘