GNO - Các dưỡng chất có lợi thường tập trung ở lớp vỏ ngoài của củ hành vì thế đừng gọt bỏ quá sâu...

Công dụng trị bệnh, hỗ trợ sức khỏe của củ hành

GNO - Củ hành chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như: vitamin C, chất xơ, acid folic, các chất chống oxy hóa và các dưỡng chất quan trọng khác.

Trong củ hành có quercetin, chất ngăn ngừa ung thư, làm giảm triệu chứng của nhiễm trùng (viêm) bàng quang, giúp tăng cường sức khỏe tuyến tiền liệt… Các dưỡng chất quan trọng khác có trong củ hành là disulfides, trisulfides, cepaene và vinyl dithiins đều có tác dụng duy trì sức khỏe, chống ung thư và vi trùng.

cu hanh.jpg
Củ hành có nhiều công dụng - Ảnh: Internet

Củ hành còn chứa nhiều chất chống oxy hóa với hàm lượng cao làm cho củ hành có mùi và vị ngọt đặc trưng, giúp tim khỏe mạnh, giảm viêm nhiễm, giảm nguy cơ ung thư.

Hơn thế, củ hành còn chứa ít calories, hàm lượng sodium (một thành phần trong muối ăn) thấp, hoàn toàn không có chất béo và cholesterol. Củ hành tươi hay nấu chín đều có lợi cho sức khỏe nhưng củ hành tươi thì có nhiều hợp chất sulfur hữu cơ hơn, tốt hơn là củ hành nấu chín.

Sau đây là các lợi ích sức khỏe mà củ hành mang lại:

1 - Sức khỏe tim mạch

Củ hành là thực phẩm có lợi cho tim. Sulfur trong củ hành làm giảm huyết áp cao, giảm cholesterol xấu, tăng lượng choleaterol tốt, ngăn ngừa cục máu nghẽn, đột quỵ và giảm xơ cứng động mạch. Sulfur có tác dụng như chất làm loãng máu tự nhiên và ngăn ngừa sự kết tụ tiểu huyết cầu.

Khi các tiểu huyết cầu bị kết tụ lại, nguy cơ đau tim hay đột quỵ sẽ tăng cao. Vì vậy các chất làm loãng máu tự nhiên trong củ hành giúp giảm đáng kể các nguy cơ về tim mạch. Về phương diện này, củ hành tươi (chưa qua chế biến) rất tốt. Chất quercetin giúp chống lại sự hình thành các nghẽn mạch trong động mạch, giảm nguy cơ đau tim và đột quỵ.

2 - Chức năng kháng viêm

Từ rất lâu, củ hành được dùng để kháng viêm. Sulfur là tác nhân kháng khuẩn hiệu quả. Vì vậy, củ hành được xem là liệu pháp tại nhà đối với các triệu chứng hen suyễn. Quercetin còn có tác dụng làm dịu các cơn đau khớp, các vết sưng tấy.

3 - Tốt cho hệ miễn dịch

Củ hành tươi hay nấu chín đều có lợi cho sức khỏe nhưng củ hành tươi thì có nhiều hợp chất sulfur hữu cơ hơn, tốt hơn là củ hành nấu chín.

Các dưỡng chất có lợi thường tập trung ở lớp vỏ ngoài của củ hành vì thế đừng gọt bỏ quá sâu phần vỏ ngoài.

Củ hành hữu ích cho hệ miễn dịch bằng việc loại bỏ các gốc tự do (free radicals), phát huy tác dụng của vitamin C, giúp hấp thụ các khoáng chất. Chất quercetin trong củ hành có chức năng làm giảm các phản ứng do dị ứng bằng cách ngăn chặn cơ thể sản xuất ra histamines - tác nhân gây hắt hơi, chảy nước mắt, ngứa ngáy.

Hàm lượng quercetin cao trong củ hành ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư và tiêu diệt tế bào ung thư.

