Thiền sư Huệ Lưu - Đạt Lý, sinh ngày mùng 1 tháng Chạp năm Đinh Tỵ (1857) tại làng Nhựt Tảo, tỉnh Định Tường (nay là xã Nhựt Tảo, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) trong một gia đình nông dân tín mộ đạo Phật. Năm 12 tuổi, ngài xuất gia thọ giáo tại chùa Giác Viên, tỉnh Gia Định và thủ lễ với Thiền sư Liễu Khiêm - Hoằng Ân, được pháp húy là Đạt Lý - pháp hiệu Huệ Lưu.

	Cuộc đời sự nghiệp-đạo hạnh là một gương sáng cho hậu thế

Thiền sư HUỆ LƯU – ĐẠT LÝ (1857 – 1898)

Cuộc đời sự nghiệp-đạo hạnh là một gương sáng cho hậu thế

Chân dung Tổ Huệ Lưu thờ tại Chùa Huê Nghiêm( Thủ Đức)
Thiền sư Huệ Lưu -   Đạt Lý, sinh ngày   mùng 1 tháng Chạp   năm Đinh Tỵ (1857) tại làng Nhựt Tảo, tỉnh Định Tường (nay là xã Nhựt Tảo, huyện Bến Lức, tỉnh Long An) trong một gia đình nông dân tín mộ đạo Phật. Năm 12 tuổi, ngài xuất gia thọ giáo tại chùa Giác Viên, tỉnh Gia Định và thủ lễ với Thiền sư Liễu Khiêm - Hoằng Ân, được pháp húy là Đạt Lý - pháp hiệu Huệ Lưu.

Ngài có chí cầu học và có tâm tu hành nên sớm thông đạt Kinh, Luật và giỏi chữ Nho.

Năm Kỷ Sửu (1889), sau khi Thiền sư Liễu Xuân - Minh Chí trụ trì chùa Huê Nghiêm viên tịch, ngài được cử về kế thế trụ trì, khi ấy ngài được 32 tuổi.

Sau khi tiếp nhận cương vị trụ trì chùa Huê Nghiêm, ngài đã trùng kiến ngôi Tổ đình Huê Nghiêm của Tổ sư Thiệt Thoại - Tánh Tường thêm phần trang nghiêm xán lạn. Trong thời gian này, ngài cũng góp phần sao lục và khắc bản cuốn "Trường hàng luật nghi”, cũng gọi là "Trưởng hạnh Luật nghi”, được Thiền sư Hoằng Ân chú giải, in năm Giáp Ngọ (1894). Quyển Tỳ Ni diễn Nôm có ghi: “Giác Viên lan nhã thiền hòa, Hoằng Ân tỉnh nghĩa, Hoa Nghiêm thiền viện, Tỳ kheo Huệ Lưu sao lục”. Trong Lời Tựa, Thiền sư Huệ Lưu có nói Hòa thượng Thiền sư Hoằng Ân giải nghĩa chữ Nôm năm Quý Hợi (1893) và ngài làm Tựa năm Giáp Ngọ (1894) vào tháng 6, ngày cát nhật.

Noi theo bước chân hoằng hóa của Tôn sư Liễu Khiêm - Hoằng Ân, năm 1895, Thiền sư Huệ Lưu phát nguyện 3 năm vân du hoằng hóa Phật pháp tại miền Lục tỉnh Nam Bộ (vùng đất Thất Sơn, Châu Đốc, An Giang là nơi ngài thường lui tới), sống với tư tưởng siêu thoát của đạo Phật, đúng với câu thơ:

Túy thưởng yên hà thân ngoại cảnh

Lộng thành sanh diệt vọng trung chân

(Bạn với khói mây thân ngoại cảnh

Đùa cùng sanh diệt vọng trong chân)

Ngài đem kiến thức Phật học của mình mà tùy duyên hóa độ nhơn sanh, hòa mình đồng sự với mọi hạng người, mọi tầng lớp nhân dân. Trong thời gian vân du, ngài đã lưu lại cho người dân miền Lục tỉnh nhiều bài thơ, bài vè, bài sám đầy ý vị, mãi đến hôm nay vẫn còn lưu truyền trong dân gian miền Nam Bộ (Sám Huệ Lưu, Ông Vãi bán khoai).

Đến năm Đinh Dậu (1897), ngài trở lại chùa Huê Nghiêm để làm tròn bổn phận "Trụ Pháp Vương gia, trì Như Lai tạng” của người xuất gia.

Cuối năm Đinh Dậu (1897), ngài phát nguyện nhập thất tu thiền.

