Mấy tháng nay, chùa Phật Đà vắng mặt cặp vợ chồng thuần thành dễ mến Mỗi chủ nhật, không thấy bóng dáng người phụ trách nấu nước pha trà, cúng dường Phật sống Nhưng không vì sự vắng mặt này, mà khu hội trường Thanh Lương mất sinh khí náo nức, nhộn nhịp
Còn Duyên Là Còn Của Mình

Mấy tháng nay, chùa Phật Đà vắng mặt cặp vợ chồng thuần thành dễ mến. Mỗi chủ nhật, không thấy bóng dáng người phụ trách nấu nước pha trà, cúng dường Phật sống.  Nhưng không vì sự vắng mặt này, mà khu hội trường Thanh Lương mất sinh khí náo nức, nhộn nhịp. Đặc biệt là sau thời kinh sám hối trên chánh điện, đúng giờ ngọ, mọi người đều tề tựu về Hội trường để giải quyết vấn đề sanh tử là cái bao tử, kể cả Thầy trụ trì.
Đang ăn, ở một góc hội trường, có người xầm xì về sự vắng mặt của ông thiện nam. Họ suy đoán chắc người này chán nản, buồn đời, tìm niềm vui mới. Một ông khác, còn quả quyết, tao mới thấy nó tuần trước ở Vũng Tàu kìa. Nó ca hát um xùm ở bên đó nữa.

Bên hông hội trường, có mấy bà xấu miệng, vô chùa thường xuyên, toàn là ăn chay trường, không bao giờ đụng tới mấm muối, mà phát ngôn độc địa:

- Con nhỏ đó mà tu cái nổi gì. Nó vô đây làm bộ làm tịch như tu dữ dội, chớ về nhà, nó chữi chồng như chữi con.

Một cô gái khác, mặt mày sáng sủa, đượm chút hiền từ, nghiêm mặt thông dịch, "người ta thấy bả đang ở Việt nam tìm người lý tưởng, để tối lửa tắt đèn, phòng thân trong lúc bóng ngã chiều tà".

Thế là, mạnh ai nấy đổ dầu, mạnh nhóm nào nấy đổ xăng, mạnh mọi người đổ những thứ dơ bẩn vào cặp vợ chồng đầu tắt mặt tối, đi làm chết cha chết tổ này. Quả thật, mùa xuân đang êm đềm dịu mát, mùa thu đẹp đẽ long lanh, tự nhiên mưa gió bão bùng kéo đến gia đình hạnh phúc trăm năm này. Ai nghe mà không khỏi chạnh lòng?

Còn phần ông anh rễ mới độc chứ. Luôn nghe những chuyện động trời như thế, thậm chí đứng kế bên nghe người ta nói về gia đình em mình, mà không phản ứng gì hết. Chắc cở này, ổng tu cao đến mức thượng thừa rồi, thành thử trình độ thính thị nghe như chẳng nghe. Chỉ biết nhìn, im lặng, rồi mỉm cười. Nhưng thời gian trôi qua không bao lâu, rốt cuộc, tôi mới biết sự thật.

Vốn là 2 vợ chồng này đi tìm mua nhà mới. Đã mua và ổn định rồi. Nghe nói cũng sang trọng lắm. Khu vực an toàn, quang cảnh đẹp đẻ. Bởi là khu mới phát triển, nhà rộng rãi, thoáng mát, thích hợp cho những thành phần trẻ, còn sức để quyét dọn, cắt cỏ, xúc hồ bơi, hút bụi.

Người xưa có câu: "ba lần dọn nhà bằng một lần cháy nhà". Cái cực khổ của dọn nhà, ai từng trải qua mới thấm thía, có khi nhức mình, nhiễm bịnh cả tuần lễ".

Thì ra, mấy tháng nay không đi chùa là vì phải đi coi mua nhà. Có khi cả gia đình đồng ý, thích thú rồi, nhưng còn phải chờ 'ông anh rễ phong thuỷ', mang 'la bàn, bát quái', đến để bày binh bố trận, bấm tay, xem hướng. Tính tuổi gia chủ kỷ lưỡng, coi tuổi gia đình chu đáo, phải thật hạp mới đuợc mua. Nghe đâu, ông anh rễ này, gốc ở Núi Sam-Châu Đốc.

Khi xưa có tu luyện ở khu Tà Lơn Thất Sơn. Nhờ ăn ở hết lòng với sư phụ, được sư phụ thương tình, truyền trao bí-kíp võ lâm, chút ít bửu bối để giúp đời và kiếm ăn luôn thể. Sau khi xuống núi 'thế thiên hành đạo' lần hồi trôi dật ra tới Vũng Tàu, rồi gặp cô thân chủ, tin phong thuỷ, tướng số. Lâu ngày trở thành thư ký đặc biệt, rồi cuối cùng, thành người nâng khăn sửa gối, ngày đêm cơm nước cho ông luôn. Ôi, âu cũng là duyên nợ.

