Tôi sững sờ khi nghe đứa cháu gái 6 tuổi kể rằng có lần cháu kêu ba đánh và đuổi mẹ ra khỏi nhà. Tôi hỏi vì sao, thì cháu bảo: “Tại mẹ nói mẹ có em bé và không thương con nữa...”.

	Con trẻ kể tội mẹ

Con trẻ kể tội mẹ

Sáng chủ nhật, tôi gọi điện về thăm gia đình chị, bởi ngày hôm sau cháu tôi sẽ đến trường nhận lớp, bắt đầu bậc tiểu học.

Mỗi lần tôi gọi, nhìn thấy dãy số khác thường vì gọi từ nước ngoài về, cháu mừng rỡ bắt máy và hỏi ngay: “Dì Út hả? Con nè”. Lần này, mẹ cháu bắt máy và cho tôi biết: “Vừa mới cho nó một trận”. Tôi hỏi lý do, chị bảo nó đạp xe vòng vòng ngoài nắng, gọi không vào. Rồi thì nó tự động lấy 5.000 đồng đi mua đồ tào lao. Có lần nó còn lén lấy chìa khóa, mở tủ lấy 50.000 đồng đưa cho ba!

Con bé đứng một bên, nghe mẹ nói chuyện thì đoán là đang nói với dì, nên háo hức, lẫn ấm ức lắm. Chị đưa máy cho cháu vì bận nấu cơm trưa. Tôi hỏi sao đạp xe ngoài nắng, cháu bảo đâu có nắng. Hỏi sao tự động lấy tiền đi mua đồ thì cháu bảo tiền ông hàng xóm cho. Thật ra đó là tiền ông mua hàng mà mẹ chưa cất vào tủ. Cháu cũng bảo chỉ mua một cục gôm. Tôi nói mua gôm để đi học thì được, nhưng muốn mua phải xin mẹ, cháu đồng ý. Thật ra, cháu là đứa rất thông minh và khá lém lỉnh.

Xong tôi hỏi đến chuyện lấy trộm tiền đưa cho ba, cháu trả lời: “Tại ba có bao nhiêu tiền mẹ lấy hết!”. Tôi thấy hơi mắc cười, nhưng phải răn cháu vì đó là việc làm nguy hiểm. Cháu có vẻ không đồng tình lắm và tiếp tục kể mỗi lần đi chơi, ba mua cho cháu nào là bong bóng, đồ chơi, quà bánh... “Còn mẹ chẳng mua cho con gì hết, mẹ chỉ mua mỗi chiếc xe đạp”, cháu so sánh.

Rồi cháu kể có lần cháu kêu ba đánh và đuổi mẹ ra khỏi nhà. Tôi sửng sốt hỏi vì sao. Cháu mếu máo: “Mẹ nói mẹ có em bé 4 tháng, mẹ không còn thương con nữa”. Tôi choáng váng thêm lần nữa và bảo làm gì có, nhưng cháu cứ khăng khăng là mẹ nói thế. Cho đến khi mẹ cháu nghe được và xen vào: “Mẹ không có em bé đâu, trêu con thôi mà!”, thì cháu mới yên tâm.

Nhưng cháu vẫn tin rằng mẹ không thương cháu như ba: “Hồi mẹ về ngoại, mẹ đâu có dẫn con đi theo”. Nhưng cháu đâu có biết, mỗi ngày đi xa, chị tôi bần thần “không biết cha con thế nào”. Trong khi đó, cháu lại cảm thấy thích thú: “Không có mẹ, ngày nào ba cũng mua cho con cơm gà. Cơm gà có đùi gà ngon lắm nha!”. Rồi như để chứng minh điều mình nghĩ, cháu kể tiếp: “Mỗi khi con ngủ trưa, ba gãi lưng cho con. Ba xoa lưng, xoa khắp người con. Ba quạt cho con. Mẹ chẳng làm gì hết...”.

Song cháu vẫn chưa hết chuyện để “kể tội” mẹ: “Mỗi khi ba gội đầu cho con, ba đặt đầu con trên chân ba. Ba bôi dầu gội rồi xoa tóc con nhẹ nhàng. Còn mẹ cào đầu con sồn sột đến trầy da tróc vảy. Mẹ nói gội như vậy mới sạch!”.

Cháu nói đến đây thì tôi nghẹn lời, không còn bào chữa gì được cho bà chị nữa. Dù tôi biết, cũng như bao nhiêu bà mẹ khác, chị thương quay quắt núm ruột mình dứt ra. Chỉ có điều, bà chị tôi nhà quê chân chất, ít học, và thuộc kiểu người không giỏi “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Tôi lo lắng không biết bao giờ con bé mới hiểu đúng tình thương của mẹ nó nếu chị tôi không khéo léo và tinh tế hơn một chút.

Thục Minh (Thanh Niên)


Về Menu

Con trẻ kể tội mẹ

若我說天地 トo 佛说如幻三昧经 西南卦 欲移動 oan 曹洞宗管長猊下 本 食兽的报应 một con người bình thường sữa Ð Ð Ð 白骨观 危险性 無分別智 ban chu 機十心 念佛人多有福气 大法寺 愛知県 墓の片付け 魂の引き上げ お寺小学生合宿 群馬 深恩正 chùa nghĩa hương những Phận 建菩提塔的意义与功德 พนะปาฏ โมกข Mối quan hệ giữa tu sĩ thuong lam mien trung ç æˆ ung thư đại trực tràng gia tăng ở 菩提阁官网 离开娑婆世界 duoi chan ngai dia tang 忉利天 錫杖 Tôi đi chùa đạo phật là con đường hạnh phúc Entry xúc động về mẹ trong mùa Vu lan Ích kỷ Người là niềm tin 宾州费城智开法师的庙 사념처 Giáo å ç æžœ 百工斯為備 講座 加持 Cơm gạo lứt trộn nấm 放下凡夫心 故事 蹇卦详解