Một nghiên cứu gần đây ở Hà Lan chỉ ra rằng, ăn củ hành sẽ hấp thụ được gấp đôi lượng quercetin so với uống trà, gấp 3 lần so với ăn táo (trà và táo đều là nguồn thực phẩm chứa nhiều quercetin). Củ hành tím rất giàu quercetin. Hành lá và hành tây (loại vỏ trắng và vàng) đều tốt, nhưng trong đó hành tây vỏ  trắng có hàm lượng quercetin và chất chống oxy hóa thấp nhất.

4 - Củ hành giúp giải độc

Củ hành chứa các amino acid giàu sulfur hữu cơ. Các amino acid này giúp hình thành glutathione, hỗ trợ  gan bài thải độc tố.

5 - Củ hành hỗ trợ tiêu hóa

Chất xơ trong củ hành hỗ trợ tiêu hóa và giúp bạn có thân hình cân đối. Hơn thế, củ hành còn chứa một loại chất xơ hòa tan đặc biệt là fructan, có lợi cho sự phát triển của các lợi khuẩn trong ruột, giúp các lợi khuẩn này khỏe mạnh và không bị viêm nhiễm.

Các dưỡng chất khác trong củ hành giúp “dọn dẹp” các gốc tự do, làm giảm nguy cơ phát triển của chứng loét dạ dày.

6 - Điều hòa đường huyết

Chromium trong củ hành hỗ trợ ổn định đường huyết. Sulfur giúp hạ đường huyết bằng cách kích thích sản xuất tăng cường insulin.

7 - Làm tăng mật độ xương ở phụ nữ có tuổi

Một nghiên cứu năm 2009 kết luận, ăn củ hành mỗi ngày giúp cải thiện mật độ xương ở phụ nữ đang trong thời kỳ hoặc sau mãn kinh. Phụ nữ ăn củ hành mỗi ngày có thể giảm nguy cơ gãy xương hông đến 27% so với các phụ nữ không ăn củ hành.

Trần Trọng Hiếu (Theo The Live Science)


Về Menu

Công dụng trị bệnh, hỗ trợ sức khỏe của củ hành

Món chay mùa Vu Lan tại Seoul Garden tam su cua mot bac sy bi ung thu truoc khi qua doi cà n Đóa hoa Phật pháp 曹洞宗総合研究センター Kinh Vu lan Khảo về nguồn gốcHán tạng Bà Kinh Vu lan Khảo về nguồn gốcHán tạng Lặng 皈依是什么意思 Húy nhật lần thứ 49 Thánh tử đạo 20 dieu dai tu duong trong doi Trần Nhân Tông Sở đắc giải Gene có phải nguyên nhân chính gây ra ung 供灯的功德 천태종 대구동대사 도산스님 Entry xúc động về mẹ trong mùa Vu lan Xôi đường hương vị quê hương tiểu đường do vi khuẩn đường ruột Đậu nành làm ung thư vú phát triển ý nghĩa của bốn chữ cửu huyền thất 佛法怎样面对痛苦 truyen gioi bo tat vo sanh phap nhan tai to dinh Vài nét về Thiền Vipassana tại Việt Nam Ngày ăn chay được ưu đãi 50 giá 川井霊園 オンライン坐禅会で曹洞宗の教えを学ぶ å Đậu nành có thật sự giúp ngăn ngừa 築地本願寺 盆踊り お墓参り 七五三 大阪 香炉とお香 อธ ษฐานบารม สต chùa kim tiên 荐拔功德殊胜行 Vọng tưởng dung thông Aspirin có tác dụng giảm nguy cơ ung thư 墓地の販売と購入の注意点 佛教算中国传统文化吗 净土五经是哪五经 van de tam the trong tam ly hoc phat giao 雙手合十擺在胸口位置 Ăn như thế nào dẫn tới nguy cơ mắc ung 鎌倉市 霊園 ก จกรรมทอดกฐ น Thap nhi nhan duyen 每年四月初八 của 経å Ăn nhiều trái cây để ngừa ung thư vú