Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ có kiến trúc độc đáo, hiện vật độc bản có ý nghĩa lịch sử văn hóa to lớn, đây còn là tài liệu nghiên cứu khảo cổ quan trọng
Cột kinh Phật - bảo vật quốc gia ở cố đô Hoa Lư

… xứng đáng là bảo vật quốc gia để bảo tồn và phát huy hết giá trị.   Chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Tiền Lê với nhiều kiến trúc độc đáo. Chùa nằm trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư, cách đền thờ vua Lê Đại Hành khoảng 100m. Với những giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, chùa đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.
 
Chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) nơi lưu giữ Cột kinh Phật hơn 1.000 năm qua
Chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) nơi lưu giữ Cột kinh Phật hơn 1.000 năm quaTrong số những hiện vật quý hiện còn lưu giữ được trong chùa, Cột kinh Phật nằm trong khuôn viên di tích là một trong những hiện vật quý hiếm, có một không hai ở Việt Nam. Những nghiên cứu cho thấy, Cột kinh Phật ở chùa Nhất Trụ được vua Lê Đại Hành cho dựng vào năm 995.

Cột kinh Phật được làm bằng đá, cao 4,16m; nặng 4,5 tấn. Cột được lắp ghép bằng 6 bộ phận khác nhau bao gồm: Tảng vuông, đế tròn, thân bát giác, thớt bát giác, đấu bát giác và đỉnh hoa sen. Các bộ phận của Cột kinh Phật được gắn chặt với nhau bằng “mộng” mà không cần sử dụng chất kết dính. Với kiến trúc độc đáo trên, trải qua hàng ngàn năm nhưng các bộ phận của cột vẫn không tách rời và giữ được vẻ nguyên sơ.

 
Cột kinh Phật nằm trong khuôn viên di tích cấp quốc gia chùa Nhất Trụ
Cột kinh Phật nằm trong khuôn viên di tích cấp quốc gia chùa Nhất TrụKhông chỉ độc đáo về kiến trúc, Cột kinh Phật còn là một hiện vật độc bản có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn. Trên tám mặt của cây cột đều được khắc chữ Hán, ước có khoảng 2.500 chữ. Tuy nhiên, hiện nay những chữ Hán trên nửa thân dưới của cây cột không còn nguyên vẹn. Phần trên cột còn chữ những cũng không đầy đủ, có chỗ rõ chỗ bị mờ rất khó đọc. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những chữ Hán trên cột đá này là phần văn tự về lạc khoản, kệ kinh nên cột được gọi là Cột kinh Phật.
 
Cột kinh Phật được làm bằng đá, cao 4,16m, nặng 4,5 tấn
 
Cột kinh Phật được làm bằng đá, cao 4,16m, nặng 4,5 tấnTrước những giá trị độc đáo về kiến trúc loại hình, hình dáng kết cấu, kích thước, tài liệu quan trọng... của Cột kinh Phật, tháng 12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận đây là bảo vật quốc gia. Việc công nhận Cột kinh Phật là bảo vật quốc gia không chỉ tôn vinh giá trị văn hóa lịch sử nghìn năm ở đất cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) mà còn khẳng định giá trị to lớn về kinh thành Hoa Lư xưa. Nơi từng là một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa lớn của nước ta.
 
Trên thân cột hiện còn lưu dấu nhiều chữ Hán.
 
Trên thân cột hiện còn lưu dấu nhiều chữ Hán.Theo ghi nhận, Cột kinh Phật tại chùa Nhất trụ được dựng từ thế kỷ thứ X đến nay vẫn còn tại vị trí cũ. Với những nét độc đáo, Cột kinh Phật đã minh chứng cho thời kỳ phát triển của đạo Phật ở nước ta. Đây là thời kỳ bắt đầu giành quyền tự chủ, độc lập thể hiện sự khéo léo trong nghệ thuật trang trí, chạm khắc trên đá, nghệ thuật chế tác của ông cha ta thời bấy giờ.
 
Đế cột   Đài sen
 
Sau thời gian dài đến nay nhiều nơi trên thân cột đã bị hư hại, nứt nẻ
 
Sau thời gian dài đến nay nhiều nơi trên thân cột đã bị hư hại, nứt nẻVới việc dựng Cột kinh Phật, vua Lê Đại Hành cầu mong quốc thái dân an, triều đình vững mạnh và sự tin tưởng nhiệm màu của Phật pháp. Cột kinh Phật giờ đây là bảo vật quý báu không chỉ của Phật giáo mà của cả lịch sử dân tộc. Cột kinh chỉ cho chúng ta thấy đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người Việt cách đây trên một nghìn năm, văn hóa Phật giáo thế giới. Văn bản trên cột giúp nhìn lại những bài kinh Phật cổ hiện đang lưu hành trên thế giới, từ đó là nhiềm tự hào của Việt Nam khi sở hữu một hiện vật có giá trị to lớn.
 
Chùa Nhất Trụ nơi phát tích của của chùa Một Cột tại thủ đô Hà Nội
 
Chùa Nhất Trụ nơi phát tích của của chùa Một Cột tại thủ đô Hà NộiĐược biết, trong lễ hội Trường Yên năm nay (9 - 11/3 âm lịch), tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức đón nhận bằng công nhận Bảo vật quốc gia đối với Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ để tôn vinh giá trị của “Cột kinh Phật” độc nhất vô nhị này.
 
Thái Bá

Về Menu

cột kinh phật bảo vật quốc gia ở cố đô hoa lư cot kinh phat bao vat quoc gia o co do hoa lu tin tuc phat giao hoc phat

B廕苞 Rau cải xào nấm hương thien su moc tran dao man cau chuyen ve tam mới hiểu được những điều như di sản văn hóa phật giáo việt nam mang cái lạnh nào đáng sợ nhất giữa mùa lang nghe tieng nuoc chay thấy gì nơi cuộc sống này than va tam la mot hay khong phai la mot nhÒ con mat thu ba bài kệ pháp phái thiên đồng Thiêng liêng những sắc màu trùng tang là gì có hay không Làm bắp cải cuốn cho mâm cỗ chay net dep rieng biet cua chua sen nia dong thap Trì chú với tâm thành 雷坤卦 sống không nhìn tới 9 thực phẩm giúp giảm căng thẳng Đạt ma Cách chế biến giữ nguyên dưỡng chất trung tang la gi co hay khong Làm gì để xương chắc khỏe hãy luôn tỉnh thức và cảnh giác tu tanh di da 5 18 trung am bardo tai sinh vạn vật hữu linh vậy ăn chay có ích suy nghĩ về phương pháp dịch thuật kinh 10 điều cần biết trước khi quá muộn phuoc phai do chinh minh tao nen chu khong the cau bai ke phap phai thien dong Đồng Tháp Tổ chức lễ đại tường Những mẹo vặt để nấu khoai tây tuổi trẻ và vấn đề đến với đạo khong tin tang co that kinh voi tam bao 4 điều cần làm khi phát hiện ung thư giai thoai ve tam vi thien tang phat an dai su 18 trung ấm bardo tái sinh khuyên vài nét về thiền vipassana tại việt nam Quảng Ngãi Húy kỵ đệ nhất khai sơn nguoi phu nu co can chiu dung mot ong chong nat cuoc doi do co bao lau ma khong chiu tu hanh từ bi trong đạo phật là gì daklak gdpt chua lien tri tu bat quan trai lan 2 mie kìm nén được nó lại là bản sự