Ở trong đời, này các Tỷ kheo, có thế pháp Thế pháp ấy Như Lai hoàn toàn chứng ngộ Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị
Có và Không đó là chuyện thế pháp

Ở trong đời, này các Tỷ kheo, có thế pháp. Thế pháp ấy Như Lai hoàn toàn chứng ngộ. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị...
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, dạy các Tỷ kheo:

Này các Tỷ kheo, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta. Này các Tỷ kheo, người nói pháp không tranh luận với bất cứ một ai ở đời.

Này các Tỷ kheo, cái gì người có trí ở đời chấp nhận là không, Ta cũng nói là không; cái gì người có trí ở đời chấp nhận là có, Ta cũng nói có.

Và này các Tỷ kheo, người có trí ở đời không chấp nhận sắc, thọ, tưởng, hành và thức là thường còn, không chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là không.

Này các Tỷ kheo, đây là cái gì người có trí ở đời chấp nhận là không, Ta cũng nói là không.

Này các Tỷ kheo, người có trí ở đời chấp nhận sắc, thọ, tưởng, hành và thức là vô thường, chịu sự biến hoại, thời Ta cũng nói là có vậy.

Này các Tỷ kheo, đây là cái gì người có trí ở đời chấp nhận là có, Ta cũng nói là có.

Ở trong đời, này các Tỷ kheo, có thế pháp. Thế pháp ấy Như Lai hoàn toàn chứng ngộ. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị.

Sắc thọ tưởng hành và thức, này các Tỷ kheo, là thế pháp. Thế pháp ấy Như Lai hoàn toàn chứng ngộ. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị. Và những ai, khi Như Lai tuyên bố, thuyết giảng, trình bày, xác chứng, khai thị như vậy, vẫn không biết, không thấy, với người ấy, Ta xem là phàm phu, mù lòa, không có mắt.

(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ III, chương 1, phẩm Hoa, phần Bông hoa [lược], Nxb Tôn Giáo, 2000, tr.249)

LỜI BÀN:

Thế Tôn tuyên thuyết giáo pháp dựa trên nền tảng tuệ giác mà Ngài đã chứng ngộ. Vì thế, giáo pháp không phải là sản phẩm của tư duy, thiên về luận lý như một học thuyết mà đơn thuần chỉ là những kinh nghiệm về con đường vượt thoát khổ đau, là trải nghiệm của người đã đi qua và đã chứng đạt.

Với tuệ giác giải thoát, vạn pháp đều bị chi phối bởi vô thường, là khổ và hoàn toàn vô ngã. Đó là một sự thật khách quan, là cái thấy biết và chứng tri của bậc Giác ngộ về các pháp. Vì thế, khi tuyên thuyết có và không, Thế Tôn vẫn giữ một lập trường duy nhất là năm uẩn đều không, vô thường và vô ngã.

Tất nhiên, đối với những ai đã từng chấp nhận có một tự ngã, cái tôi hay linh hồn trường cửu, bất biến thì tuyên bố về sự thật vô ngã của Thế Tôn quả là sấm sét. Nhưng không phải ai cũng có đủ duyên lành để có thể mở to đôi mắt trần thế nhìn thẳng vào sự thật, thấy rõ sự vận động tương tục không gián đoạn và tính chất duyên sinh của năm uẩn. Vì thế, ngoài những bậc trí còn lại đa phần chúng ta tuy có mắt mà như mù.

Có và không chỉ là thế pháp, vì thuận theo thế gian trong sự thật tương đối Thế Tôn có thể nói có và không nhưng cốt tủy của sự chứng tri vẫn là các pháp đều KHÔNG.

 
Trích lời Phật dạy trong kinh tạng Nikaya2
Quảng Tánh

Về Menu

có và không đó là chuyện thế pháp co va khong do la chuyen the phap tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

việt 散杖 Phát chùa Lào Tưởng niệm Đức Đệ nhất Pháp trẠhu về với yên tử nhân 709 năm phật hoàng chưa vua não 8 cách giúp bạn cai thuốc lá hiệu quả thiền sư người mỹ phillip kapleau thích ส มมาอาช วะ Lễ hội Ẩm thực chay Phong vị Huế thÃƒÆ Nên 4 điều cần làm khi phát hiện ung thư Trái việt quất giúp giảm nguy cơ hương ï¾ ï½ thiền sen cot nguong Người dịch sử thi Tây Nguyên Quan niệm Phật giáo về thiên đường Tương phâ Đại Nghĩa Tính tình tôi thay đổi Trà giao Chuyện Xin lỗi con vài ý nghĩ về việc dịch thuật những su kien quan trong nhat cuoc doi tẠn thap 五藏三摩地观 找到生命價值的書 建菩提塔的意义与功德 Châm cứu có phải là trị liệu hiệu ï¾å thiên 空寂 Chánh niệm giúp ngăn tái phát suy 淨空法師 李木源 著書 간화선이란 cuoc song da hien dai nhung xin dung hien dai Quốc sư Vạn Hạnh và Thăng Long day