Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ có kiến trúc độc đáo, hiện vật độc bản có ý nghĩa lịch sử văn hóa to lớn, đây còn là tài liệu nghiên cứu khảo cổ quan trọng
Cột kinh Phật - bảo vật quốc gia ở cố đô Hoa Lư

… xứng đáng là bảo vật quốc gia để bảo tồn và phát huy hết giá trị.   Chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) là ngôi chùa cổ được xây dựng từ thời Tiền Lê với nhiều kiến trúc độc đáo. Chùa nằm trong quần thể di tích cố đô Hoa Lư, cách đền thờ vua Lê Đại Hành khoảng 100m. Với những giá trị lịch sử và văn hóa đặc biệt, chùa đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.
 
Chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) nơi lưu giữ Cột kinh Phật hơn 1.000 năm qua
Chùa Nhất Trụ, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư (Ninh Bình) nơi lưu giữ Cột kinh Phật hơn 1.000 năm quaTrong số những hiện vật quý hiện còn lưu giữ được trong chùa, Cột kinh Phật nằm trong khuôn viên di tích là một trong những hiện vật quý hiếm, có một không hai ở Việt Nam. Những nghiên cứu cho thấy, Cột kinh Phật ở chùa Nhất Trụ được vua Lê Đại Hành cho dựng vào năm 995.

Cột kinh Phật được làm bằng đá, cao 4,16m; nặng 4,5 tấn. Cột được lắp ghép bằng 6 bộ phận khác nhau bao gồm: Tảng vuông, đế tròn, thân bát giác, thớt bát giác, đấu bát giác và đỉnh hoa sen. Các bộ phận của Cột kinh Phật được gắn chặt với nhau bằng “mộng” mà không cần sử dụng chất kết dính. Với kiến trúc độc đáo trên, trải qua hàng ngàn năm nhưng các bộ phận của cột vẫn không tách rời và giữ được vẻ nguyên sơ.

 
Cột kinh Phật nằm trong khuôn viên di tích cấp quốc gia chùa Nhất Trụ
Cột kinh Phật nằm trong khuôn viên di tích cấp quốc gia chùa Nhất TrụKhông chỉ độc đáo về kiến trúc, Cột kinh Phật còn là một hiện vật độc bản có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn. Trên tám mặt của cây cột đều được khắc chữ Hán, ước có khoảng 2.500 chữ. Tuy nhiên, hiện nay những chữ Hán trên nửa thân dưới của cây cột không còn nguyên vẹn. Phần trên cột còn chữ những cũng không đầy đủ, có chỗ rõ chỗ bị mờ rất khó đọc. Nhiều nghiên cứu cho thấy, những chữ Hán trên cột đá này là phần văn tự về lạc khoản, kệ kinh nên cột được gọi là Cột kinh Phật.
 
Cột kinh Phật được làm bằng đá, cao 4,16m, nặng 4,5 tấn
 
Cột kinh Phật được làm bằng đá, cao 4,16m, nặng 4,5 tấnTrước những giá trị độc đáo về kiến trúc loại hình, hình dáng kết cấu, kích thước, tài liệu quan trọng... của Cột kinh Phật, tháng 12/2015, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận đây là bảo vật quốc gia. Việc công nhận Cột kinh Phật là bảo vật quốc gia không chỉ tôn vinh giá trị văn hóa lịch sử nghìn năm ở đất cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) mà còn khẳng định giá trị to lớn về kinh thành Hoa Lư xưa. Nơi từng là một trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa lớn của nước ta.
 
Trên thân cột hiện còn lưu dấu nhiều chữ Hán.
 
Trên thân cột hiện còn lưu dấu nhiều chữ Hán.Theo ghi nhận, Cột kinh Phật tại chùa Nhất trụ được dựng từ thế kỷ thứ X đến nay vẫn còn tại vị trí cũ. Với những nét độc đáo, Cột kinh Phật đã minh chứng cho thời kỳ phát triển của đạo Phật ở nước ta. Đây là thời kỳ bắt đầu giành quyền tự chủ, độc lập thể hiện sự khéo léo trong nghệ thuật trang trí, chạm khắc trên đá, nghệ thuật chế tác của ông cha ta thời bấy giờ.
 
Đế cột   Đài sen
 
Sau thời gian dài đến nay nhiều nơi trên thân cột đã bị hư hại, nứt nẻ
 
Sau thời gian dài đến nay nhiều nơi trên thân cột đã bị hư hại, nứt nẻVới việc dựng Cột kinh Phật, vua Lê Đại Hành cầu mong quốc thái dân an, triều đình vững mạnh và sự tin tưởng nhiệm màu của Phật pháp. Cột kinh Phật giờ đây là bảo vật quý báu không chỉ của Phật giáo mà của cả lịch sử dân tộc. Cột kinh chỉ cho chúng ta thấy đời sống tâm linh và tín ngưỡng của người Việt cách đây trên một nghìn năm, văn hóa Phật giáo thế giới. Văn bản trên cột giúp nhìn lại những bài kinh Phật cổ hiện đang lưu hành trên thế giới, từ đó là nhiềm tự hào của Việt Nam khi sở hữu một hiện vật có giá trị to lớn.
 
Chùa Nhất Trụ nơi phát tích của của chùa Một Cột tại thủ đô Hà Nội
 
Chùa Nhất Trụ nơi phát tích của của chùa Một Cột tại thủ đô Hà NộiĐược biết, trong lễ hội Trường Yên năm nay (9 - 11/3 âm lịch), tỉnh Ninh Bình sẽ tổ chức đón nhận bằng công nhận Bảo vật quốc gia đối với Cột kinh Phật chùa Nhất Trụ để tôn vinh giá trị của “Cột kinh Phật” độc nhất vô nhị này.
 
Thái Bá

Về Menu

cột kinh phật bảo vật quốc gia ở cố đô hoa lư cot kinh phat bao vat quoc gia o co do hoa lu tin tuc phat giao hoc phat

dao duc gia dinh dang bi xuong cap ngÒ có ai ở đời mãi đâu mà giận với Sống Huy nghiên cứu tế bào gốc Dự cảm về ngũ tịnh nhục loại thịt 虚云朝拜五台山从哪里出发 nguồn mạch tâm linh 四念处的修行方法 Cách chăm sóc da tiếp da tốt nhân thừa thi hóa qua 42 chữ đầu Truyền kỳ về vị thiền sư tổ ghpgvn ta chon luong thienkhong phai la vi ta mem yeu cuoc doi duc phat tuoi tre song trong giay phut hien noi va phat giao hoa thuong duy luc hoc phat tam kinh thoi dai canh gioi tinh do moi truong tu hoc hoan hao dang sau cau chuyen vi dai gia ngay nao cung an Phật giáo Bo bo Phương thuốc kỳ diệu é å å Phụ nữ cũng có nguy cơ tim mạch tương é å å Món chay Việt hút khách tại Thai phụ cần lưu ý gì khi tập thể dục Tóm tắt tiểu sử cố đại lão Hòa thực di tim muc dich cua cuoc doi diễn niệm บวช Chua niềm hÃ Æ chùa xuân Chăm sóc sức khỏe người dân trong tịnh 念佛人多有福气 藏传佛教 双修真相