Trong cộng đồng Tăng lữ chỉ có Xá Lợi Phất Sariputta là người bạn thân nhất của A Nan Ða
Cuộc Đời Thánh Tăng Ananda (phần 4)

Trong cộng đồng Tăng lữ chỉ có Xá Lợi Phất (Sariputta) là người bạn thân nhất của A Nan Ða

6. A Nan Ða Ðối Với Các Hàng Huynh Ðệ.
Trong cộng đồng Tăng lữ chỉ có Xá Lợi Phất (Sariputta) là người bạn thân nhất của A Nan Ða. Còn Anuruddha (A Nậu Lâu Ðà) tuy là anh em ruột của ông, nhưng mối liên hệ giữa hai người đã tỏ ra không khắn khít cho lắm. Lý do chỉ vì Anuruddha thích sự cô độc yên tĩnh, còn A Nan Ða thường xuyên tiếp xúc với mọi người. Mặt khác, Xá Lợi Phất (Sariputta) là một đại đệ tử có cách thuyết pháp giống Ðức Phật nhất, nên khi đàm đạo với Xá Lợi Phất, A Nan Ða có cảm tưởng như mình đang nói chuyện với Ðức Bổn Sư.

Trong kinh còn ghi rõ rằng: chỉ có Xá Lợi Phất và A Nan Ða là hai người đã được Phật ban cho hai "chức vụ": Xá Lợi Phất, vị "đại Như Lai Sứ giả", và A Nan Ða, vị "đại Như Lai Thinh Văn". (Tức là một người xứng đáng để diễn tả về "Ý Phật": Như Lai Sứ Giả ; và người kia xứng đáng để nhắc lại đúng lời Phật dạy: Như Lai Thinh Văn!).

Một đoạn khác trong tam tạng kinh điển cũng nêu rõ Xá Lợi Phất (Sariputta) là một biện thuyết gia hùng hồn, nhất là khi ông thốt lời như một con sư tử gầm (Kinh sư tử hống: Sihasutta).

Còn A Nan Ða là một "tàng kinh các", tức là "chỗ chứa đựng Phật ngôn" vững chắc nhất và nguyên vẹn nhất! (Ý nói A Nan Ða nghe Phật dạy sao thì có khả năng thuật lại y hệt, không thêm, không bớt, dù cho chỉ một chữ hay một vần!).

Về điểm nầy, chúng ta có thể đem A Nan Ða so sánh với Mục Kiền Liên (Moggallana). Vị đại dệ tử nổi tiếng về thần thông của Ðức Phật nầy (Mục Kiền Liên) cũng có một cách thuyết pháp rất giản dị, thực thà, bình dân và dễ hiểu. Mục Kiền Liên là vị đại tông đồ thứ hai (sau A Nan Ða) nổi tiếng về đức tánh lập lại Phật ngôn một cách nguyên văn, không dư sót.

Mặt khác, A Nan Ða và Xá Lợi Phất thường được Ðức Phật giao cho thi hành một số công tác chung. Chẳng hạng như khi ông Bá hộ Cấp Cô Ðộc (Anàthapindika) đau nặng, họ đã cùng nhau đến thăm nhiều lần (theo Majjhima Nikàya số 153, và Samyutta Nikàya, 55-56). Hoặc cả hai đã hợp lực trong việc giải quyết những mối bất hòa của các hàng tăng lữ ở Kasambi (theo Anguttara Nikàya 221).

Còn mặt luận đạo thì A Nan Ða và Xá Lợi Phất đã trao đổi khắn khít với nhau không biết bao nhiêu lần. Bởi vậy, khi A Nan Ða hay tin Xá Lợi Phất viên tịch, ông đã lập tức thẩn thờ rụng rời, tỏ lời thương tiếc như sau:

"Bỗng dưng khung cảnh đổi buồn,

Huynh "đi" tâm đệ không còn tinh thông.

Mất huynh dòng lệ sầu tuông,

Mất huynh như ánh đèn linh tắt rồi!"

(Nguyễn Ðiều thoát dịch theo bài kệ số 1034 trong Theragatha: Tôn Túc Kinh).

Thật vậy, khi Xá Lợi Phất viên tịch thì A Nan Ða chưa đắc thánh quả A La Hán, thành thữ nỗi buồn thương trong lòng ông, u trầm như một cơn bão lớn thổi tắt mọi ánh sáng trí tuệ trong tâm tư vị tôn giã khả kính nầy. Ðó cũng là một bài học để A Nan Ða về sau hiểu được nổi khổ não, gây ra do tử biệt, thương ly (hai trong tám pháp thế gian).

