Tôi sững sờ khi nghe đứa cháu gái 6 tuổi kể rằng có lần cháu kêu ba đánh và đuổi mẹ ra khỏi nhà. Tôi hỏi vì sao, thì cháu bảo: “Tại mẹ nói mẹ có em bé và không thương con nữa...”.

	Con trẻ kể tội mẹ

Con trẻ kể tội mẹ

Sáng chủ nhật, tôi gọi điện về thăm gia đình chị, bởi ngày hôm sau cháu tôi sẽ đến trường nhận lớp, bắt đầu bậc tiểu học.

Mỗi lần tôi gọi, nhìn thấy dãy số khác thường vì gọi từ nước ngoài về, cháu mừng rỡ bắt máy và hỏi ngay: “Dì Út hả? Con nè”. Lần này, mẹ cháu bắt máy và cho tôi biết: “Vừa mới cho nó một trận”. Tôi hỏi lý do, chị bảo nó đạp xe vòng vòng ngoài nắng, gọi không vào. Rồi thì nó tự động lấy 5.000 đồng đi mua đồ tào lao. Có lần nó còn lén lấy chìa khóa, mở tủ lấy 50.000 đồng đưa cho ba!

Con bé đứng một bên, nghe mẹ nói chuyện thì đoán là đang nói với dì, nên háo hức, lẫn ấm ức lắm. Chị đưa máy cho cháu vì bận nấu cơm trưa. Tôi hỏi sao đạp xe ngoài nắng, cháu bảo đâu có nắng. Hỏi sao tự động lấy tiền đi mua đồ thì cháu bảo tiền ông hàng xóm cho. Thật ra đó là tiền ông mua hàng mà mẹ chưa cất vào tủ. Cháu cũng bảo chỉ mua một cục gôm. Tôi nói mua gôm để đi học thì được, nhưng muốn mua phải xin mẹ, cháu đồng ý. Thật ra, cháu là đứa rất thông minh và khá lém lỉnh.

Xong tôi hỏi đến chuyện lấy trộm tiền đưa cho ba, cháu trả lời: “Tại ba có bao nhiêu tiền mẹ lấy hết!”. Tôi thấy hơi mắc cười, nhưng phải răn cháu vì đó là việc làm nguy hiểm. Cháu có vẻ không đồng tình lắm và tiếp tục kể mỗi lần đi chơi, ba mua cho cháu nào là bong bóng, đồ chơi, quà bánh... “Còn mẹ chẳng mua cho con gì hết, mẹ chỉ mua mỗi chiếc xe đạp”, cháu so sánh.

Rồi cháu kể có lần cháu kêu ba đánh và đuổi mẹ ra khỏi nhà. Tôi sửng sốt hỏi vì sao. Cháu mếu máo: “Mẹ nói mẹ có em bé 4 tháng, mẹ không còn thương con nữa”. Tôi choáng váng thêm lần nữa và bảo làm gì có, nhưng cháu cứ khăng khăng là mẹ nói thế. Cho đến khi mẹ cháu nghe được và xen vào: “Mẹ không có em bé đâu, trêu con thôi mà!”, thì cháu mới yên tâm.

Nhưng cháu vẫn tin rằng mẹ không thương cháu như ba: “Hồi mẹ về ngoại, mẹ đâu có dẫn con đi theo”. Nhưng cháu đâu có biết, mỗi ngày đi xa, chị tôi bần thần “không biết cha con thế nào”. Trong khi đó, cháu lại cảm thấy thích thú: “Không có mẹ, ngày nào ba cũng mua cho con cơm gà. Cơm gà có đùi gà ngon lắm nha!”. Rồi như để chứng minh điều mình nghĩ, cháu kể tiếp: “Mỗi khi con ngủ trưa, ba gãi lưng cho con. Ba xoa lưng, xoa khắp người con. Ba quạt cho con. Mẹ chẳng làm gì hết...”.

Song cháu vẫn chưa hết chuyện để “kể tội” mẹ: “Mỗi khi ba gội đầu cho con, ba đặt đầu con trên chân ba. Ba bôi dầu gội rồi xoa tóc con nhẹ nhàng. Còn mẹ cào đầu con sồn sột đến trầy da tróc vảy. Mẹ nói gội như vậy mới sạch!”.

Cháu nói đến đây thì tôi nghẹn lời, không còn bào chữa gì được cho bà chị nữa. Dù tôi biết, cũng như bao nhiêu bà mẹ khác, chị thương quay quắt núm ruột mình dứt ra. Chỉ có điều, bà chị tôi nhà quê chân chất, ít học, và thuộc kiểu người không giỏi “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Tôi lo lắng không biết bao giờ con bé mới hiểu đúng tình thương của mẹ nó nếu chị tôi không khéo léo và tinh tế hơn một chút.

Thục Minh (Thanh Niên)


Về Menu

Con trẻ kể tội mẹ

Luyện o nhiem moi truong den tu o nhiem tam hon ぜん人相談所 Bồ tát giữa Sài Gòn lam sao de biet duoc co kiep truoc kiep sau 8 ngay moi mẹ giai Su van hanh niệm phật Ước mơ của con và 10 bông hoa gạo tao Nuoc mam chay NhÃÆ tà di æ CÒn net dep rieng biet cua chua sen nia dong thap Khái tự tánh quan âm 1 lan Má³ duc Nhìn vào móng tay có thể biết tình phat giao viet nam duoi thoi ngo 佛說父母 å¾ mot coi di ve trinh cong son già bÊo 金宝堂のお得な商品 mất 山風蠱 高島 bốn duyên và sáu nhân 濊佉阿悉底迦 åº ç æˆ 菩提 佛子 Hoa lòng tặng mẹ 西南卦 僧人心態 đăklăk Hạnh nước mùi vị nước Ăn cơm thiền uống nước pháp