Qua lời giảng dạy của Đức Thế Tôn, chúng ta phải ý thức được rằng, đời sống của mỗi người có hạnh phúc và thánh thiện hay không, không nằm ở sự nguyện cầu van xin, hay dựa dẫm vào một thế lực thần linh nào khác, hay ước vọng một sự che chở nào của thế lực
Con Đường Hướng Thượng

bên ngoài,
 

mà ở chính sự tu tập của chính mỗi người, nếu mỗi người biết tu tập chuyển hóa những nghiệp ác thành nghiệp thiện.

Con người sinh ra trên cuộc đời này, có người được sống an vui hạnh phúc, có người lại chịu nhiều khổ đau bất hạnh, thiết nghĩ tất cả sự đau khổ hay hạnh phúc đều có sự tác động mật thiết của ý nghĩ, lời nói và việc làm của mỗi người. Nếu ai biết thực hành những thiện pháp thì sẽ hưởng được đời sống an lành hạnh phúc, còn trái lại nếu thực hành những pháp bất thiện thì sẽ tự chuốt lấy khổ đau.

Như vậy, cuộc sống hạnh phúc hay đau khổ là do chính mình quyết định, chứ không phải một ai khác can thiệp vào. Điều này được minh chứng qua lời dạy minh triết của Bậc Giác Ngộ cách đây hơn hai nghìn năm trăm năm, lời dạy ấy được ghi lại trong kinh Tạp A Hàm thông qua cuộc đối thoại giữa Đức Thế Tôn và vua Ba Tư Nặc.
  Kinh ghi chép rằng, một ngày nọ khi Đức Thế Tôn trú tại Kỳ Viên Tịnh Xá, vua Ba Tư Nặc đến đảnh lễ bậc thầy tôn kính và thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Những vị Bà-la-môn sau khi chết sẽ tái sanh trở lại dòng họ Bà la môn hay tái sanh vào nhà Sát lợi, Tỳ xá, Thủ đà la? để trả lời cho vấn đề này, Đức Phật đã nêu ra bốn hạng người ở đời:

Thứ nhất, hạng người từ bóng tối đi vào bóng tối; thứ hai, hạng người từ bóng tối đi ra ánh sáng; thứ ba, hạng người từ ánh sáng đi vào bóng tối; thứ tư, hạng người từ ánh sáng đi vào ánh sáng. Bốn hạng người này được giải thích như sau:
  Thứ nhất: Hạng người từ bóng tối đi vào bóng tối   Có những người sanh vào nhà thuộc dòng họ thấp hèn, như sanh vào nhà Chiên-đà-la, nhà người săn bắn, bắt cá, làm đồ tre, nhà người kéo xe và những nhà làm nghề nghiệp thủ công hạ tiện khác; bần cùng, đoản mạng, hình thể tiều tụy mà lại sống theo hạnh nghiệp thấp kém, cũng lại bị người hạ tiện sai khiến. Đó gọi là sanh ra trong bóng tối.

Ở nơi bóng tối này, người ấy thân lại làm việc ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ điều ác. Vì những lý do này, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào ác xứ đọa lạc, rơi vào trong địa ngục. Giống như người từ bóng tối đi vào bóng tối, từ nhà xí đi vào nhà xí, lấy máu rửa máu, bỏ ác lấy ác. Người từ bóng tối đi vào bóng tối cũng lại như vậy, cho nên gọi là từ bóng tối đi vào bóng tối.
  Thứ hai: Hạng người từ bóng tối đi ra ánh sáng   Những người sanh vào gia đình thấp hèn cho đến bị người sai làm những điều hèn hạ. Như vậy gọi là sanh ra trong bóng tối. Nhưng người sống nơi bóng tối này, thân luôn làm việc lành, miệng thường nói lời lành, ý nghĩ đến điều lành; vì những lý do này, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được tái sanh vào đường lành, được hóa sanh cõi trời.

Ví như người từ đi kiệu lên cưỡi ngựa, từ cưỡi ngựa tiến lên cưỡi voi; người từ bóng tối đi ra ánh sáng cũng lại như vậy. Đó gọi là hạng người từ bóng tối đi ra ánh sáng.
  Thứ ba: Hạng người từ ánh sáng đi vào bóng tối   Có người hiện đời sanh vào những gia đình giàu sang khoái lạc thuộc dòng họ Sát-đế-lợi, dòng họ Bà-la-môn, dòng họ Trưởng giả, cũng như sanh vào những gia đình giàu có khoái lạc khác, có nhiều tiền bạc, của cải, nô tỳ, người sai khiến, thường nhóm họp quyến thuộc, thân tướng đoan chánh, thông minh trí tuệ. Đó gọi là sinh ra từ ánh sáng. Nhưng từ nơi ánh sáng này, thân người ấy lại luôn làm điều ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ điều ác.

Vì lý do này, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào đường ác, rơi vào trong địa ngục. Giống như có người từ lầu cao, xuống cưỡi voi lớn, từ voi lớn xuống cưỡi ngựa, từ cưỡi ngựa xuống đi xe, từ xe xuống ngồi giường, từ giường bước xuống đất, từ đất rơi xuống hầm hố. Người từ ánh sáng đi vào bóng tối lại cũng như vậy.
  Thứ tư: Hạng người từ ánh sáng đi vào ánh sáng   Có người sanh vào nhà giàu sang vui vẻ,... cho đến hình tướng đoan nghiêm. Đây gọi là sanh ra từ ánh sáng. Từ nơi ánh sáng này, người ấy thân luôn làm việc lành, miệng nói lời lành, ý nghĩ điều lành. Vì lý do này, sau khi thân hoại mạng chung, được tái sanh vào đường lành, được hóa thân vào cõi trời. Giống như có người từ lầu quán đến lầu quán;... cho đến từ giường đến giường; hạng người từ ánh sáng đi vào ánh sáng cũng lại như vậy. Đó gọi là từ ánh sáng đi vào ánh sáng. [1]   Từ dẫn chứng của kinh văn, chúng ta có thể nhận biết nơi an trú của chính mình. Nghĩa là, chúng ta tự biết rõ nhất về hành nghiệp của chính mình, mình đang đi trong bóng đêm, hay đi trong ánh sáng. Bên cạnh đó, mỗi người cũng tự biết rằng, đời sống của chúng ta ở hiện tại cũng như vị lai là do chính mình quyết định.

