Dù cho bất cứ trường hợp nào, có bố thí thì vẫn hơn không Nếu cho rằng Vì hoàn cảnh chung mà việc làm ăn của mình có dính dáng đến tham sân si phiền não rồi không bố thí, đó là quan niệm sai lầm Vì tâm mình chưa thanh tịnh và hoan hỷ rồi không bố thí,
Công đức bố thí, có còn hơn không

Dù cho bất cứ trường hợp nào, có bố thí thì vẫn hơn không. Nếu cho rằng: Vì hoàn cảnh chung mà việc làm ăn của mình có dính dáng đến tham sân si phiền não rồi không bố thí, đó là quan niệm sai lầm. Vì tâm mình chưa thanh tịnh và hoan hỷ rồi không bố thí, chính là quan niệm sai lầm
HỎI:

Có Phật tử nói với tôi rằng, việc bố thí bằng tài vật thuần tịnh là rất hiếm. Vì đa số, để làm ra của cải vật chất tất nhiên không nhiều thì ít cũng có tham sân si. Do đó khi phát tâm cúng dường, bố thí thì tài vật phải do tâm niệm thiện làm ra mới được phước, còn tài vật cúng thí do tham sân si tạo ra thì chẳng những không được phước lại còn phải chịu quả báo. Nói như thế đúng không?
(THÀNH TÂM, thanhtam121261@gmail.com)
 
ĐÁP:

Bạn Thành Tâm thân mến!

Cúng dường, bố thí là một trong những pháp tu mang lại phước báo to lớn trong hiện đời và nhiều đời sau cho thí chủ. Thiện pháp này về hình thức thí xả (cúng/hiến/tặng/cho) khá giống nhau nhưng nội dung, bản chất nội tại của vấn đề thì có vô vàn sự khác nhau. Vì nhân duyên bố thí khác biệt như vậy nên kết quả phước báo cũng hoàn toàn sai khác.

Theo tinh thần Chánh pháp, tịnh thí (bố thí trong sạch) có phước báo lớn nhất. Tịnh thí gồm ba phương diện: Vật thí thanh tịnh, người thí thanh tịnh và người nhận thí thanh tịnh. Vật thí thanh tịnh là tài vật được thí chủ làm ra một cách chính đáng, hợp pháp; là thành quả do công sức, trí tuệ cùng với siêng năng của thí chủ mà có được. Người thí thanh tịnh là người thực hành bố thí với trí tuệ, thấy rõ nhân quả của việc mình đang làm; ‘trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ’. Người nhận thí thanh tịnh là ‘người nhận phẩm vật bố thí, đã được ly tham hay đang thực hành hạnh ly tham; đã được ly sân hay đang thực hành hạnh ly sân; đã được ly si hay đang thực hành hạnh ly si’ (Kinh Tăng chi bộ III, phẩm Chư thiên, phần Bố thí).

Tuy nhiên trong thực tế không phải ai thực hành bố thí, cúng dường cũng hội đủ các nhân duyên thanh tịnh thù thắng của tịnh thí. Nên hiện trạng có sự đan xen giữa các tình huống vật thí thanh tịnh và bất tịnh, người thí thanh tịnh và bất tịnh, người nhận thí thanh tịnh và bất tịnh… vẫn thường xảy ra. Thậm chí trường hợp xấu nhất, ít phước nhất là vật thí bất tịnh, người thí bất tịnh, người nhận thí cũng bất tịnh vẫn có thể xảy ra. Tùy theo nhân duyên, nghiệp lực của mỗi người, mỗi hoàn cảnh mà có sự thực hành bố thí khác nhau, đưa đến phước quả nhiều ít không giống nhau.

Điều quan trọng là, dù cho bất cứ trường hợp nào, có bố thí thì vẫn hơn không. Nếu cho rằng: Vì hoàn cảnh chung mà việc làm ăn của mình có dính dáng đến tham sân si phiền não rồi không bố thí, đó là quan niệm sai lầm. Vì tâm mình chưa thanh tịnh và hoan hỷ rồi không bố thí, chính là quan niệm sai lầm. Vì người nhận thí chưa hoàn thiện, còn nhiều hạn chế phiền não nên không bố thí cho họ, lại là quan niệm sai lầm. Chỉ cần mình có tâm-hạnh-tài rồi dấn thân tùy duyên thực hành bố thí thì chắc chắn sẽ được phước báo.

