Dù cho bất cứ trường hợp nào, có bố thí thì vẫn hơn không Nếu cho rằng Vì hoàn cảnh chung mà việc làm ăn của mình có dính dáng đến tham sân si phiền não rồi không bố thí, đó là quan niệm sai lầm Vì tâm mình chưa thanh tịnh và hoan hỷ rồi không bố thí,
Công đức bố thí, có còn hơn không

Dù cho bất cứ trường hợp nào, có bố thí thì vẫn hơn không. Nếu cho rằng: Vì hoàn cảnh chung mà việc làm ăn của mình có dính dáng đến tham sân si phiền não rồi không bố thí, đó là quan niệm sai lầm. Vì tâm mình chưa thanh tịnh và hoan hỷ rồi không bố thí, chính là quan niệm sai lầm
HỎI:

Có Phật tử nói với tôi rằng, việc bố thí bằng tài vật thuần tịnh là rất hiếm. Vì đa số, để làm ra của cải vật chất tất nhiên không nhiều thì ít cũng có tham sân si. Do đó khi phát tâm cúng dường, bố thí thì tài vật phải do tâm niệm thiện làm ra mới được phước, còn tài vật cúng thí do tham sân si tạo ra thì chẳng những không được phước lại còn phải chịu quả báo. Nói như thế đúng không?
(THÀNH TÂM, thanhtam121261@gmail.com)
 
ĐÁP:

Bạn Thành Tâm thân mến!

Cúng dường, bố thí là một trong những pháp tu mang lại phước báo to lớn trong hiện đời và nhiều đời sau cho thí chủ. Thiện pháp này về hình thức thí xả (cúng/hiến/tặng/cho) khá giống nhau nhưng nội dung, bản chất nội tại của vấn đề thì có vô vàn sự khác nhau. Vì nhân duyên bố thí khác biệt như vậy nên kết quả phước báo cũng hoàn toàn sai khác.

Theo tinh thần Chánh pháp, tịnh thí (bố thí trong sạch) có phước báo lớn nhất. Tịnh thí gồm ba phương diện: Vật thí thanh tịnh, người thí thanh tịnh và người nhận thí thanh tịnh. Vật thí thanh tịnh là tài vật được thí chủ làm ra một cách chính đáng, hợp pháp; là thành quả do công sức, trí tuệ cùng với siêng năng của thí chủ mà có được. Người thí thanh tịnh là người thực hành bố thí với trí tuệ, thấy rõ nhân quả của việc mình đang làm; ‘trước khi bố thí, ý được vui lòng; trong khi bố thí, tâm được tịnh tín; sau khi bố thí, cảm thấy hoan hỷ’. Người nhận thí thanh tịnh là ‘người nhận phẩm vật bố thí, đã được ly tham hay đang thực hành hạnh ly tham; đã được ly sân hay đang thực hành hạnh ly sân; đã được ly si hay đang thực hành hạnh ly si’ (Kinh Tăng chi bộ III, phẩm Chư thiên, phần Bố thí).

Tuy nhiên trong thực tế không phải ai thực hành bố thí, cúng dường cũng hội đủ các nhân duyên thanh tịnh thù thắng của tịnh thí. Nên hiện trạng có sự đan xen giữa các tình huống vật thí thanh tịnh và bất tịnh, người thí thanh tịnh và bất tịnh, người nhận thí thanh tịnh và bất tịnh… vẫn thường xảy ra. Thậm chí trường hợp xấu nhất, ít phước nhất là vật thí bất tịnh, người thí bất tịnh, người nhận thí cũng bất tịnh vẫn có thể xảy ra. Tùy theo nhân duyên, nghiệp lực của mỗi người, mỗi hoàn cảnh mà có sự thực hành bố thí khác nhau, đưa đến phước quả nhiều ít không giống nhau.

Điều quan trọng là, dù cho bất cứ trường hợp nào, có bố thí thì vẫn hơn không. Nếu cho rằng: Vì hoàn cảnh chung mà việc làm ăn của mình có dính dáng đến tham sân si phiền não rồi không bố thí, đó là quan niệm sai lầm. Vì tâm mình chưa thanh tịnh và hoan hỷ rồi không bố thí, chính là quan niệm sai lầm. Vì người nhận thí chưa hoàn thiện, còn nhiều hạn chế phiền não nên không bố thí cho họ, lại là quan niệm sai lầm. Chỉ cần mình có tâm-hạnh-tài rồi dấn thân tùy duyên thực hành bố thí thì chắc chắn sẽ được phước báo.