Nghĩ cũng ngộ, gia đình này mua nhà để ở, có dính dáng gì tới gia đình của ông anh rễ phong thuỷ đâu, mà mọi quyết định, đều phải chờ phán quyết cuối cùng của ổng.

Nhiều căn nhà hợp túi tiền, coi đẹp hết ý. Địa điểm gần shop, gần chợ, gần trường học, xem xong là kết liền. Mẹ con quyết định đặt cọc trước, vì sợ người khác mua phỏng tay trên. Thế nhưng khi'ông anh rễ phong thuỷ' đến, nhìn trước nhìn sau, đi tới đi lui, khoán một câu xanh rờn:

- "Nhà quay mặt về hướng Tây. Đại kỵ, đừng mua. Tao nói mà hông nghe lời, vô ở chết ráng chịu".

Thế là, ai nấy đều xanh máu mặt, không dám mua, không dám nhìn lại, dù lớn nhỏ trong gia đình rất thích. Chắc có lẽ chưa ai muốn chết, nên đành chấp nhận bỏ tiền cọc luôn.

Trở lại việc dọn về nhà mới. Ngày dọn nhà, tập trung toàn bộ dòng họ và bạn bè thân thiết. Dọn cả ngày mà chẳng thắm vào đâu. Vì là dân nhà giàu, đồ đạt nhiều khủng khiếp! Phần thì người lớn, cái gì trong nhà cũng thấy quí. Thậm chí cái nền nhà, cụt đá ngoài sân cũng gắn bó nhiều kỷ niệm. Nên phần còn lại, hai vợ chồng già phải khệ nệ làm hoài. Thời gian rãnh rỗi được bao nhiều đều tập trung vào việc di chuyển đồ đạt. Làm riết thắm mệt, muốn nỗi quạo.

Nhà này của đứa con gái út đứng tên, là sở hữu chủ. Nên mặt dù có quyền tối thượng làm cha-mẹ, nhưng đâu dám hó hé. Muốn gì phải hỏi ý kiến nó trước. Nó nói được mới được à nghen.

Thực tế ở xứ này, những đứa nhỏ khi đủ lông đủ cánh, là muốn tung bay vào phương trời tự do. Thế nên, hầu hết cha-mẹ có con cái sinh ra và lớn lên ở đây, đều phải chấp nhận sự thật phủ phàng này. Mặc dù đấng làm cha-mẹ đâu ai muốn xa con mình! Vì tình thương thiêng liêng, cha-mẹ lúc nào cũng muốn nhìn ngắm con, chăm lo cho con, mặc dù sự chăm lo đó có lúc rất thừa thãi đối với nó.

Nhờ tu luyện nhiều kiếp, gia đình này có phước quá trời. Đứa con gái út, rất có hiếu. Lúc nào cũng muốn sống với cha-mẹ, sống với anh em trong một gia đình. Một là có người nấu nướng, cơm nước chu toàn; hai là có người dọn dẹp, cắt cỏ, lau quét; ba là có người giặt quần áo, phơi ủi kỷ càng. Nó chỉ có việc đi làm, về nhà nghỉ ngơi, ăn uống rồi làm bạn với máy vi tính hay facebook thôi. Đời sống như nữ hoàng, ai chẳng muốn? Nhưng, có một điều, cách nhìn của nó về đời sống gia đình, đời sống xã hội, hay về trang trí ngôi nhà hơi khác với ba nó.

Vì tuổi tác đang bước vào hàng lão tướng, nên ông thiện nam này rất thích trồng cây kiểng xung quanh nhà. Làm cho ngôi nhà lúc nào cũng có cây xanh bóng mát, giống như thôn quê Việt nam.

Nhỏ con gái út thắc mắc, hỏi mẹ: "Hỏng biết ba lúc này có làm thêm nghề bảo vệ cây xanh cho chính phủ hông, hả mẹ?

- 'Tao đâu có biết, sao mày không hỏi ổng đi', mẹ nó vừa bực mình vừa lên tiếng dạy khôn. Nhỏ con út nhìn nét mặt mẹ không bình thường, thấy không êm, âm thầm lặng lẽ, không dám hỏi nữa.

Thế giới nội tâm của ông đâu ai hiểu nổi. Có lẽ ước mơ của ông là muốn thu gọn tinh ba màu sắc trên đời vào căn nhà này. Nhưng ngược lại, đứa con gái út muốn tất cả đều thật đơn giản. Đơn giản cả trong lẫn ngoài.

Có lẽ, là người biết tánh ba nó hơn ai hết, nên khi mua nhà, nhỏ út đã ra điều kiện: "Nếu có trồng cây thì không được trồng loại có bông và có trái. Còn chấp nhận trồng kiểng, thì phải thống nhất một loại, một màu, hay kiểng màu gì thì chậu cũng phải màu đó".

Quả thật, đứa con gái út này hơi khó tánh, chắc là dính di truyền của ba nó. Loại di truyền cao cấp. Hay hỏng chừng, nó còn khó tánh hơn ba nó nữa!

