Giác Ngộ - Hòa thượng thế danh Lê An, pháp danh Thị An, tự Hành Trụ, hiệu Phước Bình, thuộc dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42.

Công hạnh của Trưởng lão Hòa thượng Thích Hành Trụ (1903 - 1984)

Giác Ngộ - Hòa thượng thế danh Lê An, pháp danh Thị An, tự Hành Trụ, hiệu Phước Bình, thuộc dòng phái Lâm Tế Chúc Thánh đời thứ 42.

Hòa thượng sinh ngày 15-2-1903 tại làng Phương Lưu, tỉnh Phú Yên, trong một gia đình phúc đức thuần hậu, nhiều đời thâm tín Tam  bảo. Gia đình có 3 người con đều xuất gia tu hành giải thoát.

wwwHTHT.jpg

Trưởng lão Hòa thượng Thích Hành Trụ

Thuở ấu thơ, chí hướng xuất trần đã sớm phát sinh nơi tâm hồn son trẻ, ưa thích theo song thân lên chùa lễ Phật nghe kinh, nên lòng mộ đạo của Ngài càng thêm tăng trưởng, năm 12 tuổi xuất gia, 19 tuổi về nương tựa Hòa thượng bổn sư Như Đắc chùa Phước Sơn, thọ tam đàn Cụ túc giới năm 22 tuổi. Hòa thượng đã được học cả hai phương diện Quốc văn và Nội điển.

Hòa thượng từng được thọ giáo với các bậc cao minh như Trưởng lão Hòa thượng Thích Tịnh Khiết (Tổ đình Tường Vân, Huế), Đại lão Hòa thượng Thích Giác Nhiên (Tổ đình Thiền Tôn), Trưởng lão Hòa thượng Phước Huệ (Tổ đình Thập Tháp), bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám (Phật học đường Tây Thiên)…

Bắt đầu từ đây, Hòa thượng noi gương chư Tổ, phát tâm đại bi, lấy việc tiếp chúng độ Tăng, hoằng dương Phật pháp làm chánh yếu, ngược xuôi giảng dạy Phật pháp, hướng dẫn tu tập cho tứ chúng, khai sơn các tòng lâm, tiếp Tăng độ chúng không mệt mỏi.

Hòa thượng đã được cung thỉnh làm Trưởng ban Nghi lễ Giáo hội Tăng già Nam Việt, Chứng minh Đạo sư Hội Phật học Nam Việt chùa Xá Lợi - Sài Gòn, Trưởng phái đoàn Phật giáo Nam Việt đi tham dự Hội nghị Phật giáo Thế giới kỳ 4 tại Nam Vang, Giám đốc kiêm Viện chủ Phật học đường chùa Chánh Giác - Gia Định và Viện chủ Tổ đình Đông Hưng, Đệ tam Tôn chứng Đại giới đàn Hải Đức - Nha Trang, Yết ma A xà lê Đại giới đàn Quảng Đức tại Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội đồng Giám luật Viện Tăng thống GHPGVNTN, Hòa thượng Đàn đầu tại Đại giới đàn Quảng Đức, chùa Ấn Quang, Hòa thượng Đàn đầu tại Đại giới đàn Thiện Hòa, chùa Ấn Quang, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự toàn quốc…

Hòa thượng đã phiên dịch nhiều tác phẩm như: Luật Tứ phần giới bổn như thích, Kinh Phạm Võng Bồ tát giới, Sa di luật giải, Quy sơn cảnh sách, Kinh A Di Đà sớ sao, Kinh Vị tằng hữu thuyết nhơn duyên, Kinh Hiền Nhơn, Kinh Trừ khủng tai hoạnTỳ kheo giới kinh

Suốt cuộc đời học đạo, hành đạo và hóa đạo, lúc nào Hòa thượng cũng tinh tấn đều đặn, giờ khắc tu niệm dạy chúng, lo lắng cho đạo pháp và tứ chúng đệ tử, dường như không lúc nào biết nhàm mỏi hay bê trễ. Lúc tuổi cao, Trưởng lão Hòa thượng đã bế môn nhập thất, lấy pháp môn Tịnh độ làm yếu chỉ, ngày đêm ròng chuyên tụng kinh, niệm Phật, lễ sám cho đến ngày thu thần viên tịch (ngày 29 tháng 10 năm Giáp Tý, nhằm ngày 21-11-1984). Hòa thượng trụ thế 81 tuổi đời và 59 tuổi hạ.

Suốt đời Hòa thượng đã tích cực hy sinh cho việc thượng hoằng hạ hóa. Và với tâm đại bi rộng lớn, Ngài đã không ngừng nỗ lực truyền bá Chánh pháp để lợi lạc cho tứ chúng khắp đó đây, không phân biệt Nam, Trung, Bắc, cũng không thiên trọng Tăng Ni... Hễ nơi nào thuận duyên thuận cảnh, thì Hòa thượng không hề bỏ qua. Bởi thế nên cả thất chúng đệ tử, từ Tăng đến Ni, từ già chí trẻ, khắp mọi nơi ai ai cũng đều tha thiết cảm mến quy hướng với Ngài.

(H.Đ lược từ Tiểu sử  do Ban Tổ chức Đại giới đàn Hành Trụ cung cấp)


Về Menu

Công hạnh của Trưởng lão Hòa thượng Thích Hành Trụ (1903 1984)

sau bau cu tai my hanh Ba vị danh Ni tiêu biểu trong tiến trình chÃnh Chùa Lộc Uyển 一日善缘 Tưởng niệm Đức Đệ nhị Pháp chủ 七五三 大阪 Bệnh do vi rút Ebola những điều ประสบแต ความด 墓地の販売と購入の注意点 曹洞宗総合研究センター å 色登寺供养 随喜 己が身にひき比べて thái Bông hồng nào cho Cha ก จกรรมทอดกฐ น ไๆาา แากกา お位牌とは 川井霊園 Thầy 천태종 대구동대사 도산스님 浄土宗 2006 佛教算中国传统文化吗 いいお墓 金沢八景 樹木葬墓地 忍四 佛教教學 元代 僧人 功德碑 Y tế cho Hội nghị Sakyadhita lần thứ 11 อธ ษฐานบารม 別五時 是針 さいたま市 氷川神社 七五三 度母观音 功能 使用方法 必使淫心身心具断 佛经讲 男女欲望 Húy nhật lần thứ 49 Thánh tử đạo ส วรรณสามชาดก お墓参り おりん 木魚のお取り寄せ 陈光别居士 お仏壇 お供え 荐拔功德殊胜行 築地本願寺 盆踊り mat phap こころといのちの相談 浄土宗 äºŒä ƒæ 华藏宗门 佛教中华文化 文殊 คนเก ยจคร าน 五観の偈 曹洞宗