Mùa xuân luôn đem lạisự hồi sinh chomuôn vật; nhắc đếnmùa xuân người ta thường liên tưởng về sự trẻ trung, tươi đẹp và hạnh phúc. Nhưng mùa xuân đến với lứa tuổi từng trải còn là sự chiêm nghiệm, sự tự vấn về những gì được mất, thành bại trong kinh lịch cuộc đời.

	Có một chiều Xuân...

Có một chiều Xuân...

Mùa xuân luôn đem lại  sự hồi sinh cho  muôn vật; nhắc đến  mùa xuân người ta thường liên tưởng về sự trẻ trung, tươi đẹp và hạnh phúc. Nhưng mùa xuân đến với lứa tuổi từng trải còn là sự chiêm nghiệm, sự tự vấn về những gì được mất, thành bại trong kinh lịch cuộc đời.

Có thể cho mình thuộc vào lứa tuổi từng trải, điều này cũng không quá đối với một thanh niên có nhiều sự thăng trầm như tôi. Ba mươi lăm năm một chặng đường chưa đáng là bao so với một kiếp người  nhưng nó đủ cho một thế hệ lớn lên và trưởng thành. Trong suốt 35 năm kể từ khi cha mẹ cho làm kiếp người, tôi tự hỏi mình đã trải qua bao lần thăng trầm trong kinh lịch cuộc đời (!?). Với tôi, sự trưởng thành chưa hẳn là sự xác định độ tuổi hay đã làm được gì … mà sự trưởng thành còn là sự kiểm soát được những gì ta đang làm, ở đâu và khi nào. Cứ mỗi một mùa xuân, tôi thường ngồi nhìn lại mình để chiêm nghiệm về những gì thành bại, được mất trong suốt 365 ngày. Tuy tôi sinh ra trong một gia đình thiếu hạnh phúc nhưng cuộc sống đem lại cho tôi nhiều tình cảm từ thầy tổ, anh em và bạn bè. Đã 15 năm rồi, kể từ khi tham gia vào vòng xoáy cuộc đời, tôi chưa một lần nào về quê ăn tết cùng thầy tổ, huynh đệ dưới mái chùa đã gắn với tuổi thơ khi còn là một chú tiểu bi bô đọc tụng những bài kinh vỡ lòng. Bỗng dưng tôi thèm cái cảm giác tết quê quá chừng! Thuở ấy, cứ mỗi chiều 30 Tết, thầy tôi và những huynh đệ trong chùa vẫn còn tất bật trang hoàng cho năm mới sắp đến. Bữa cơm chiều cuối năm, tuy không thịnh soạn nhưng nó luôn là bữa cơm đặc biệt của ngày cuối năm. Hầu hết, thầy trò, huynh đệ đều tập trung về đông đủ. Trước khi cầm đũa, thầy tôi không quên điểm lại những điều đã làm trong năm, đồng thời khuyên dạy và nhắc nhở huynh đệ chúng tôi về những gì được mất, thành bại. Và, lần nào cũng thế, thầy đều quay sang tôi. Tiểu Vinh, năm nay con đã học được những gì rồi? Con có làm điều gì để mọi người phải buồn phiền không?... Dạ, bạch thầy con… Mười lăm mùa xuân đã trôi qua, thế nhưng mỗi mùa xuân sang tôi không bao giờ quên một chiều cuối năm của những ngày xuân thuở trước.

Chiều cuối năm, một ngày của năm cũ dần tàn; một thời khắc khiến ta cảm nhận rõ nhất về bước đi của thời gian. Cứ mỗi chiều xuân như thế, tôi lại dạo quanh khắp phố phường Sài Gòn, và cái cảm giác được nhìn Sài Gòn vào mỗi chiều cuối năm thật thích thú và thi vị kỳ lạ. Nếu bạn là người trú ngụ tại Sài Gòn hay vì “Tết này con không về” thì hãy ngắm nhìn Sài Gòn vào một chiều cuối năm để cảm nhận một thành phố ngàn hoa dễ thương và đáng yêu đến lạ lùng. Sài Gòn chiều cuối năm không còn là Sài Gòn như thể thường nhật với cảnh người xe tấp nập; người buôn kẻ bán tất bật quanh co trên mọi nẻo đường. Một Sài Gòn tĩnh lặng, tịch mịch hoang vu. Đôi lúc lại xuất hiện những giọt mưa diệu huyền mênh mang hay chút nắng hanh vàng rơi vào nơi vô định, hay những mùi thơm của các loài hoa dại đang âm thầm tỏa hương đâu đó, âm ba rung động cả hồn ta. Tìm một quán nước bên đường để ngồi một mình, nhìn lại với chính ta, lặng lẽ hồi tưởng về những đoạn đường đã qua, âm thầm ngẫm nghĩ về hành trình phía trước, để rồi từ đó ta nhìn thấy ta; để rồi từ đó những nỗi lòng được nở hoa.

Nghề báo - nghiệp văn khiến tôi đi nhiều nơi, viết về nhiều mảnh đời trong muôn ngàn cuộc sống; ghi lại nhiều khoảnh khắc của thiên nhiên và con người. Thế nhưng, để nhìn lại khoảnh khắc của đời mình, quả thật không đơn giản. Có lẽ, với tôi khoảnh khắc ấy chỉ thường bắt gặp vào những chiều cuối năm khi đất trời chuyển mình cho cây cỏ nở hoa. Và từ đó, tôi cũng “chuyển mình” để đón nhận một mùa xuân của riêng mình - một “Xuân đời” bất tận…

TÙY PHONG


Về Menu

Có một chiều Xuân...

hai mat trai 惨重 quan diem cua phat giao ve van de chuyen gioi æ å 간화선이란 hỏi hanh phuc トO 盂蘭盆会 応慶寺 七之佛九之佛相好大乘 ç æˆ 浙江奉化布袋和尚 mỗi บวช xin dung ca ngoi duc phat ma quen di giao phap 宗教信仰 不吃肉 8 cốc trà mỗi ngày tốt cho sức khỏe 念心經可以在房間嗎 Hồn hang nhìn thấu là trí huệ chân thật that ß 五重玄義 hon 100 ban tre phat nguyen quy y tam bao tai khoa น ทานชาดก 自悟得度先度人 宾州费城智开法师的庙 ẩm bệnh 禮佛大懺悔文 Tu Thiền 慈恩传 敕命玄奘法師充任上座 佛说如幻三昧经 四重恩是哪四重 トo Ấn Xử trí khi bị ngộ độc nấm BÃÆ ç¾ 永宁寺 大乘方等经典有哪几部 Thầy và trò buổi gặp gỡ đầu tiên 静坐 çŠ lùi å ç æžœ le tuong niem huy nhat lan thu 15 co dai lao ht NhÃ