Ðức Phật thấy A Nan Ða vô cùng khổ não, bèn cứu ông bằng cách vấn đạo như sau:

"Nầy A Nan Ða! Xá Lợi Phất viên tịch có mang theo của ông một phần giới hạnh, một phần thanh tịnh, một phần trí tuệ, một phần thánh thiện hay một phần giãi thoát nào không?!"

"Bạch đức Thế Tôn! Không!"

Rồi A Nan Ða tiếp:

"Nhưng đạo huynh Xá Lợi Phất là một bậc đàn anh hằng che chỡ, dẫn dắt những đàn em mới chập chững tiến vào thánh đạo ...!"

Ðức Phật sau đó liền ban bố những lời an ủi khác, hướng dẫn A Nan Ða đến một phẩm cách cao hơn. Ngài hỏi:

"Nầy A Nan Ða! ông nhớ chăng một chân lý mà Như Lai đã dạy rằng: không có cái gì sinh ra rồi sẽ còn mãi mãi!?. Tuy sự viên tịch của Xá Lợi Phất đối với hàng ngũ Phật Giáo có thể xem như một cành cây lớn đã lìa khỏi thân cây! Không có mặt của Xá Lợi Phất, cộng đồng tăng chúng dù bị thiệt thòi rất nhiều! Nhưng không phải vì vậy mà chư đệ tử cứ để mắc dính vào sự hướng dẫn, che chở của người khác, dù cho người ấy là Như Lai, chứ đừng nói là Xá Lợi Phất! Vậy A Nan Ða hãy tự mình khêu sáng ngọn đuốc trí huệ cho chính mình, không nên tùy thuộc vào một tha lực!" (theo Samyutta Nikàya 7, 13: Tạp A Hàm 7, 13). Nghe Phật dạy như vậy A Nan Ða mới khoan tâm, rồi tinh tấn thi hành phận sự.

Ngoài Xá Lợi Phất ra, A Nan Ða cũng thường luận đạo, gần gũi và sinh hoạt chung với một số rất nhiều tăng chúng khác! (soạn giã chỉ xin phép nhắc lại một hai trường hợp tượng trưng).

Chẳng hạng như một hôm, tỳ khưu Vangisa cùng đi khất thực với A Nan Ða. Trên đường đi, Vangisa bổng cảm thấy chán nản cảnh độc thân, một tâm bệnh nguy hiểm vào bậc nhất của các hàng tu sĩ. Tâm tư ông tự nhiên nổi đầy buồn phiền, rồi đòi hỏi nhục dục. Tức khắc ông nhận thấy đời sống của một tu sĩ thật vô nghĩa, còn hoàn tục lấy vợ và tạo một mái gia đình thì hấp dẫn và hạnh phúc hơn nhiều.

Tỳ khưu Vangisa vốn là một người làm thơ có tài. Ông chợt dung lời thơ (trong điển Phật Giáo gọi là kệ ngôn) yêu cầu A Nan Ða giúp ông thực hiện ý muốn ra đời.

A Nan Ða khi hiểu được những gì đang nung nấu trong tâm tư của người bạn đồng hành, bèn khuyên nhủ ông bằng những lời thanh thoát sau đây:

"Ðời chỉ đẹp khi tình yêu nung nấu...
Kẻ mê đời không biết sẽ sầu đau...
Yêu trong đời là tình yêu sân khấu!
Màng buông xong... son phấn có gì đâu?!
Nầy sư đệ đừng để lòng phóng túng.
Hãy gom tâm niệm tưởng biết mình thôi!
Khi mê sắc tưởng đời tu vô dụng.
Tịnh tâm rồi hạnh phúc thấy mọi nơi!
(Nguyễn Ðiều thoát dịch theo Tôn Túc Kệ Ngôn số 1224-1225: Theragàthà 1224-1225).