Đến giờ Tý, ngày 12 tháng Giêng năm Mậu Tuất (1898), ngài phát nguyện thiêu thân cúng dường Phật Tổ. Đêm ấy ánh hào quang rực chói, khiến thầy dòng quản lý Tiểu chủng viện Thủ Đức bấy giờ là cha cố người Pháp lấy làm lạ báo về cho quan Chánh biện (chủ tỉnh) Gia Định sự việc qua đời kỳ lạ của Thiền sư Huệ Lưu. Quan Chánh biện đích thân cúng viếng giác linh Thiền sư và khâm phục nhà sư chứng đạo của Phật giáo thật là hiếm có. Đồ chúng thâu nhặt xá lợi, xây bảo tháp thờ ngài tại khuôn viên chùa Huê Nghiêm. Ngài trụ thế 42 năm. Cuộc đời của Thiền sư Huệ Lưu - Đạt Lý tuy ngắn ngủi nhưng sự nghiệp hoằng hóa độ sanh của ngài thật là to lớn biết bao!

Đối với người xuất gia nhập đạo nơi chốn thiền môn, điều trước tiên là phải học và tuân thủ bốn cuốn luật là: Tỳ ni, Sa di, Oai nghi, Cảnh sách, gọi tắt là bốn cuốn “Luật Trường hàng” hay Luật Trưởng hạnh. Đó là tác phẩm sao lục khắc bản của Thiền sư HUÊ LƯU - ĐẠT LÝ lưu lại cho hậu thế.

Quyển Luật Trường hàng (trưởng hạnh) là một tập sách căn bản cho người xuất gia học để tuyển làm Phật, làm Tổ.

Trước đây các Giới đàn ở Nam Bộ lục tỉnh đều lấy 4 cuốn Luật này làm sách khảo thí cho giới tử để tuyển chọn bậc tài đức cho chốn tòng lâm.

Năm nay, ngày 16 tháng 10 năm Mậu Tý (2008), THPG TP.Hồ Chí Minh khai mở Đại giới đàn tại chùa Phổ Quang, mang tên “GIỚI ĐÀN HUÊ LƯU”. Đó cũng là một cách tri niệm tiền nhân tiền bối Tổ sư, một bậc cao tăng thạc đức, một thiền sư đã gắn đời mình cho việc hoằng dương Chánh pháp, lợi lạc quần sanh, một thiền sư đã dám hy sinh thân mạng mình để giữ trọn đạo hạnh cao cả. Đó là tấm gương sáng về đức hạnh, đạo hạnh cho người tu hành, hậu thế noi theo.

BAN KIẾN ĐÀN HUÊ LƯU PL.2552 - DL.2008  


Về Menu

Cuộc đời sự nghiệp đạo hạnh là một gương sáng cho hậu thế

五苦章句经 ha y tra la i sư công bă ng 放下凡夫心 故事 thờ phật tại nhà và những điều giao hòa thượng thích thanh trí 1919 Đức dư luâ n vê ca c nha ngoa i ca m chua linh phong moi su doi tra deu phai tra gia bang su co don daklak Hẻm rêu 弘一大師名言 Bốn 一念心性 是 thể chua dai tong lam Nam Định Đại lễ tưởng niệm húy ç æŒ Đức Vua Phật Hoàng Trần Nhân Tông Trái cây Biết cách ăn mới bổ trùng hàm ý phẩm phổ môn trong kinh diệu pháp giảm cân Một chút hoài niệm về Tết Phật thủ món quà cho sức khỏe thien su thich nhat hanh huong dan ve thuc Khánh Hòa Tưởng niệm tuần chung thất thiền sư ni diệu nhân với bài kệ 寺院数 愛媛県 Trái sung chữa tan sỏi túi mật Ni sư Chứng Nghiêm nhà hoạt động từ Mỗi bệnh một loại nước rau quả Ăn chay theo phong cách Tây Tạng giữa Sài TẠp 人形供養 東京 無料 申し込み tiến sĩ mỹ chỉ ra 7 lợi ích khi thiền Tăng cân làm tăng nguy cơ trẻ chết non Về giá trị đạo đức của lòng từ su Quảng ngữ của Quốc sư Tuệ Trung ở Tăng cân làm tăng nguy cơ trẻ chết non 每天都能聽到同行善友的善行 Chùm ảnh đặc biệt Hòa thượng Thích chương iii giai đoạn quan hệ và hợp chùa kh chua kh leang Rau củ quả cũng giúp giảm cân hiệu Kh Trung ương Giáo hội tổ chức lễ tưởng