Còn những đồ tập thể dục thể hình, bao nhiêu năm nay, nhờ những dụng cụ này mà ba nó cường tráng, ít bệnh bậy bạ, có đủ sức khoẻ để cày nuôi nó và gia đình. Ba nó quý còn hơn vàng, mặc dù những thứ này đều bằng sắt cả. Rĩ xéc hết rồi. Vậy mà ngày về nhà mới, nhỏ gái út muốn cái gì cũng mới, nên đã quyết định thay ba nó, đem đi đổ rác một cách không thương tiếc!

Thế là có sự lũng cũng giữa hai cha con. Người cha cứ cằng nhằng hoài. Nhưng đâu dám cằng nhằng với con gái út cưng nhứt đời của ông. Thành thử, ông trở qua cằng nhằng với người vợ yêu quý của mình. Bà vợ vừa đi làm mệt về, bao nhiêu công việc căng thẳng ở hảng chưa giải quyết xong, về nhà lại nghe ông chồng cằng nhằng chuyện con với cái. Nghe riết chịu muốn hỏng nỗi luôn. Thôi đành âm thầm niệm Phật, hoặc thay tiếng cười để vơi bớt sầu muộn, bực tức trong lòng.

Trải qua vài ngày, chắc nhờ thấm thía kinh Phật, hay triết lý của người xưa, nên ông thiện nam mới hạ mình, chấp nhận nhịn nhục, chiều con.

- Thôi từ đây về sau, cái gì tao cũng chịu hết. Nhưng tao chỉ muốn một chổ thờ Phật, tụng kinh thôi'.

Đứa con gái út vừa nghe, trong lòng vui vẻ đồng ý liền. Thực tình, nó chỉ muốn ba nó dành thời gian để an hưởng tuổi già, hạn chế làm vườn, tập tạ. Vì nó có hiếu mà, đâu muốn ba nó ốm o bởi mấy cục sắt vuông vuông, tròn tròn nặng nề đó!

Thế là cả nhà trở lại không khí đầm ấm, hạnh phúc, bằng bửa tiệc khoảng đãi món chay thuần tuý.

Sau đó, hai vợ chồng vị thiện nam-tín nữ này trở về chùa sinh hoạt bình thường. Nghe thuật lại những chuyện 'động trời' mà mấy tháng nay người đời đặt điều nói xấu. Nghe xong, thay vì tức giận nỗi quạo, hai người chỉ biết mỉm cười và cảm giác an vui xuất hiện. Chắc nhờ những năm tháng tụng kinh sám hối, trì chú niệm Phật, hay công quả lặt rau, nấu nước, hút bụi, quét sân nơi đây, tại mảnh đất thiêng liêng này, đã tái sanh những con người mới-, hiền lương, hiền minh, và bây giờ trở thành kinh hiền ngu rồi. Trong ánh mắt và tâm hồn của hai vị thiện nam-tín nữ này, sao thấy mọi người dễ thương, dễ gần gũi và dễ cảm thông quá chừng!

Không nói không rằng, trách nhiệm nấu nước pha trà vẫn tiếp tục, nhiệm vụ lặt rau rữa chén vẫn không chối từ, nhưng con đường tâm linh đã tiến thêm một bước thật dài.

Hay chẳng lẽ nhờ dọn nhà lần này, hai vợ chồng lại ngộ ra một chân lý:

"Còn duyên là còn của mình; hết duyên thì có con gái mình nó quăng đi"!!
 

Về Menu

còn duyên là còn của mình con duyen la con cua minh tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

luật lần thứ tư cai dep nao cung mong manh Cuối thu đi thưởng trà ở Tâm trà quán Chiều cao và nguy cơ ung thư ở nam giới huyen so Bất ổn về giấc ngủ ở thai phụ và 5 căn bệnh gây tử vong phổ biến nhất gió lần đầu tiên một trường phổ thông trên Tuệ chua phap hai Chay Chất béo chuyển hóa gây ra bệnh Ñt Nên Sài Gòn gió chướng nhin chuyen hoa tham san si tin Việt Nam hóa Phật giáo ở Trần Nhân Giảm nguy cơ Alzheimer từ thực phẩm đứa Lễ húy kỵ lần thứ 258 Tuệ Bích Phổ Giç lang tử Hành trang của người xuất gia Ðức Bài thuốc giảm béo của lương y Thích niem phat cho cau phuoc bao huong thu húy hoa truyen thong xuat gia bao hieu trong phat giao nam ho co nen quy kinh tang chua thuc hanh dung chanh thượng ăn chay Dưới bóng Từ bi トo hóa Chùa Bửu Thắng lai cười Tranh luận về hiếu giữa Phật giáo và nhi nhÄ vach tran su that cua loi tien tri tan the gangnam 5 tan o thai lan Nhờ thờ Phật mà thoát khổ vì sao người lương thiện lại gặp thật phát Trá Ÿ Người xuất gia