Trong bài kệ ngôn trên đây, A Nan Ða đã chỉ cho Vangisa thấy rằng:"Vì ông đang bị ái dục nung nấu trong tâm tư, nên Vangisa không thể nào nhận ra chân lý đau khổ (khổ đế), nhất là đau khổ trong tình trạng bị sắc đẹp của phái nữ quyến rũ. Khi sự thèm khát tình yêu chiếm trọn tâm tư rồi thì con người dễ trở thành nhụt chí và thất vọng. Trường hợp nếu nạn nhân là một đạo sĩ thì nó sẽ làm cho họ chán ghét đời sống phạm hạnh. Vì vậy A Nan Ða khuyên Vangisa phải bình tỉnh nhớ lại mọi hình dung trên đời, như vẽ đẹp trên sân khấu, tuy bề ngoài có vẽ đẹp đẽ, đáng ôm ấp, nhưng thực tế bề trong rất xấu xa, đáng nhờm gớm... để ông hiểu rằng "xác thân nầy, dù đẹp hay xấu, bệnh hoạn hay khoẻ mạnh, tàn tật hay nguyên vẹn, vốn là nguồn gốc của những đau khổ trên đời!". Sa môn nào quán xét thấy rõ được như vậy, sẽ hoan hỷ tiếp tục đời sống phạm hạnh!).

Một trường hợp khác, sau khi Phật nhập Niết Bàn: tỳ khưu Channa có lần bị pháp hoài nghi (Vicikiccà) quấy nhiễu. Tuy ông hiểu rằng xác thân ngũ uẩn nầy là vô thường, nhưng ông vẫn cứ thương mến, và lo sợ rằng:"mình tin vào Niết Bàn là rơi vào đoạn khiến?!" hay:

"Phải chăng Niết Bàn là trạng thái tuyệt diệt?!" hoặc:"Vô ngã tương đương với một con số không?!"

Vì đời sống của mọi sinh vật trên thế giới nầy chỉ có ý nghĩa khi chính trong sự sống ấy có một cái gì thiêng liêng bất diệt. Nếu ta tu hành để trở thành một trạng thái "biến mất" thì sự tu hành ấy vốn dựa trên cơ sỡ đoạn kiến!(?)

Suy nghĩ như vậy, nên Channa vội tìm đến A Nan Ða để nhờ giải toả những thắc mắc trong tâm.

A Nan Ða liền nhắc cho Channa nhớ rằng: Chính đức Thế Tôn đã từng dạy: Khi một sự thắc mắc như thế nổi lên trong tâm tư một hành giã là khi trình độ tu tập của người ấy đang tiến tới bậc cao, chuẩn bị đột-phá bức tường cuối cùng của cái vòng sinh tử luân hồi. Bức tường ấy là sự Chấp Hữu (cho là có) và Chấp Vô (cho là không)...

Rồi A Nan Ða thuyết lại cho trọn bài pháp nói về Hữu và Vô của đức Phật đã chỉ giáo, cho Channa nghe. Khi chỉ nghe lại đoạn mở đầu, Channa chợt cảm thấy giải toã trong lòng. Ông chăm chú nghe trọn bài pháp một cách càng lúc càng hoan hỷ. Ðoạn ông tán dương những lời Phật dạy do A Nan Ða nhắc lại, như sau:

"Thật là tuyệt diệu được nghe chánh pháp! Thật là may mắn cho tiểu đệ có một sư huynh thông thái như bậc thầy! Nếu sự hoài nghi trước đây đã làm cho tâm đệ bị mê mờ, bị cùng quẩn, suýt trở thành bất trị, thì bây giờ nghe lại chân lý, tâm hồn đệ đang được soi sáng, đắc rõ chính đạo!" (theo Samgutta Nikàya 12-15-22-90: Tạp A hàm các đoạn 12-15-22-90).

7. Những Mẫu Pháp Ðàm Của A Nan Ða Với Ðức Phật
Sự đàm thoại về Pháp Bảo giữa A Nan Ða và Ðức Phật tìm thấy trong kinh điển Pali rất nhiều, có thể nói là đa dạng! Có lúc Phật trả lời một câu vấn đạo của A Nan Ða bằng cách làm thinh. Vì trong Phật Giáo, "đàm luận" là đưa đến sự cảm thông, tức hiểu đúng, cái ý hay những điều mà các bậc hiền triết muốn nói, chứ không cứ gì phải phát ra bằng lời.

Nếu chúng ta cho rằng: Hiểu đúng những lời Ðức Bổn Sư đã dạy là "đàm luận" một cách mật thiết nhất với Ðức Phật thì trọn 25 năm trường gần Phật, A Nan Ða đã không ngừng "đàm luận" với một bậc giác ngộ.

