Về vấn đề có nên xem ngày tốt, tránh ngày xấu cho việc bốc mộ hay cải táng không Theo quan điểm Phật giáo, một người khi đã xả bỏ báo thân, tứ đại thân thể vật chất gồm đất chất cứng, nước chất lỏng, gió chất khí và lửa nhiệt năng trả về cho tứ đại
Coi ngày tốt ngày xấu

Về vấn đề có nên xem ngày tốt, tránh ngày xấu cho việc bốc mộ hay cải táng không? Theo quan điểm Phật giáo, một người khi đã xả bỏ báo thân, tứ đại (thân thể vật chất gồm đất- chất cứng, nước- chất lỏng, gió- chất khí và lửa- nhiệt năng) trả về cho tứ đại, còn thần thức theo nghiệp tái sanh vào các cảnh giới tương ứng với nghiệp của chính họ.

HỎI:

Chúng tôi có một việc quan trọng là bốc mộ, di dời mộ phần (do giải tỏa nghĩa địa) nhưng chưa biết nên tiến hành vào lúc nào? Là những Phật tử, học và hiểu căn bản giáo lý, chúng tôi biết đạo Phật không có chủ trương xem ngày giờ tốt xấu trong mọi công việc.

Tuy vậy, trong gia đình mỗi người có một quan điểm khác nhau. Chúng tôi đến hỏi chư Tăng thì có vị dạy cần nên coi ngày giờ, có vị dạy theo Chánh kiến Phật giáo thì trước khi làm gì hệ trọng cần tụng kinh, trai giới, làm phước để cầu nguyện, xong hợp thời là làm, không cần coi ngày. Hiện chúng tôi rất phân vân, xin có lời chỉ dẫn để sống đúng với lời Phật dạy.

ĐÁP:
     
Đúng như các bạn đã nhận thức: “Đạo Phật không có chủ trương xem ngày giờ tốt xấu”. Tùy thuộc nghiệp nhân thiện hay ác nơi mỗi cá nhân đã làm trong quá khứ và hiện tại để tác thành nghiệp quả tốt hay xấu mà thôi. Bàng bạc trong kinh Phật và nhất là trong những lời dặn cuối cùng trước khi nhập Niết bàn, đức Phật đã khuyên dạy các đệ tử không nên tin tưởng và thực hành chuyện coi ngày, bói toán v.v… (kinh Di Giáo).

Vì thế, người Phật tử chánh tín Tam bảo thì không cần và không nên xem ngày giờ tốt xấu trong mọi công việc, chỉ tin chắc nhân quả-nghiệp báo và chuyên tâm cải thiện, chuyển hóa những nghiệp nhân xấu ác làm nền tảng cho mọi suy nghĩ, lời nói và hành động để thành tựu những nghiệp quả tốt đẹp trong hiện tại và vị lai.
     
Về vấn đề có nên xem ngày tốt, tránh ngày xấu cho việc bốc mộ hay cải táng không? Theo quan điểm Phật giáo, một người khi đã xả bỏ báo thân, tứ đại (thân thể vật chất gồm đất- chất cứng, nước- chất lỏng, gió- chất khí và lửa- nhiệt năng) trả về cho tứ đại, còn thần thức theo nghiệp tái sanh vào các cảnh giới tương ứng với nghiệp của chính họ.

Do vậy, hài cốt hay mộ phần thực chất chỉ là yếu tố “đất” trong tứ đại, đang trong quá trình phân hủy trở về với đất mà thôi. Nếu thần thức sau 49 ngày đã tái sanh theo nghiệp thì yếu tố địa đại nơi hài cốt chỉ là “đất” đơn thuần. Mặt khác, trong các trường hợp như: hiến xác cho khoa học, hỏa táng (đốt thi thể cháy thành tro bụi), thủy táng (đem thi thể thả trôi sông hoặc buộc vào đá cho chìm), lâm táng (đem thi thể quăng vào rừng), điểu táng (đem thi thể cho chim ăn) hay không táng (treo thi thể lên vách núi, cành cây) v.v… trong các quan niệm mai táng khác nhau thì vấn đề hài cốt hay mộ phần không có gì quan trọng (có thể xem như không bàn đến).

Như vậy, vấn đề hài cốt và mộ phần chỉ liên hệ đến địa táng (chôn thi thể vào lòng đất) gắn liền với các tập tục địa phương, tín ngưỡng dân gian của một bộ phận dân chúng mà thôi.  
   
