GNO - Trong 2 ngày (12, 13-5 năm Đinh Dậu, nhằm 6, 7-6-2017), tại Hội An đã trang nghiêm diễn ra lễ...

Quảng Nam:

Cung rước tôn tượng Thiền sư Minh Châu Hương Hải

GNO - Trong 2 ngày (12, 13 tháng 5 năm Đinh Dậu, nhằm 6, 7-6-2017), tại Hội An đã trang nghiêm diễn ra lễ rước long vị và tôn tượng Tổ sư từ tổ đình Chúc Thánh về chùa Hải Tạng (xã Tân Hiệp, TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam), nhân dịp kỷ niệm 302 năm ngày Tổ sư Minh Châu Hương Hải viên tịch.  

7.jpg
Thỉnh tôn tượng và long vị thiền sư từ tổ đình Chúc Thánh

Buổi lễ có sự quang lâm chứng minh và tham dự của HT.Thích Như Thọ, Thành viên HĐCM GHPGVN; HT.Thích Hạnh Niệm, UV HĐTS, Phó ban Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Quảng Nam; ĐĐ.Thích Giải Quảng, Phó ban kiêm Chánh thư ký BTS PG tỉnh; TT.Thích Hạnh Nhẫn, Trưởng ban kiểm soát PG tỉnh, Trưởng BTS PG Tp.Hội An, cùng chư tôn đức Thường trực BTS PG tỉnh, BTS PG các huyện, thị lân cận, chư tôn đức Tăng Ni trụ trì các tự viện trong và ngoài TP.Hội An cùng đông đảo đạo hữu, Phật tử gần xa về tham dự.

Đại diện chính quyền có ông Lê Hồng Lợi, Phó Chủ tịch UBMTTQVN TP.Hội An; ông Trần Hẫn, Phó ban Dân vận Thành ủy thành phố; ông Nguyễn Bá Hiên, Phó trưởng Công an thành phố; ông Nguyễn Văn Tùng, Phó trưởng Đồn Biên phòng Cù Lao Chàm; ông Trần Phúc, Chủ tịch UBMTTQVN xã Tân Hiệp cùng đại diện các ban ngành địa phương sở tại đến tham dự.

Theo tiểu sử, Tổ sư Minh Châu Hương Hải (1628-1715) sinh vào cuối thế kỷ 17 đầu thế kỷ 18 tại làng Bình Yên Thượng, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Hoa (nay là xã Bình Dương, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam) trong một gia đình nhiều đời làm quan triều đình. Từ nhỏ ngài là người thông minh, hiếu học nên năm 18 tuổi đã thi đỗ Hương Tiến được bổ làm Văn Chức trong phủ Chúa Nguyễn Phúc Lan, sau đó được bổ làm quan Tri phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Năm 25 tuổi - bước đánh dấu trong cuộc đời của ngài - được làm quen với Thiền sư Lục Hồ Viên Cảnh, một vị du Tăng người Trung Hoa lúc bấy giờ đang hành đạo ở Đàng Trong và bắt đầu say mê nghiên cứu Phật học với vị Thiền sư này; 3 năm sau (năm 1655), ngài từ quan xuất gia với nhà sư Viên Cảnh với pháp danh là Huyền Cơ Thiện Giác, pháp tự là Minh Châu Hương Hải. Sau đó ngài còn học đạo với một du Tăng người Trung Hoa khác tên là Đại Thông Như Quang.

16.jpg
Tôn tượng Thiền sư Minh Châu Hương Hải

Sau khi xuất gia, ngài lên thuyền giăng buồm ra đảo Cù Lao Chàm (nay thuộc xã Tân Hiệp, TP.Hội An) lên núi Tim Bút La dựng thảo am để tu thiền, được 8 tháng thì gặp trở ngại, ngài trở về đất liền định lập am tại làng Bình Yên Thượng, huyện Lễ Dương, phủ Thăng Hoa để tiếp tục tu hành. Dân chúng Cù Lao Chàm đi tìm và rước ngài trở ra đảo tiếp tục hành đạo. Trong suốt thời gian 8 năm hành đạo tại đây, ngài có trở về đất liền để chữa bệnh và cầu an cho các quan lại lúc bấy giờ.

Tiếng lành đồn xa nên vua Nguyễn Phúc Tần (Chúa Hiền) cho thỉnh ngài về kinh xây thiền viện để ngài giảng đạo. Các vương tôn công tử, công chúa, quan lại, dân chúng và quân lính đều theo ngài quy y, con số lên đến 1.300 người, thiền viện bây giờ trở thành một trung tâm Phật giáo nổi tiếng.