Mặt khác, A Nan Ða cũng đã được Ðức Phật ban cho một đặc ân là bất cứ pháp nào ông cũng được nghe trực tiếp từ kim khẩu của Ðức Bổn Sư thốt ra, chứ không phải qua trung gian một người khác. Trường hợp khi Ðức Phật nói pháp mà A Nan Ða vắng mặt, thì sau đó Ðức Thế Tôn lại lập lại trong tịnh thất cho một mình ông nghe.

Ðây chính là lý do chúng ta thấy rất nhiều chỗ trong tam tạng kinh đìển, các bài pháp của Ðức Phật đã được bắt đầu bằng câu: "Ta là A Nan Ða có nghe như vầy ...!"

Khi hiểu một cách thật thà, thì câu kinh bắt đầu nói trên ám chỉ rằng: Ấy là một bài pháp của chính Ðức Phật đã thuyết, và A Nan Ða chỉ là người thuật lại. Nhưng nếu hiểu một cách tế nhị và không chấp vào văn tự thì câu "Ta là A Nan Ða có nghe như vầy...!" cũng có nghĩa là A Nan Ða đã dùng những lời lẽ của mình diễn tả đúng cái ý đạo của Ðức Phật đã dạy.

Trong khuôn khổ tập sách nhỏ bé nầy, chúng ta không thể kê khai hết những "Phật Pháp" do A Nan Ða thuật lại. Chúng ta càng không thể nhắc hết những mẫu đàm luận có tính cách đại chúng!

Khi đọc Tam tạng cẩn thận, chúng ta sẽ nhận thấy rằng: Mỗi khi đức Phật đàm luận về một đề tài nào với A Nan Ða, Ngài thường nhân có sự hiện diện đông đảo của chư đệ tử mà bắt đầu câu chuyện bằng một câu hỏi, hoặc nêu lên một thời sự nóng bỏng vừa diễn ra trong đời sống tăng lữ hằng ngày hay trong xã hội thực tại.

Phưong pháp mở đầu dạy đạo như vậy, đức Phật hiển nhiên đã không phải chỉ nhắm vào A Nan Ða, nâng cao trình độ kiến thức của ông, mà Ngài còn cố ý mang lại lợi ích cho các hàng tăng chúng khác nữa. Tuy nhân vật đối thoại với Ðức Phật là A Nan Ða, nhưng thành phần hấp thụ yếu pháp lại là những ai có mặt lúc ấy.

Cách nêu lên một chủ đề để cùng nhau dùng trí óc thảo luận như thế, ngày nay vẫn còn thịnh hành. Khi toàn thể những người dự thính góp phần suy gẫm và phân tích, thì sự soi sáng nội tâm được đồng loạt kích thích. Lúc bấy giờ đức Phật và A Nan Ða chỉ còn đóng vai hướng dẫn, khai triển cuộc pháp đàm hơn là để cho cộng đồng tăng chúng thụ động ngồi nghe những điều Ngài và A Nan Ða nói.

Kết quả, những cuộc Pháp đàm như thế thường đã trở thành những bài pháp vô cùng hữu ích cho cộng đồng tăng chúng.

Lắm khi đang thuyết pháp, đức Phật bổng dừng lại, nhìn A Nan Ða mỉm cười. Ấy chính là lúc câu chuyện trong bài Pháp đang dẫn thính giả đến một địa phương nào đó. Trước nụ cười của Phật, A Nan Ða luôn luôn hiểu rằng: "Ðức Bổn Sư không bao giờ mỉm cười vô cớ". Lập tức ông hỏi nguyên nhân để được nghe Phật nhắc lại và giảng giải một cách chi tiết một biến cố đã xảy ra trong quá khứ, - Có khi nằm sâu trong vòng luân hồi đến nhiều kiếp! Dĩ nhiên câu chuyện ấy liên quan đến cái địa danh được đề cập trong bài Pháp! (Theo Majjhima Nikàya 81, 83 = Trung A Hàm số 81, 83, Anguttara Nikàya V, 180 = Tăng Nhất A Hàm V, 180 và Jàtaka 440 = Túc sinh truyện 440).

Còn những cuộc pháp đàm do chính A Nan Ða tự đặt câu hỏi trước chứ không phải do đức Phật cũng có rất nhiều. Chẳng hạn như một lần nọ A Nan Ða hỏi Phật xem có loại mùi thơm nào bay ngược gió (khác với những mùi thơm thông thường) hay không, thì được đức Phật trả lời:" Ấy là mùi thơm của những bậc có đủ đức hạnh và lòng từ bi, hay những bậc đã thụ đắc niềm tin nơi ba ngôi Tam Bảo!" (Theo Angutta Nikàya III, 79 = Tăng Nhất A Hàm III, 79).