 Tuy vậy, vấn đề coi ngày tốt xấu trong việc bốc mộ, dời mộ vốn đã ăn sâu vào tâm thức người Á Đông, nên cần phải cẩn trọng để tìm giải pháp “có tình, có lý” nhằm đem đến sự nhất quán, an ổn, hòa hợp cho mọi thành viên trong gia đình, dòng tộc. Trong trường hợp gia đình và dòng tộc của các bạn, nếu tất cả đều thâm tín, hiểu biết Phật pháp sâu sắc (chánh kiến) thì chỉ cần tụng kinh, làm phước để cầu nguyện, hồi hướng cho hương linh, sau đó việc bốc mộ sẽ tiến hành tùy duyên khi nào thuận lợi.

Nhưng trong trường hợp một vài thành viên trong gia đình cảm thấy không an tâm nếu không coi ngày tốt, tránh ngày xấu thì các bạn nên phương tiện vì an tâm cho họ mà coi ngày. Người Phật tử có chánh kiến phải xác định việc coi ngày tốt xấu chỉ là phương tiện nhằm giúp cho những người khác trong gia đình yên tâm đồng thời tránh sự ngộ nhận, bị đổ lỗi, gán tội do không “coi ngó, kiêng kỵ” về sau. Do vậy, khi các bạn tìm đến một vị thầy nhờ xem ngày tốt xấu để khởi sự bốc mộ, cải táng (nếu thầy coi cho) cố nhiên cũng coi với tinh thần phương tiện nhằm tạo sự yên tâm cho các bạn. Thực chất chẳng có ngày nào tốt và cũng không có ngày nào xấu cả; tốt hay xấu tùy người, tùy việc.  
   
 Bình tâm suy ngẫm, chánh tư duy, các bạn sẽ thấy rõ nếu coi ngày tốt để khởi sự làm việc dẫn đến kết quả tốt thì cần gì phải tạo phước, tu thân, tích đức. Nếu kết quả tốt đẹp trong mọi công việc chỉ nhờ vào coi ngày thì sẽ không phù hợp với tinh thần nhân quả-nghiệp báo, duyên khởi, một trong những giáo lý nền tảng của Phật giáo.

Khi đã hội đủ duyên, đủ phước thì làm việc gì cũng tốt đẹp và thành công. Ngược lại nếu thiếu duyên, thiếu phước thì dẫu nỗ lực đến mấy vẫn không thành tựu như ý. Do đó, quan  điểm “trước khi làm những việc hệ trọng cần tụng kinh, trai giới, làm phước để cầu nguyện, xong hợp thời là làm, không cần coi ngày” có thể nói đó là chánh kiến, là kim chỉ nam cho mọi hành động, việc làm của người Phật tử chánh tín.

     * Quảng Tánh - Huyền Ngu (Phật Pháp Bách Vấn, Tập 2)  

Về Menu

coi ngày tốt ngày xấu coi ngay tot ngay xau tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Luyện cảm nhận về tịnh độ tông luật lần thứ tư mục hắn Mùa Vu Lan nhìn lại chính mình loi day cua duc phat ve kho dau va hanh phuc khi bi nguoi khac hieu lam thi phai lam nhu the Lưu ý khi ăn gạo lứt muối mè tuổi trẻ với vấn đề giải thoát nhà lãnh đạo tôn giáo thế giới thích Bí quyết giảm nguy cơ đột quỵ lần vì sao phật giáo được bầu chọn là 水天需 niem tin va tri tue dem Hoa bằng lăng tháng Năm Tâm tình của Phật tử trong đêm Việt ly cong uan 13 triet li nhan sinh nhat dinh phai doc mot phai qua bao nhieu loi hua cho toi xin mot ve di tuoi tho Đôi bàn tay mẹ thien su nhat hanh ly giai moi quan he giua tam noi a y ta se de n Tự tứ ngày tập hợp giới thân huệ phúc 10 điều dạy con để có một gia đình nguoi than nen to chuc tang le nhu the nao de co trầm cảm ha tinh thong bao ve khoa tu mua he nam 2015 niệm phật bốn chữ hay sáu chữ nghĩ về mẹ nhân mùa vu lan Có duyên với Phật tìm hiểu về chữ hiếu trong đạo nho và Ngoài ấy lạnh 五痛五燒意思 Vỏ các loại quả chữa bệnh lội chốn hÓn quê VÃƒÆ ÃƒÆ neu mot ngay toi mat di nguoi yeu va ghet toi se Bún chay ngày rằm Mùa rơm vàng Bác sĩ trải nghiệm thiền cùng Đức ï½ ban ve van de an chay các thực phẩm chay đánh bật mùi