Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạo là nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn Trong đó, Chánh kiến tức nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp là chi phần quan yếu, có vị trí đứng đầu Chánh kiến,
Con đường đi đến thành tựu Chánh kiến

Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạo là nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn. Trong đó, Chánh kiến tức nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp là chi phần quan yếu, có vị trí đứng đầu (Chánh kiến, …, Chánh định). Nhận thức và quan điểm đúng Chánh pháp sẽ quyết định sự nghiệp tu hành luôn đúng với lời Phật dạy, không bị thiên lệch, thẳng đến giải thoát Niết-bàn.
 

Thời Thế Tôn còn tại thế, vẫn có một số ít Tỳ-kheo nhận thức sai Chánh pháp. May thay, các vị này được Thế Tôn nghiêm trách và chấn chỉnh kịp thời. Ngày nay, chúng ta tu học trong thời đại cách Phật lâu xa, Thánh tăng ngày càng ít, trong khi hầu hết là phàm và tạp tăng, cùng với sự nhận thức và diễn giải kinh pháp theo tư kiến chủ quan ngày càng gia tăng khiến cho người sơ học gần như lạc lối trong rừng giáo pháp, mỗi người nói một phách nên chẳng biết theo ai, khó phân định đúng sai, tà chánh. Hơn lúc nào hết, người tu Phật hiện nay cần bám sát những lời dạy của Thế Tôn được bảo tồn trong Kinh tạng để thiết lập và nêu cao Chánh kiến.

Chánh kiến tuy có nhiều tầng ý nghĩa, sâu cạn khác nhau nhưng căn bản vẫn là: Tin hiểu Nhân quả-Nghiệp báo; Tin sâu Bốn Thánh đế; Thấy rõ thực tính Duyên khởi-Vô thường-Vô ngã của vạn pháp; xác quyết Giới-Định-Tuệ là cốt tủy của mọi pháp hành nhân danh Đức Phật. Nên những nhận thức, quan điểm, phương pháp tu tập và hành đạo mà xa lìa những đặc điểm then chốt này sẽ lập tức rơi vào tà kiến, phi Chánh pháp.

Vấn đề đặt ra là mỗi người nên thiết lập Chánh kiến cho mình bằng cách nào? Văn-Tư-Tu là con đường làm cho tâm thông trí sáng. Nhân Giới sanh Định, nhân Định phát Tuệ hay tức Giới, tức Định, tức Tuệ cũng khiến vô minh diệt, minh sanh. Từ thức tri, tiến lên thắng tri và thành tựu liễu tri. Trong pháp thoại dưới đây, Thế Tôn đề xuất hai pháp “nhận lời dạy dỗ và suy nghĩ về Chỉ, Quán trong lòng” chính là “hai nhân, hai duyên khởi ra Chánh kiến”.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có hai nhân, hai duyên khởi ra Chánh kiến. Thế nào là hai? Nhận lời dạy dỗ và suy nghĩ về Chỉ, Quán trong lòng. Như thế, Tỳ-kheo đối hai nhân, hai duyên khởi ra Chánh kiến. Như vậy, này các Tỳ-kheo, nên học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm”.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm 15.Hữu vô, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.198)

Theo Thế Tôn, muốn thành tựu Chánh kiến trước hết phải “nhận lời dạy dỗ” cho tứ chúng. Giảng dạy cho người đi sau, cho Phật tử và cho tất cả mọi người biết Chánh pháp. Thật là sai lầm khi không ít Tăng Ni chúng ta ngày nay có xu hướng phó thác việc giảng dạy này cho các vị giáo thọ, giảng sư. Mà đúng ra, mỗi vị Tăng Ni và Phật tử đều phải là giáo thọ, giảng sư. Chư Tăng Ni hiện nay tụng niệm nhiều nhưng ít khi thuyết pháp, giảng dạy trong các khóa lễ.

Có thể chư vị biết mà không dạy nhưng cũng có thể không biết nhiều để dạy hay không nhận ra tầm quan trọng của việc giảng dạy giáo pháp. Nên Thế Tôn thật thâm thúy khi đưa ra nhân duyên “nhận lời dạy dỗ” này. Muốn dạy người thì trước hết tự thân mình phải học tập, nghiên tầm giáo pháp. Một khi đã có hiểu biết giáo pháp sâu sắc thì thiết lập được Chánh kiến. Nên giảng kinh, thuyết pháp, dạy người mà thực chất chính là xây dựng Chánh kiến cho mình.

Kế đến, muốn thành tựu Chánh kiến phải “suy nghĩ về Chỉ, Quán”. Tu tập thiền Định và thiền Tuệ, cách gọi khác của Chỉ Quán chính là cơ sở hình thành Chánh kiến. Nói rõ hơn là phải tu tập, thực hành giáo pháp thì Chánh kiến mới phát sinh. Tâm có định thì trí mới sáng, trí sáng tỏ rồi thì liền hết tà kiến, lầm mê.

Như vậy, theo lời dạy của Thế Tôn, mỗi người con Phật dù là xuất gia hay tại gia cần phải đầy đủ pháp Học và pháp Hành thì mới có thể thành tựu Chánh kiến. Phật giáo chúng ta tự hào có Tam tạng Kinh-Luật-Luận đồ sộ, minh triết bậc nhất, nhưng thực tế thì không phải ai tự nhận theo Phật cũng có Chánh kiến. Vấn đề là, liệu chúng ta có “nhận lời dạy dỗ và suy nghĩ về Chỉ, Quán” hay không?
 
i viết: "Con đường đi đến thành tựu Chánh kiến"
Quảng Tánh - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

con đường đi đến thành tựu chánh kiến con duong di den thanh tuu chanh kien tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Đại sư Kyabje Gelek Rinpoche viên tịch bu お墓参り いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 ç ƒæŒ ä¾ ä½ อธ ษฐานบารม 宗教与迷信是什么关系 ประสบแต ความด 僧伽吒經四偈繁體注音 Món nào tốt hơn lang nghe cai chen me thuyet phap 净地不是问了问了一看 墓地の販売と購入の注意点 二哥丰功效 quách tuấn du chuẩn bị tổ chức live bÊi Ăn nấm giúp giảm cân và huyết áp tử 必使淫心身心具断 Chánh niệm có lợi cho cả thân và tức giận và chịu đựng đạo phật giúp gì cho tình yêu đôi lứa Lễ tưởng niệm Tổ khai sơn chùa Sắc su anh huong cua phat giao trong tang le nguoi 経å Vài nét về hành trạng Đại lão 荐拔功德殊胜行 từ sự đản sanh của đức phật trả ไๆาา แากกา 五痛五燒意思 Là sen 己が身にひき比べて ngÒ ก จกรรมทอดกฐ น Hành thiền 梁皇忏法事 Nghệ thuật ăn trong chánh niệm å¾ Nghệ äºŒä ƒæ vầng BS Bùi Minh Đức trình làng sách Văn お位牌とは คนเก ยจคร าน おりん 木魚のお取り寄せ thang ngay yen a Tuyệt 净土五经是哪五经 Cà phê giúp giảm nguy cơ tiểu đường å 鄂城区佛教协会会长