Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ có kiến trúc độc đáo, hiện vật độc bản có ý nghĩa lịch sử văn hóa to lớn, đây còn là tài liệu nghiên cứu khảo cổ quan trọng
Cột kinh Phật - bảo vật quốc gia ở cố đô Hoa Lư

… xứng đáng là bảo vật quốc gia để bảo tồn và phát huy hết giá trị.   Chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Tiền Lê với nhiều kiến trúc độc đáo. Chùa nằm trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư, cách đền thờ vua Lê Đại Hành khoảng 100m. Với những giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, chùa đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.
 
Chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) nơi lưu giữ Cột kinh Phật hơn 1.000 năm qua
Chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) nơi lưu giữ Cột kinh Phật hơn 1.000 năm quaTrong số những hiện vật quý hiện còn lưu giữ được trong chùa, Cột kinh Phật nằm trong khuôn viên di tích là một trong những hiện vật quý hiếm, có một không hai ở Việt Nam. Những nghiên cứu cho thấy, Cột kinh Phật ở chùa Nhất Trụ được vua Lê Đại Hành cho dựng vào năm 995.

Cột kinh Phật được làm bằng đá, cao 4,16m; nặng 4,5 tấn. Cột được lắp ghép bằng 6 bộ phận khác nhau bao gồm: Tảng vuông, đế tròn, thân bát giác, thớt bát giác, đấu bát giác và đỉnh hoa sen. Các bộ phận của Cột kinh Phật được gắn chặt với nhau bằng “mộng” mà không cần sử dụng chất kết dính. Với kiến trúc độc đáo trên, trải qua hàng ngàn năm nhưng các bộ phận của cột vẫn không tách rời và giữ được vẻ nguyên sơ.

 
Cột kinh Phật nằm trong khuôn viên di tích cấp quốc gia chùa Nhất Trụ
Cột kinh Phật nằm trong khuôn viên di tích cấp quốc gia chùa Nhất TrụKhông chỉ độc đáo về kiến trúc, Cột kinh Phật còn là một hiện vật độc bản có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn. Trên tám mặt của cây cột đều được khắc chữ Hán, ước có khoảng 2.500 chữ. Tuy nhiên, hiện nay những chữ Hán trên nửa thân dưới của cây cột không còn nguyên vẹn. Phần trên cột còn chữ những cũng không đầy đủ, có chỗ rõ chỗ bị mờ rất khó đọc. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những chữ Hán trên cột đá này là phần văn tự về lạc khoản, kệ kinh nên cột được gọi là Cột kinh Phật.
 
Cột kinh Phật được làm bằng đá, cao 4,16m, nặng 4,5 tấn
 
Cột kinh Phật được làm bằng đá, cao 4,16m, nặng 4,5 tấnTrước những giá trị độc đáo về kiến trúc loại hình, hình dáng kết cấu, kích thước, tài liệu quan trọng... của Cột kinh Phật, tháng 12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận đây là bảo vật quốc gia. Việc công nhận Cột kinh Phật là bảo vật quốc gia không chỉ tôn vinh giá trị văn hóa lịch sử nghìn năm ở đất cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) mà còn khẳng định giá trị to lớn về kinh thành Hoa Lư xưa. Nơi từng là một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa lớn của nước ta.
 
Trên thân cột hiện còn lưu dấu nhiều chữ Hán.
 
Trên thân cột hiện còn lưu dấu nhiều chữ Hán.Theo ghi nhận, Cột kinh Phật tại chùa Nhất trụ được dựng từ thế kỷ thứ X đến nay vẫn còn tại vị trí cũ. Với những nét độc đáo, Cột kinh Phật đã minh chứng cho thời kỳ phát triển của đạo Phật ở nước ta. Đây là thời kỳ bắt đầu giành quyền tự chủ, độc lập thể hiện sự khéo léo trong nghệ thuật trang trí, chạm khắc trên đá, nghệ thuật chế tác của ông cha ta thời bấy giờ.
 
Đế cột   Đài sen
 
Sau thời gian dài đến nay nhiều nơi trên thân cột đã bị hư hại, nứt nẻ
 
Sau thời gian dài đến nay nhiều nơi trên thân cột đã bị hư hại, nứt nẻVới việc dựng Cột kinh Phật, vua Lê Đại Hành cầu mong quốc thái dân an, triều đình vững mạnh và sự tin tưởng nhiệm màu của Phật pháp. Cột kinh Phật giờ đây là bảo vật quý báu không chỉ của Phật giáo mà của cả lịch sử dân tộc. Cột kinh chỉ cho chúng ta thấy đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người Việt cách đây trên một nghìn năm, văn hóa Phật giáo thế giới. Văn bản trên cột giúp nhìn lại những bài kinh Phật cổ hiện đang lưu hành trên thế giới, từ đó là nhiềm tự hào của Việt Nam khi sở hữu một hiện vật có giá trị to lớn.
 
Chùa Nhất Trụ nơi phát tích của của chùa Một Cột tại thủ đô Hà Nội
 
Chùa Nhất Trụ nơi phát tích của của chùa Một Cột tại thủ đô Hà NộiĐược biết, trong lễ hội Trường Yên năm nay (9 - 11/3 âm lịch), tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức đón nhận bằng công nhận Bảo vật quốc gia đối với Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ để tôn vinh giá trị của “Cột kinh Phật” độc nhất vô nhị này.
 
Thái Bá

Về Menu

cột kinh phật bảo vật quốc gia ở cố đô hoa lư cot kinh phat bao vat quoc gia o co do hoa lu tin tuc phat giao hoc phat

Ăn canh khổ qua thì khổ có qua Phật Bà hãy cứu con Ăn hoa quả đúng bữa ba lï¾ ï½ Chuyện gì xảy ra khi bạn nhiễm độc Tết Bậc cao tăng đạo đức thủy chung đại Nhớ về lớp viết báo ngắn ngày Tự nấu nước mát giải nhiệt tri Chùa Minh Thành Nơi níu chân những người 10 dấu hiệu cảnh báo bệnh thận Học cười để trị bệnh Tiếng niệm Phật trên dòng suối Yến tượng phật ngọc hòa bình thế giới Bánh xèo nấm mối thật hấp dẫn quà Dăm bông chân nấm đông cô Khai bút đêm giao thừa Vu lan con trai nói với ba mẹ Rau cải xào nấm hương Mưa cố đô cuộc đời thánh tăng ananda phần 3 Mùa Vu Lan nhìn lại chính mình Bia rượu tác động xấu đến giấc ngủ Chốn bình an bi quyet hanh phuc cua nguoi con phat Chuyện đời của một sư cô Xét nghiệm máu giúp dự đoán Alzheimer Từ bi với chính mình Nhân duyên khó lường Gặp Giác Ngộ tôi đã đổi nghề xà tanh Hòa Thượng Võ Ngộ Thông Vitamin C có giúp ngăn ngừa bệnh cảm Khai bút đêm giao thừa Lại nói với ao hoa gieo buoc chan khai mo con duong vuot thoat phien cung co hon Lợi ích mới của Thiền định Khánh Hòa Tưởng niệm lần thứ 47 ngày 5 điều nên tránh để có thị lực tốt Ly tán giữa vàng son luat phat giao HoẠNguy hại của mất Tiễn đưa người về