Một lần khác A Nan Ða hỏi đức Thế Tôn rằng: "Làm thế nào để một tỳ khưu sống an vui trong nếp sống xuất gia?!"

Ðức Phật trả lời: "- Khi một sa môn có đầy đủ giới đức mà không khó chịu trước những người kém giới hạnh hơn mình, không coi họ thấp thỏi hơn mình, và luôn luôn chân thiện với tất cả mọi người. Nghĩa là sa môn như thế chỉ luôn luôn quan sát thân khẩu ý của mình, chứ không chú ý đến phẩm giá của người khác. Họ không trông đợi được trở thành danh tiếng, họ chẳng mong mõi lời khen và sẽ không lo ngại mình sẽ bị chê. Hằng ngày, họ chỉ chăm lo hành trì pháp Tứ Niệm Xứ một cách hoan hỉ, dễ dàng, ít bị (hay không bị) phóng tâm làm chướng ngại! Những hạn sa môn như thế không những đang sống một cuộc đời an vui, mà quả giải thoát A La Hán (Bất Lai) sẽ đến với họ ngay trong kiếp nầy! Nói cách khác là nền tảng của hạnh phúc xuất gia là sự tri túc và phát triển giới hạnh của chính mình và không đòi hỏi bất cứ cái gì từ người khác, dù cho cái đó là phẩm giá hay phạm hạnh mà các hàng thánh nhân hằng khen ngợi!(theo Anguttara Nikàya V, 106 = Tăng Nhất A Hàm V, 106)

Một câu hỏi của A Nan Ða cũng đáng nhắc lại như sau:"Thế nào gọi là hạnh phúc và mục đích của giới đức là gì?!"

Ðức Phật trả lời:

"- Hạnh phúc của một bậc xuất gia tròn đủ giới đức là không bao giờ có sự tự trách mình, không bao giờ mang mặc cảm tội lỗi! Tâm linh của họ lúc nào cũng tự tại, trong sáng ...!"

Nhưng A Nan Ða liền hỏi xa hơn:" Bạch đức Thế Tôn! Vậy khi tâm linh được tự tại, trong sáng thì hành giả sẽ đạt tới tình trạng gì?!"

Ðức Phật liền trả lời:

"-Tâm linh được trong sáng thì mọi tư duy (ý nghĩ) đều được thanh tịnh. Khi tất cả ý nghĩ được thanh tịnh, thì lạc thọ nội tâm tự nhiên ngập tràn và kích thích hành giả tiến lên thánh quả, đồng thời tỏa rộng lòng từ bi đến muôn loài chúng sanh...!"

Rồi không để A Nan Ða chất vấn, đức Phật tự nêu câu hỏi và trả lời:

"- Vậy chớ kết quả của lạc thọ ngập tràn trong tâm và tỏa rộng lòng từ bi là gì?!"

"- Là sự hướng thượng của tâm linh. Là sự chan chứa niềm hoan hỉ, không phải chỉ cho riêng mình, mà còn cho toàn thể vạn vật! Niềm hoan hỉ và tính hướng thượng ấy sẽ lên cao và toả rộng đến vô cực, khiến cho một bậc giải thoát không còn mắc dính trong sự chật hẹp của những kiếp sinh tử luân hồi, hạn chế trong tam giới này nữa!" (theo Anguttara Nikàya X, 1 = Tăng Nhất A Hàm X, 1)

Cứ như thế, sau đó đức Phật đã nâng cao trình độ nghe và hiểu pháp của A Nan Ða lên những mức vi diệu, thánh thiện hơn, đưa A Nan Ða bước chập chững vào trong vòng cảm thức của thánh giới.

A Nan Ða lắng nghe lời Phật dạy với tất cả sự thành kính, thỉnh thoảng ông cũng trình lại với đức Phật một số những nhận xét của ông để được đức Phật xác nhận là đúng hay sai.

Một lần ông đã hỏi đức Phật rằng:

"-Bạch đức Thế Tôn! Sự liên quan huynh đệ trong đời sống đạo hạnh phải chăng rất quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến một nửa đời sống tu hành không?!"