Hay nói cách khác, đời sống thanh cao hay hạ liệt của mỗi người đều do nghiệp của chính họ tạo tác ra, thông qua sự huân tập hằng ngày của ý thức, lời nói và việc làm. "Các loài hữu tình vừa là chủ nhân của nghiệp (kamma), vừa là kế thừa nghiệp, nghiệp là thai tạng từ đó họ sinh ra, họ là quyến thuộc của nghiệp, vừa là cư trú trong nghiệp của mình. Nghiệp phân chia các loài hữu tình thành các hạng hạ liệt và ưu thắng".

(Thích Minh Châu, Trung Bộ kinh tập III-481, VNCPHVN –2001) Nhưng trong Phật giáo ý thức luôn là chi phần đầu có tác dụng đưa đẩy làm sinh khởi hành động và lời nói. Chính vì thế, chúng ta cần thanh lọc và chuyển hóa những tâm thức bất thiện, luôn tưới tẩm hạt giống thiện, để hạnh phúc có mặt trong ta, quanh ta ngay trong đời sống này.
  Ngoài ra, qua lời giảng dạy của Đức Thế Tôn, chúng ta phải ý thức được rằng, đời sống của mỗi người có hạnh phúc và thánh thiện hay không, không nằm ở sự nguyện cầu van xin, hay dựa dẫm vào một thế lực thần linh nào khác, hay ước vọng một sự che chở nào của thế lực bên ngoài, mà ở chính sự tu tập của chính mỗi người, nếu mỗi người biết tu tập chuyển hóa những nghiệp ác thành nghiệp thiện.
Vì, nghiệp quyết định vận mệnh hiện tại của mỗi người và nghiệp cũng làm thay đổi vận mệnh hiện tại của con người và quyết định vận mệnh tương lai của người ấy, và nên ghi nhớ rằng: Không phải do sinh trưởng mà một người trở nên cao quý hay hạ tiện, mà do nghiệp hay hành động có tác ý khiến người ấy trở nên cao quý hay hạ tiện.

Quan điểm này của Đức Phật cho thấy cái nhìn mới mẻ của Ngài về con người và giá trị của con người, hơn hết là giá trị về một con đường hướng thượng. Như vậy, con đường hướng thượng, là con đường tu tập chuyển hóa những nghiệp nhân bất thiện, hướng đến sự đoạn tận khổ đau, đạt đến quả vị giải thoát. Con đường hướng thượng ấy, mỗi người là chủ nhân của chính mình và phải tự mình cất bước.
  Virginia Beach 10.06.2012   Thích Chúc Đại     [1] Tạp A Hàm Kinh, quyển 42, kinh số 1146, Đại chánh tạng 02,trang 304,dòng 27.   Biệt dịch Tạp A Hàm kinh, quyển 4, kinh 69, Đại chánh tạng 02, trang 398,dòng 1a-8c.   Tham khảo bản Việt dịch: Thích Đức Thắng, Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ, Kinh Tạp A Hàm,quyển 42,   Kinh 1146 – kinh Sáng Tối.  

Về Menu

con đường hướng thượng con duong huong thuong tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

xem tivi nhiều gây hại cho não bộ Về Chánh niệm Hình 簡単便利 戒名授与 水戸 suy ngẫm về câu chuyện đức phật và suy ngam ve cau chuyen duc phat va hat cai tre nho no nuc den chua gieo hat tu tam 1 trẻ nhỏ nô nức đến chùa gieo hạt 四重恩是哪四重 Vu lan nhớ má chất liệu làm nên ngành nghệ thuật hát คนเก ยจคร าน 市町村別寺院数順位 ý nghĩa đàn dược sư thất châu y nghia dan duoc su that chau hoa thuong thich duc nhuan 1897 りんの音色 Có thật là có những loại súp trị bệnh âm có thật không 元代 僧人 功德碑 phản 四比丘 Trẻ tinh khôn lớn lên sẽ ăn chay オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ 梁皇忏法事 Ý thức ăn chay trong đại chúng và lý Nấu åº Lễ huý nhật lần thứ 20 Đại lão Mẹ tiểu đường Lo lắng làm mất ngủ hay mất ngủ gây 曹村村 Đậu nành có thật sự giúp ngăn ngừa Chuyện thiền sư thi sỹ thật thà nổi Đạm thực vật giúp no lâu hơn đạm Bí quyết nấu chè đỗ đen thật nhừ 迴向 意思 Sanh tử sự đại 五戒十善 上座部佛教經典 Ý nghĩa Duy ngã độc tôn ph穩a cầu nguyện sám hối chân thật chính là Có thật là uống nhiều nước tăng lực Nỗi niềm về mẹ cau nguyen sam hoi chan that chinh la chuyen Có thể nhiễm độc thủy ngân từ 霊園 横浜 Nhà giáo Trần Phương Lan đã ra đi 墓の片付け 魂の引き上げ