Trong số người đến quy y có quan thị nội giám Gia Quận Công ở xứ Đàng Ngoài là người thân cận của Chúa Trịnh thường xuyên lui tới chùa đàm đạo về Phật pháp với Thiền sư Hương Hải. Cũng chính vì việc này mà Chúa Hiền nghi ngờ ngài mưu phản và cho điều tra nhưng không tìm ra được chứng cứ nên sau đó trục xuất ngài ra khỏi kinh đô đưa về lại phủ Thăng Hoa, Quảng Nam.

Năm 55 tuổi, Thiền sư Hương Hải cùng hơn 50 đệ tử đóng thuyền vượt biển ra Bắc, đến Vinh - Nghệ An, ngài được Yến Quận Công đón tiếp nồng hậu, sau đó Chúa Trịnh cho đón ngài về Thăng Long xây am Chuẩn Đề ở Sơn Nam cho ngài tu hành. Suốt 17 năm tại đây ngài chuyên tâm tu hành và sáng tác.

Năm 70 tuổi (năm 1700), Thiền sư rời Sơn Nam, về sáng lập và trụ trì chùa Nguyệt Đường (tỉnh Hưng Yên) với mong muốn phục hồi Thiền phái Trúc Lâm đã có từ thời nhà Trần.

Đến năm Ất Mùi niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ mười một (1715) đời Lê Dụ Tông, sáng ngày 13 tháng 5, Thiền sư tắm rửa xong, mặc áo ca-sa, ngồi kiết-già an nhiên thị tịch, thọ 88 tuổi. Môn đệ xây ngôi tháp ba tầng thờ ngài. Suốt một đời hoằng dương Chánh pháp, ngài đã đem hết sức mình phụng sự đạo pháp, đã để lại cho đời nhiều bản kinh dịch, tác phẩm chú giải có giá trị như: giải Pháp hoa kinh, giải Kim Cương lý nghĩa khai đạo, giải Sa-di giới luật, giải Phật Tổ tâm kinh…

13.jpg

15.jpg
Lễ rước diễn ra trang nghiêm, long trọng

Sau khi tìm hiểu, Ban hộ tự đã tìm đến chùa Nguyệt Đường để cung thỉnh Long vị ngài về tại chùa Hải Tạng để an trí thờ phụng. Đây là việc làm thể hiện tinh thần “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, lòng biết ơn đối với người đã sáng lập ra chùa Hải tạng, đúng với tinh thần của người con Phật.

19.jpg
HT.Như Thọ sái tịnh long vị và tiến hành an vị

21.jpg

31.jpg
Chư tôn thiền đức và Phật tử tại khóa lễ an vị tôn tượng và long vị tại chùa Hải Tạng

32.jpg
Buổi lễ diễn ra trang nghiêm

PG Hội An


Về Menu

Cung rước tôn tượng Thiền sư Minh Châu Hương Hải

nói về chuyện niêm hoa vi tiếu อธ ษฐานบารม Ăn ngọt có hại cho não tim Hữu tình nghĩa Thuốc Má³ 僧人心態 Bắt miệng với chạo khoai tía chay คนเก ยจคร าน Hạnh kiên nhẫn Ấn Hoại Văn Thành Khuôn in hoại rồi 白佛言 什么意思 每年四月初八 Mách bạn địa chỉ quán cơm chay ngon Bánh sa kê một món khai vị thuần chay 梁皇忏法事 Bắt đầu từ tâm trạng khỏe 深恩正 Đôi bàn tay mẹ trái 四比丘 11 điều cần lưu ý khi tập thiền 父母呼應勿緩 事例 Đôi bàn tay ba Vận động thể chất tốt cho tim mạch ô Ùc má ³ 福慧圆满的究竟佛是怎样成呢 vạch trần sự thật của lời tiên tri Tiểu sử Cố Hòa Thượng Thích Thiện vach tran su that cua loi tien tri tan the gangnam tá di cận tử nghiệp là gì Chu a trong Phô hoc phat tim cau su giac ngo vi tha tìm cầu sự giác ngộ vị tha phat day cach song mot doi nhu bon mua day mau sac ThÃ Æ りんの音色 พ ทธโธ ธรรมโม vÃÆ 경전 종류 Bạn đã ngủ đủ giấc chưa 五戒十善 6 loại thực phẩm có thể gây chướng Châu Mạ thương tư liệu đặc biệt về hậu duệ thánh