A Nan Ða liền bị đức Phật bác bỏ một phần và bổ túc như sau:

"- Sự gần gũi (liên hệ huynh đệ) với một thánh nhân không thể coi là chỉ quan trọng như một nửa đời sống tu hành, mà nó phải được xem là quan trọng cho cả đời sống tu hành. Vì sự liên hệ cao thượng ấy là con đường dẫn đến cánh cửa giải thoát. Ai có liên hệ mật thiết với một bậc A La Hán là người đang mang hy vọng ra khỏi vòng sanh tử luân hồi vậy!"

(Theo Samyutta Nikàya 45, 2 và 3, 18 = Tạp A Hàm 45, 2 và 3, 18) – Cùng những đoạn khác có nội dung tương tự trong Anguttara Nikàya VI, 57 = Tăng Nhất A Hàm VI, 57 và trong Majjhima Nikàya 121 = Trung A Hàm 121).

Nhưng nhận xét độc đáo nhất của A Nan Ða phải kể là:"Các pháp hành (Sankhàra) phát sinh từ nơi nào thì nơi đó là nguyên nhân của các pháp dập tắt!"

Ðối với ông, câu nói này có lẽ là một chân lý, không có chỗ thiếu sót, nên ông nêu lên để được đức Phật xác nhận.

Một lần nữa, đức Thế Tôn lại bảo:

"- Này A Nan Ða! Ðiều phát biểu của ông tuy rất hiển nhiên, nhưng rất khó lĩnh hội. Vì "các pháp dập tắt" (ám chỉ giải thoát) không được mô tả một cách rõ ràng. Nhất là không chỉ thẳng:"Trong cái vòng sinh tử luân hồi ấy, người ta có thể tìm thấy sự giải thoát ở đâu?!"

Theo Phật giáo thì cái ngõ để thoát ra khỏi vòng sanh tử luân hồi là một khung cửa gồm 4 cạnh, gọi tắt là Tứ Diệu Ðế, tức: Khổ Ðế (luân hồi và mọi bất toại nguyện trong sự sống), Tập Ðế (nguyên nhân của Khổ Ðế), Diệt Ðế (hay khả năng không để cho Khổ Ðế phát sinh), Ðạo Ðế (phương pháp tu luyện để đạt tới khả năng ấy). Phật giáo ví Ðạo Ðế này như một bánh xe tiến hóa có 8 căm được mệnh danh là bánh xe Bát Chánh Ðạo.

Ðoạn đức Phật giảng dạy cho A Nan Ða các khía cạnh khác nhau của mỗi pháp hành (Sankhàrà), nhất là những trạng thái khi nó phát sinh và khi nó bị dập tắt! (theo Digha Nikàya 15 = Trường A Hàm số 15).

Một lần nọ A Nan Ða nhân chứng kiến tài nghệ độc đáo của một người bắn cung, đem thuật lại với đức Phật sự thán phục của ông...

A Nan Ða vốn xuất thân từ giai cấp Hiệp Sĩ, nên mặc dù đã xuất gia nhưng bản chất thích gặp lại những người thuộc giai cấp mình là một chuyện thường tình ;- nhất là khi ông chưa đắc được bậc cao trong thánh giới.

Ðức Phật bèn nhân cơ hội thuật chuyện bắn cung ấy để nêu lên một sự so sánh. Ngài nói:

"- Ví như người xạ thủ kia! - Trước những con mắt của khán giả, ai cũng thấy y làm việc một cách dễ dàng. Nhưng nếu bảo một người thường thay y làm việc đó thì họ không thể làm được. Và tương tự như thế, hiểu rõ các pháp Tứ Diệu Ðế và thực hành đúng đắn Bát Chánh Ðạo trong Phật giáo, ngoài các sa môn tròn đủ phẩm hạnh và các thánh nhân ra, không một người thường nào có thể làm được dễ dàng!"

(Sách chép người bắn cung mà A Nan Ða thán phục ấy có thể dùng một mũi tên bén chẻ một sợi tóc ra làm 7 lần!)

Các kinh:- Majjhima Nikàya 4, 27, 99 và Anguttara Nikàya II, 15 còn ghi rõ một thuật sự khác, kể rằng: Một lần nọ, A Nan Ða đã chứng kiến một đệ tử danh tiếng của đức Phật thuộc giai cấp Bà La Môn, tên là Janussoni, đang điều khiển một cổ xe màu trắng một cách oai vệ trong đấu trường. A Nan Ða cũng nghe khán giả bàn tán và hoan hô rằng: Cỗ xe màu trắng ấy là cỗ xe của vị quân sư vua Pasenadi, và là cỗ xe tốt nhất, đẹp nhất...