Không được phước nhiều thì cũng được phước ít, nói bố thí mà ‘không được phước lại còn phải chịu quả báo’ là hoàn toàn không đúng. Theo tinh thần ‘phân biệt’ nghiệp, nếu có người làm ra tài vật bằng cách không chính đáng thì mang nghiệp, mắc nợ đời thì phải trả. Còn đem tài vật đó bố thí cho người thì dù phước không nhiều nhưng vẫn có. Không nên phủ nhận tâm hạnh tốt của người làm ăn phi pháp kia trong chuyện bố thí này. Đơn cử, nếu hai người đều làm ăn không chính đáng mà có tài sản, người nào biết đem bố thí một phần tài sản ấy thì phước báo sẽ nhiều hơn người kia (Còn tội báo của họ thì như nhau. Về sau nếu cả hai người đều bị tù đày thì người có bố thí sẽ được thăm nuôi, đồ ăn mặc đầy đủ hơn người kia).

Cần lưu ý là, lập luận bố thí trên đây không nhằm để chuộc tội cho việc làm ăn bất chính, giàu có phi pháp. Nhân quả luôn rõ ràng, thiện ác thật phân minh. Điều muốn nói là, trong trùng vây của vô minh, nghiệp lực và hoàn cảnh xã hội đầy nhiễu nhương nói chung, nếu lúc nào tâm thiện lành lóe sáng thì chúng ta hãy trân quý, nuôi dưỡng mầm tốt này. Hãy vùng vẫy để ngoi lên, cho dù đó là địa ngục khổ đau không gián đoạn. Hãy tin vào điều thiện dù chỉ le lói trong đêm trường. Hãy làm một điều gì đó có ý nghĩa cho cuộc đời trong khả năng có thể. Những ai vì nghiệp lực đã và đang đi trên đường ác hãy dũng cảm làm một chút gì đó thiện lành, dù nhỏ nhoi nhưng tất cả đều được trân trọng vì ‘có còn hơn không’.

Chúc bạn tinh tấn!
 
Bài viết: "Công đức bố thí, có còn hơn không"
Nguồn: Giacngo.vn

Về Menu

công đức bố thí có còn hơn không cong duc bo thi co con hon khong tin tuc phat giao hoc phat

vÃƒÆ cau be danh giay 净地不是问了问了一看 cuộc đời thánh tăng ananda phần 6 muoi dieu tam niem táo Ï สต thói Chùa Hưng Quảng 佛頂尊勝陀羅尼 dan kien va con bao 佛教四劫 経å lễ tưởng niệm húy nhật lần thứ 15 Về với mẹ biển xanh Mười cách tạo phước lành an duc me hien mùa xuân 墓地の選び方 荐拔功德殊胜行 Thay đổi lối sống làm giảm lão hóa พระอ ญญาโกณฑ ญญะ Bổ sung vitamin E qua thực phẩm suy nghiem loi phat mong muon chinh dang 夷隅郡大多喜町 樹木葬 nghien cuu te bao goc 7 cách đơn giản để bảo vệ cổ tho cung cha me hay ong ba qua vang nhieu noi co mien man chieu cuoi nam 乃父之風 浄土宗のお守り お守りグッズ tinh ban duoi goc nhin phat giao ba phap hanh cuu lay doi song rÃƒÆ nhan thuc co ban ve phat Linh chi đỏ Trường Sinh quà tặng bình Lục hòa 修道 吾有正法眼藏 giao ly duyen khoi rồng 劉同舫 khong nen danh nhau khi dang tuc gian Lễ húy nhật cư sĩ Chánh Trí Mai cau chuyen tim phat o dau Đôi điều chưa biết về Nhà 香炉とお香 làng an nhiên giữa vùng xung đột Tỳ kheo Ni Như Thanh Ngôi sao Bắc Đẩu 净土五经是哪五经 cuoc doi chi la tuong doi