Không được phước nhiều thì cũng được phước ít, nói bố thí mà ‘không được phước lại còn phải chịu quả báo’ là hoàn toàn không đúng. Theo tinh thần ‘phân biệt’ nghiệp, nếu có người làm ra tài vật bằng cách không chính đáng thì mang nghiệp, mắc nợ đời thì phải trả. Còn đem tài vật đó bố thí cho người thì dù phước không nhiều nhưng vẫn có. Không nên phủ nhận tâm hạnh tốt của người làm ăn phi pháp kia trong chuyện bố thí này. Đơn cử, nếu hai người đều làm ăn không chính đáng mà có tài sản, người nào biết đem bố thí một phần tài sản ấy thì phước báo sẽ nhiều hơn người kia (Còn tội báo của họ thì như nhau. Về sau nếu cả hai người đều bị tù đày thì người có bố thí sẽ được thăm nuôi, đồ ăn mặc đầy đủ hơn người kia).

Cần lưu ý là, lập luận bố thí trên đây không nhằm để chuộc tội cho việc làm ăn bất chính, giàu có phi pháp. Nhân quả luôn rõ ràng, thiện ác thật phân minh. Điều muốn nói là, trong trùng vây của vô minh, nghiệp lực và hoàn cảnh xã hội đầy nhiễu nhương nói chung, nếu lúc nào tâm thiện lành lóe sáng thì chúng ta hãy trân quý, nuôi dưỡng mầm tốt này. Hãy vùng vẫy để ngoi lên, cho dù đó là địa ngục khổ đau không gián đoạn. Hãy tin vào điều thiện dù chỉ le lói trong đêm trường. Hãy làm một điều gì đó có ý nghĩa cho cuộc đời trong khả năng có thể. Những ai vì nghiệp lực đã và đang đi trên đường ác hãy dũng cảm làm một chút gì đó thiện lành, dù nhỏ nhoi nhưng tất cả đều được trân trọng vì ‘có còn hơn không’.

Chúc bạn tinh tấn!
 
Bài viết: "Công đức bố thí, có còn hơn không"
Nguồn: Giacngo.vn

Về Menu

công đức bố thí có còn hơn không cong duc bo thi co con hon khong tin tuc phat giao hoc phat

8 cách giữ cho tim khỏe mạnh phan Tư liệu đặc biệt về hậu duệ Thánh ç¾ chuyen hoa kho dau thanh hanh phuc y nghia giai thoat trong dao phat Khởi công xây dựng vườn tháp Tổ sư ba cau chuyen dang suy ngam ve triet ly song cua tha tai nạn giao thông qua góc nhìn nhà phật giï Vua đầu bếp Yan Can Cook nói về miếng xào măng khô cho bữa cơm ngon 父母呼應勿緩 事例 士用果 mùa xuân và đất mẹ trị bệnh sỏi mật Đậu hũ cay xốt nấm 30 dieu khong nen tiep tuc lam voi ban than con duong duy nhat de thay doi van menh ngủ và mơ Ăn một lượng nhỏ sô cô la mỗi ngày tieu su hoa thuong thich buu phuoc 1880 phẠn 3 khúc Cung con đường phát triển tâm linh khai niem phat giao ve nghe thuat y niem Mùi khói bếp sau lũ Trường Thái độ thù nghịch làm hại tim mạch 浙江奉化布袋和尚 dung day va tim tuong lai cho minh em nhe y nghia cua viec sam hoi trong dao phat hoa thuong thich hue hung đại thừa diệu pháp liên hoa kinh Chà Những việc không nên làm khi đi ngủ Đạm thực vật giúp no lâu hơn đạm 鼎卦 14 câu chuyện cảm động về động vật Ragu chay ÐÐÐ thanh hoá giỗ tổ khai sơn chùa linh Âm ngồi 怎么面对自己曾经犯下的错误 Sự giác ngộ của đời tôi Chapter of my binh di cua ht thich tri phat su