Tôi sững sờ khi nghe đứa cháu gái 6 tuổi kể rằng có lần cháu kêu ba đánh và đuổi mẹ ra khỏi nhà. Tôi hỏi vì sao, thì cháu bảo: “Tại mẹ nói mẹ có em bé và không thương con nữa...”.

	Con trẻ kể tội mẹ

Con trẻ kể tội mẹ

Sáng chủ nhật, tôi gọi điện về thăm gia đình chị, bởi ngày hôm sau cháu tôi sẽ đến trường nhận lớp, bắt đầu bậc tiểu học.

Mỗi lần tôi gọi, nhìn thấy dãy số khác thường vì gọi từ nước ngoài về, cháu mừng rỡ bắt máy và hỏi ngay: “Dì Út hả? Con nè”. Lần này, mẹ cháu bắt máy và cho tôi biết: “Vừa mới cho nó một trận”. Tôi hỏi lý do, chị bảo nó đạp xe vòng vòng ngoài nắng, gọi không vào. Rồi thì nó tự động lấy 5.000 đồng đi mua đồ tào lao. Có lần nó còn lén lấy chìa khóa, mở tủ lấy 50.000 đồng đưa cho ba!

Con bé đứng một bên, nghe mẹ nói chuyện thì đoán là đang nói với dì, nên háo hức, lẫn ấm ức lắm. Chị đưa máy cho cháu vì bận nấu cơm trưa. Tôi hỏi sao đạp xe ngoài nắng, cháu bảo đâu có nắng. Hỏi sao tự động lấy tiền đi mua đồ thì cháu bảo tiền ông hàng xóm cho. Thật ra đó là tiền ông mua hàng mà mẹ chưa cất vào tủ. Cháu cũng bảo chỉ mua một cục gôm. Tôi nói mua gôm để đi học thì được, nhưng muốn mua phải xin mẹ, cháu đồng ý. Thật ra, cháu là đứa rất thông minh và khá lém lỉnh.

Xong tôi hỏi đến chuyện lấy trộm tiền đưa cho ba, cháu trả lời: “Tại ba có bao nhiêu tiền mẹ lấy hết!”. Tôi thấy hơi mắc cười, nhưng phải răn cháu vì đó là việc làm nguy hiểm. Cháu có vẻ không đồng tình lắm và tiếp tục kể mỗi lần đi chơi, ba mua cho cháu nào là bong bóng, đồ chơi, quà bánh... “Còn mẹ chẳng mua cho con gì hết, mẹ chỉ mua mỗi chiếc xe đạp”, cháu so sánh.

Rồi cháu kể có lần cháu kêu ba đánh và đuổi mẹ ra khỏi nhà. Tôi sửng sốt hỏi vì sao. Cháu mếu máo: “Mẹ nói mẹ có em bé 4 tháng, mẹ không còn thương con nữa”. Tôi choáng váng thêm lần nữa và bảo làm gì có, nhưng cháu cứ khăng khăng là mẹ nói thế. Cho đến khi mẹ cháu nghe được và xen vào: “Mẹ không có em bé đâu, trêu con thôi mà!”, thì cháu mới yên tâm.

Nhưng cháu vẫn tin rằng mẹ không thương cháu như ba: “Hồi mẹ về ngoại, mẹ đâu có dẫn con đi theo”. Nhưng cháu đâu có biết, mỗi ngày đi xa, chị tôi bần thần “không biết cha con thế nào”. Trong khi đó, cháu lại cảm thấy thích thú: “Không có mẹ, ngày nào ba cũng mua cho con cơm gà. Cơm gà có đùi gà ngon lắm nha!”. Rồi như để chứng minh điều mình nghĩ, cháu kể tiếp: “Mỗi khi con ngủ trưa, ba gãi lưng cho con. Ba xoa lưng, xoa khắp người con. Ba quạt cho con. Mẹ chẳng làm gì hết...”.

Song cháu vẫn chưa hết chuyện để “kể tội” mẹ: “Mỗi khi ba gội đầu cho con, ba đặt đầu con trên chân ba. Ba bôi dầu gội rồi xoa tóc con nhẹ nhàng. Còn mẹ cào đầu con sồn sột đến trầy da tróc vảy. Mẹ nói gội như vậy mới sạch!”.

Cháu nói đến đây thì tôi nghẹn lời, không còn bào chữa gì được cho bà chị nữa. Dù tôi biết, cũng như bao nhiêu bà mẹ khác, chị thương quay quắt núm ruột mình dứt ra. Chỉ có điều, bà chị tôi nhà quê chân chất, ít học, và thuộc kiểu người không giỏi “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Tôi lo lắng không biết bao giờ con bé mới hiểu đúng tình thương của mẹ nó nếu chị tôi không khéo léo và tinh tế hơn một chút.

Thục Minh (Thanh Niên)


Về Menu

Con trẻ kể tội mẹ

ban dang cuu ca the gioi ทำว ดเย น 南懷瑾 麓亭法师 雀鸽鸳鸯报是什么报 지장보살본원경 원문 ห พะ 山地剝 高島 白話 佛教名词 Ï Tăng 持咒 出冷汗 曹洞宗 長尾武士 chú Đại bi trá viên minh Tròn đầy hạt lứt 怎么面对自己曾经犯下的错误 say đắm nhất thời 唐朝的慧能大师 y ö 三身 Bão về Thương những bờ vai 印光法师 专修杂修 cach day con qua buc thu cua mot nguoi me luon ton 寺院 募捐 Thanh ngan 仏壇 拝む 言い方 tiền 阿那律 ç ngá 提等 八萬四千法門 lễ hằng thuận ภะ huÃ Æ Nhân quả Bỏ những thói quen xấu để sống vui đi tìm giá trị của sinh mạng vào ペット僧侶派遣 仙台 能令增长大悲心故出自哪里 la kapimala 天风姤卦九二变 人生七苦 y ³¹ ä½ æ 华严经解读 一念心性 是 人形供養 大阪 郵送