Trong Kinh Như Thị Ngữ, Đức Phật dạy
Công đức xây chùa, bố thí chỉ bằng 1/16 công đức từ tâm

Trong Kinh Như Thị Ngữ, Đức Phật dạy: “Tất cả công đức mà ta thực hiện ở trên đời, góp lại cũng không bằng sự thực tập từ quán (quán từ bi). Làm chùa, đúc chuông hay làm việc xã hội... tất cả những công đức đó chỉ bằng một phần mười sáu công đức thực tập lòng từ”. Tâm từ bi trong nhà Phật là tình thương rộng lớn vô biên, không có giới hạn.
Từ bi là một trong những tâm hạnh căn bản của nhà Phật. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu thấu đáo nghĩa của hai từ này. Nhiều người hiểu lầm từ bi với bi lụy, mềm yếu, nhu nhược, tùy thuận theo ý muốn của người khác...

Tuy nhiên, từ bi theo lời Phật dạy có nghĩa khác xa. Từ là khiến cho chúng sinh vui. Bi là diệt trừ cái khổ cho tất cả mọi loài. Người có lòng từ bi là người thương cảm trước cảnh khổ của người khác, nguyện hi sinh, làm mọi việc có ích để cứu đời, giúp người.

Tâm từ bi trong nhà Phật là tình thương rộng lớn vô biên, không chỉ dành cho con người, loài vật mà thương đến cả cỏ cây hoa lá, chúng sinh vô hình hay chúng sinh đang bị đọa đày trong địa ngục khổ đau.

Trái ngược với lòng từ bi là tâm luyến ái, vị kỷ (tình thương chỉ dành cho một hoặc hai người).

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, muốn biết mình có từ bi nhiều hay không thì hãy thử. Mỗi khi nghe đến một tai nạn giao thông hay những đại nạn động đất, sóng thần, hỏa hoạn, nói chung, trước chết chóc xảy ra. Nếu ta không hề có chút tâm thương xót, không dành một phút mặc niệm nào để hồi hướng cho những người bất hạnh được siêu sinh thì ta biết hạt giống từ bi của mình đang bị ngủ quên.

“Lòng từ bi không có sự phân biệt. Đứng trước cái chết của một người thân thì khổ đau, trong khi trước cái chết của mấy chục ngàn người thì dửng dưng, như vậy là chưa khơi dậy được lòng từ bi cần có”.

Trong Tạp A Hàm, đức Phật dạy: “Số người tu tập lòng từ bi ít như hòn đất trong tay. Số người không tu lòng từ bi nhiều như đất của đại địa này. Có người mang 300 chảo cơm bố thí ba lần sáng, trưa, chiều, công đức bố thí này không bằng một phần muôn ức của người rải lòng từ bi đến khắp cả chúng sinh dù chỉ trong khoảng thời gian ngắn như người vắt sữa bò".

Hay “Làm chùa, đúc chuông, hay làm việc xã hội... tất cả những công đức đó chỉ bằng một phần mười sáu của công đức thực tập lòng Từ. Cũng như nhìn lên trời chúng ta thấy trăng và sao, và nếu ánh sáng của tất cả các ngôi sao họp lại không bằng ánh sáng của mặt trăng, thì tất cả các công đức khác góp lại cũng không bằng ánh sáng của từ quán”.

Toàn bộ giáo pháp của Đức Phật đều nêu lên sức mạnh của lòng từ bi. Nếu siêng năng tu tập tâm từ, chúng ta sẽ được rất nhiều lợi ích. Cụ thể là 11 điều sau đây:

1. Ngủ ngon

2. Thức dậy thấy khỏe, nhẹ nhàng trong lòng (Người có tâm từ, luôn bao dung, tha thứ thì ít bệnh hơn những người luôn cau có, cằn nhằn)

3. Ngủ không gặp ác mộng

4. Được gần gũi và thân cận với nhiều người

5. Được thân cận loài phi nhân và chim cá

6. Chư Thiên ủng hộ, bảo vệ

7. Không bị lửa, chất độc làm hại

8. Dễ đi vào thiền định

9. Nét mặt luôn trầm tĩnh

10. Lúc chết không mê mờ

11. Khi chết sinh vào cõi trời Phạm thiên

Vậy làm thế nào để có thể chuyển hóa tâm nóng giận, thù hận thành tâm từ bi?

Thời Đức Phật còn tại thế, một hôm khi đi khất thực (xin ăn), Tôn giả La Hầu La (con trai của Phật) bị trẻ nhỏ trong làng chửi mắng.

Lúc này La Hầu La xuất hiện ý muốn hoàn tục, về nhà nối ngôi vua, sau đó sẽ dắt binh lính đến tàn sát làng này, đặc biệt là những đứa trẻ .

Thấy được tâm niệm của La Hầu La, Đức Phật bèn trách và bắt con ngồi xuống, theo dõi hơi thở và từng niệm xấu ác của mình. 

Phật dạy, cứ mỗi ngày trước khi đi ngủ phải quán từ bi. Nghĩa là ngồi tĩnh tâm nhìn lại ngày hôm nay mình đã làm điều gì xấu ác ảnh hưởng đến những người xung quanh. Khi thấy lỗi phải thành tâm sám hối, tự hứa sẽ không tái phạm nữa.

Đồng thời, rải tâm từ bi, yêu thương của mình đến khắp tất cả chúng sinh, người quen, người lạ, người thương mình, thậm chí cả người ghét mình...

Việc thực tập tâm từ bi sẽ khiến chúng ta luôn an vui, hạnh phúc, thành tựu được nhiều công đức lành.

 
Xuân Thu
(Nguồn: vntinnhanh.vn)

Về Menu

công đức xây chùa bố thí chỉ bằng 1/16 công đức từ tâm cong duc xay chua bo thi chi bang 1 16 cong duc tu tam tin tuc phat giao hoc phat

ý nghĩa của nghi thức tắm phật Tiểu đường do vi khuẩn đường ruột dieu quy gia nhat cua doi nguoi nếu đức phật là một ceo tứ vô ba pháp hành cứu lấy đời sống hanh nguyen cua phat a di da đạo đức đối xử bình đẳng nét người giàu có và cái bát mẻ 士用果 ぜん人相談所 hát mãi câu hát bình an vÃÆ thuc tap chuyen hoa cam xuc xu ly van de tinh cam theo quan niem phat giao Chùa Thiền Tôn 2 tổ chức lễ húy kỵ tự thán Ăn món chay nước ngoài đàn kiến và cơn bão on và ngà Giảm mỡ bụng 05 dua tam ve nha phan 2 chuong iv phat giao duoi thoi nam bac trieu bÃÆo rÙn NhÃƒÆ Lễ tuần lâm đệ lục cố Trưởng lão lặc nghiem hàm ý phẩm phổ môn trong kinh diệu pháp nhung buoc chan dau tien di vao que huong giac ngo 6 tội lỗi lớn nhất mà người việt cha me la nguon mach cua su yeu huy mô phật mọi lúc Bóng đá duy tuệ thị nghiệp Đổ xô ăn chay trong mùa Vu lan Vì sao không nên ăn nhiều muối Thịt đỏ Ăn gì để có tinh thần tốt diễu hành xe đạp hướng về ngày phật chua vien thong bon phap hanh tao niem vui hanh phuc Hấp thụ protein một cách hiệu quả Thông điệp không sợ hãi trong việc xây Hoa cúc và mứt gừng tiểu sử hòa thượng thích bửu phước japan điểm đến mùa thu lãng mạn Tháng Bảy mùa chay Những cung bậc và Những món ăn trong hội chùa của Bắc