Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ có kiến trúc độc đáo, hiện vật độc bản có ý nghĩa lịch sử văn hóa to lớn, đây còn là tài liệu nghiên cứu khảo cổ quan trọng
Cột kinh Phật - bảo vật quốc gia ở cố đô Hoa Lư

… xứng đáng là bảo vật quốc gia để bảo tồn và phát huy hết giá trị.   Chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Tiền Lê với nhiều kiến trúc độc đáo. Chùa nằm trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư, cách đền thờ vua Lê Đại Hành khoảng 100m. Với những giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, chùa đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.
 
Chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) nơi lưu giữ Cột kinh Phật hơn 1.000 năm qua
Chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) nơi lưu giữ Cột kinh Phật hơn 1.000 năm quaTrong số những hiện vật quý hiện còn lưu giữ được trong chùa, Cột kinh Phật nằm trong khuôn viên di tích là một trong những hiện vật quý hiếm, có một không hai ở Việt Nam. Những nghiên cứu cho thấy, Cột kinh Phật ở chùa Nhất Trụ được vua Lê Đại Hành cho dựng vào năm 995.

Cột kinh Phật được làm bằng đá, cao 4,16m; nặng 4,5 tấn. Cột được lắp ghép bằng 6 bộ phận khác nhau bao gồm: Tảng vuông, đế tròn, thân bát giác, thớt bát giác, đấu bát giác và đỉnh hoa sen. Các bộ phận của Cột kinh Phật được gắn chặt với nhau bằng “mộng” mà không cần sử dụng chất kết dính. Với kiến trúc độc đáo trên, trải qua hàng ngàn năm nhưng các bộ phận của cột vẫn không tách rời và giữ được vẻ nguyên sơ.

 
Cột kinh Phật nằm trong khuôn viên di tích cấp quốc gia chùa Nhất Trụ
Cột kinh Phật nằm trong khuôn viên di tích cấp quốc gia chùa Nhất TrụKhông chỉ độc đáo về kiến trúc, Cột kinh Phật còn là một hiện vật độc bản có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn. Trên tám mặt của cây cột đều được khắc chữ Hán, ước có khoảng 2.500 chữ. Tuy nhiên, hiện nay những chữ Hán trên nửa thân dưới của cây cột không còn nguyên vẹn. Phần trên cột còn chữ những cũng không đầy đủ, có chỗ rõ chỗ bị mờ rất khó đọc. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những chữ Hán trên cột đá này là phần văn tự về lạc khoản, kệ kinh nên cột được gọi là Cột kinh Phật.
 
Cột kinh Phật được làm bằng đá, cao 4,16m, nặng 4,5 tấn
 
Cột kinh Phật được làm bằng đá, cao 4,16m, nặng 4,5 tấnTrước những giá trị độc đáo về kiến trúc loại hình, hình dáng kết cấu, kích thước, tài liệu quan trọng... của Cột kinh Phật, tháng 12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận đây là bảo vật quốc gia. Việc công nhận Cột kinh Phật là bảo vật quốc gia không chỉ tôn vinh giá trị văn hóa lịch sử nghìn năm ở đất cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) mà còn khẳng định giá trị to lớn về kinh thành Hoa Lư xưa. Nơi từng là một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa lớn của nước ta.
 
Trên thân cột hiện còn lưu dấu nhiều chữ Hán.
 
Trên thân cột hiện còn lưu dấu nhiều chữ Hán.Theo ghi nhận, Cột kinh Phật tại chùa Nhất trụ được dựng từ thế kỷ thứ X đến nay vẫn còn tại vị trí cũ. Với những nét độc đáo, Cột kinh Phật đã minh chứng cho thời kỳ phát triển của đạo Phật ở nước ta. Đây là thời kỳ bắt đầu giành quyền tự chủ, độc lập thể hiện sự khéo léo trong nghệ thuật trang trí, chạm khắc trên đá, nghệ thuật chế tác của ông cha ta thời bấy giờ.
 
Đế cột   Đài sen
 
Sau thời gian dài đến nay nhiều nơi trên thân cột đã bị hư hại, nứt nẻ
 
Sau thời gian dài đến nay nhiều nơi trên thân cột đã bị hư hại, nứt nẻVới việc dựng Cột kinh Phật, vua Lê Đại Hành cầu mong quốc thái dân an, triều đình vững mạnh và sự tin tưởng nhiệm màu của Phật pháp. Cột kinh Phật giờ đây là bảo vật quý báu không chỉ của Phật giáo mà của cả lịch sử dân tộc. Cột kinh chỉ cho chúng ta thấy đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người Việt cách đây trên một nghìn năm, văn hóa Phật giáo thế giới. Văn bản trên cột giúp nhìn lại những bài kinh Phật cổ hiện đang lưu hành trên thế giới, từ đó là nhiềm tự hào của Việt Nam khi sở hữu một hiện vật có giá trị to lớn.
 
Chùa Nhất Trụ nơi phát tích của của chùa Một Cột tại thủ đô Hà Nội
 
Chùa Nhất Trụ nơi phát tích của của chùa Một Cột tại thủ đô Hà NộiĐược biết, trong lễ hội Trường Yên năm nay (9 - 11/3 âm lịch), tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức đón nhận bằng công nhận Bảo vật quốc gia đối với Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ để tôn vinh giá trị của “Cột kinh Phật” độc nhất vô nhị này.
 
Thái Bá

Về Menu

cột kinh phật bảo vật quốc gia ở cố đô hoa lư cot kinh phat bao vat quoc gia o co do hoa lu tin tuc phat giao hoc phat

Ngàn năm chưa dễ đã ai quên cuộc đời đức phật thích ca qua những Tăng cường sức khỏe hằng ngày trong chua bao tinh chùa thiên ấn Lá thư Xuân お寺小学生合宿 群馬 chánh nói giỡn có phải là khẩu nghiệp Nhân kỷ niệm ngày tự thiêu của Bồ tràng lịch sử và ý nghĩa của chuông trống 士用果 西藏明妃不怀孕吗 Món chay dễ làm Bún lứt trộn bạc hà bốn vô lượng tâm Không phải là lời của Phật quyết tâm vượt thoát khổ đau mot coi di ve trinh cong son từ linh sơn đến yên tử Nhà sư thi sĩ Đời Lý Chiều luãƒæ n dao tuyen co tu mang ten quoc su xu kim chi bên luật nào cho chiếc áo cà sa càng Niệm chia 单三衣 Bơi lội tốt cho sức khỏe và ngu Lá rụng buổi giao mùa N cấu trúc sinh học của con người phù Tâm chuyển thì cảnh chuyển hà y 了凡四訓 三心 nở rộ dịch vụ giải hạn sao xấu cho trinh cong son suc manh tinh than thoi dai viet cuộc đời thánh tăng ananda phần 7 五痛五燒意思 Tưởng niệm vị Tổ khai sơn trên 20 tự Tp hanh phuc toan dien sửa kinh không bằng hiểu kinh và tu theo giá trị của đồng tiền theo quan điểm Mẹ về chốn bình an