Cần thấy rõ rằng, lễ quy y Tam bảo và trao truyền năm giới tuy được thực hiện chung nhưng kỳ thực đó là hai vấn đề khác biệt nhau Người quy y Tam bảo có thể chưa thọ giới hay thọ từ một đến hết cả năm giới Nên trong trường hợp quy y cho trẻ nhỏ thì chỉ
Có nên cho trẻ nhỏ quy y?

Cần thấy rõ rằng, lễ quy y Tam bảo và trao truyền năm giới tuy được thực hiện chung nhưng kỳ thực đó là hai vấn đề khác biệt nhau. Người quy y Tam bảo có thể chưa thọ giới hay thọ từ một đến hết cả năm giới. Nên trong trường hợp quy y cho trẻ nhỏ thì chỉ có quy y mà không thọ giới.
HỎI: Hiện tôi thấy nhiều bậc cha mẹ cho con cái quy y Tam bảo rất sớm, mới 1 hoặc 2 tuổi đã quy y. Tôi nghĩ, người quy y Tam bảo thì phải hiểu ý nghĩa quy y, phải hiểu về ngũ giới, mà trẻ em làm sao hiểu được điều đó? Và những bé quy y từ nhỏ, khi lớn lên hiểu biết về quy y Tam bảo cùng ngũ giới thì có cần quy y và phát nguyện giữ giới lại không?
(PHẠM LONG, long_p97@yahoo.com.vn)  
ĐÁP:

Bạn Phạm Long thân mến!

Vấn đề quy y Tam bảo cho trẻ nhỏ, thậm chí khi còn trong thai đã có từ thời Đức Phật. Kinh Trung bộ II (kinh Vương tử Bồ-đề, số 85) đã ghi lại chi tiết vấn đề này.

Theo kinh văn, lúc Thế Tôn sống giữa dân chúng Bhagga, tại Sunsumaragira, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển. Bấy giờ, vương tử Bồ-đề (Bodhi) có một ngôi lâu đài tên Kokanada dựng lên không bao lâu và chưa được một Sa-môn, một Bà-la-môn hay một hạng người nào ở cả. Rồi vương tử Bodhi gọi thanh niên Sanjikaputta đi đến chỗ Thế Tôn, mời Ngài ngày mai dùng cơm cùng với chúng Tỷ-kheo tại lâu đài Kokanada.

Thế Tôn nhận lời và ngày mai đi đến lâu đài của vương tử Bồ-đề thọ trai. Sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp, vương tử Bồ-đề đã nói: “Ôi, thật là Phật! Ôi, thật là Pháp! Ôi, thật là khéo thuyết pháp thay!” nhưng vương tử không nói thêm “Tôi quy y Tôn giả Gotama, quy y Pháp và quy y Tỷ-kheo Tăng” như thông thường đối với những người khác.

Thanh niên Sanjikaputta đã nhắc lại điều này, nhân đó, vương tử Bồ-đề đã giải thích cho Sanjikaputta rõ: “Này Sanjikaputta, chớ có nói như vậy! Này Sanjikaputta, chớ có nói như vậy! Này Sanjikaputta, mặt trước mặt đối diện với mẫu thân của ta, ta tự nghe như sau: Một thời, này Sanjikaputta, Thế Tôn trú ở Kosambi, tại tu viện Ghosita. Mẫu thân ta đang mang thai, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, mẫu thân ta bạch với Thế Tôn: ‘Bạch Thế Tôn, đứa con này của con, dù là con trai hay con gái, cũng xin quy y với Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận nó làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, nó trọn đời quy ngưỡng’. 

Lại một thời, này Sanjikaputta, Thế Tôn trú giữa dân chúng Bhagga, tại Sumsumaragira, rừng Bhesakala, vườn Lộc Uyển. Rồi người vú của ta, ẵm ta bên hông, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, người vú của ta bạch Thế Tôn: ‘Bạch Thế Tôn, vương tử Bồ-đề nay xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận vương tử này làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, xin trọn đời quy ngưỡng’. Và nay, này Sanjikaputta, lần thứ ba ta quy y Thế Tôn, quy y Pháp và quy y chúng Tỷ-kheo. Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng”.

Như vậy, quy y cho trẻ lúc còn mang thai hay khi còn thơ ấu là điều cần làm. Tuy bấy giờ trẻ chưa nhận thức mấy về ý nghĩa quy y nhưng gia đình đã gieo trồng được hạt giống lành vào tâm thức con trẻ đồng thời đứa trẻ cũng nhận được năng lượng bi mẫn gia hộ của Tam bảo. Sự kết nối và giao cảm tâm linh sơ khai ấy đã được Đức Phật chấp nhận.

Cần thấy rõ rằng, lễ quy y Tam bảo và trao truyền năm giới tuy được thực hiện chung nhưng kỳ thực đó là hai vấn đề khác biệt nhau. Người quy y Tam bảo có thể chưa thọ giới hay thọ từ một đến hết cả năm giới. Nên trong trường hợp quy y cho trẻ nhỏ thì chỉ có quy y mà không thọ giới. Và dĩ nhiên, sau khi đứa trẻ đó lớn lên trong sự gia hộ của Tam bảo, nhận thức được sự cao quý của giáo pháp, cần đối trước Tam bảo phát tâm quy y và nguyện giữ năm giới. Cũng giống như vương tử Bồ-đề, lúc còn trong bào thai đã được mẹ cho quy y, rồi tuổi thơ được cho quy y thêm lần nữa, khi trưởng thành nhận thức được giáo pháp, chính vương tử đã phát tâm quy y Tam bảo.

Chúc bạn tinh tấn!

 
BBT sưu tầm
Nguồn: giacngo.vn

Về Menu

có nên cho trẻ nhỏ quy y? co nen cho tre nho quy y tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

vi nu tien sy quy y cua phat de kham chua mien phi 浄土宗のお守り お守りグッズ Phụ nữ béo phì Ăn bông cải xanh để ngăn chặn ung thư suy nghi ve the ky moi cua nguoi tu phat いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 Sen hồng tháng Bảy สต 如闻天人 Ngạc nhiên vì điều trị tự kỷ Sen làng đã mọc 1 365 Kiểm soát ăn quá mức bằng liệu pháp 荐拔功德殊胜行 Sài Gòn mùa ngóng gió chiêm bao và ý nghĩa liên quan 5 tấn ở thái lan Có thể trị suy nhược tinh thần bằng thói chu hieu va dao hieu qua loi phat day phật giáo sau thời hai bà trưng 金剛經 chốn tổ kim huê Có nên cho trẻ sử dụng máy tính bảng chua thien tuong こころといのちの相談 浄土宗 chùa quảng đạt gia đình phật tử 香炉とお香 お位牌とは Chùa Viên Minh Cao Bằng những mỹ nhân nổi tiếng là phật tử tình 己が身にひき比べて chùa bảo tịnh nhung nhan dinh chua dung ve phat giao trong tac chùa địch lộng Chà おりん 木魚のお取り寄せ thanh dao theo tinh than thien tong cham soc nguoi benh co phuoc bau gi tịnh nghiệp đạo tràng an cư kiết hạ イイハナのお盆にぴったりの盆提灯 4 loại thực phẩm tốt cho tim mạch chuyện phật giáo Vui nào tạm bợ vui nào chân thật Bảo quản rau củ quả 繰り出し位牌 おしゃれ Äá chuyen vang ma theo quan diem phat giao 净地不是问了问了一看