Rồi ông đem thuật lại những điều tai nghe mắt thấy đến đức Thế Tôn và hỏi Phật làm thế nào để một Phật tử có thể so sánh các nét đẹp ấy với các pháp học trong Phật giáo! (?)

Ðức Phật đã trả lời rằng:

"- Cỗ xe trắng tinh, đẹp nhất ấy có thể ví như Niết Bàn. Những con tuấn mã có thể ví như đức tin và trí tuệ. Nết hổ thẹn tội lỗi ví như cái thắng. Tư tưởng minh sát bén nhạy có thể ví như dây cương. Tính biết mình ví như người đánh xe. Giới đức ví như các bộ phận che chở. Thiền định ví như trục xe. Nguyện lực ví như bánh xe. Bình thản (ý nói tâm xả) ví như bộ nhún. Xuất gia ví như nền xe. Ẩn dật và vô hại (ám chỉ lòng từ bi) ví như những võ khí. Nhẫn nại ví như áo giáp! – Và sau cùng màu trắng tinh ví như thánh quả! (Vì trong thánh tâm không bao giờ có tà tư duy, cũng như trên màu trắng của chiếc xe đẹp nhất, vết bẩn bao giờ cũng hiện rõ, và người phu chuyên cần sẽ lập tức chùi rửa sạch (- theo Samyutta Nikàya 45, 4 = Tạp A Hàm số 45, 4).

8. Tiền Kiếp Của A Nan Ða
Theo bản tóm lược tiền kiếp của A Nan Ða thì trong quá khứ hiếm khi ông sinh làm một ma quỷ, thần linh. Ông cũng ít khi đầu thai làm thú, mà thường luân hồi làm người. Nhiều kinh sách cũng xác nhận hễ A Nan Ða sinh làm người thì Anuruddha, anh của ông sinh làm chư thiên, và Devadatta (Ðề Bà Ðạt Ða) sinh làm thú.

Sự liên hệ mật thiết giữa A Nan Ða với đức Phật đã được lập lại nhiều lần trong tiền kiếp. Thường khi ông và tiền thân Phật tái sinh làm 2 anh em.

Những giai thoại về các kiếp sống quá khứ của A Nan Ða lẫn của đức Phật được chọn lọc và trình bày với mục đích nói rõ rằng: Trong những luân hồi tiền thân của cả 2 vị đã luôn luôn cố gắng trau dồi đức hạnh.

Túc sinh truyện (Jàtaka) số 498 kể rằng: Một kiếp nọ A Nan Ða và đức Bồ Tát (1) sinh làm anh em chú bác trong một giai cấp hạ tiện. Nghề của họ là tẩy uế những nơi hôi hám dơ dáy. Ðể tránh khỏi bị khinh bỉ, cả hai đã cải dạng làm những thanh niên thuộc giai cấp Bà La Môn, mới vào được trường đại học Takkasila để tiếp tục sự học.

(1)Tiền thân Phật còn gọi là Bồ Tát và chỉ có bậc Bồ Tát thì mới còn tái sinh, chứ Phật không thể bị luân hồi nữa.

Sự ngụy trang của hai anh em giai cấp hạ tiện nầy sau đó bị khám phá. Cả hai bị đánh đập tàn nhẫn bởi một số người học cùng lớp. Có một giáo sư là bậc hiền triết đã can thiệp kịp thời không cho các sinh viên hung ác thuộc giai cấp Bà La Môn tiếp tục hành hạ hai anh em bất hạnh nầy, rồi khuyên họ nên xuất gia làm đạo sĩ.

Cả hai vâng lời và vui vẻ lấy cuộc đời đạo sĩ để sống trọn kiếp người còn lại. Khi hết tuổi thọ, vì nghiệp xấu "ngụy trang để gạt người" đã khiến họ sinh làm hai con thỏ rừng. Hai con thú này đã không bao giờ tách rời nhau, thậm chí khi chết, cũng cùng chết ở một chỗ, bởi cùng một mũi tên của một tay thợ săn.

Trong kiếp tiếp theo, tiền thân A Nan Ða và đức Bồ Tát lại sinh làm hai con hải âu, rồi một lần nữa lại cùng chết với nhau bởi những người săn bắn.

Làm chim hải âu là kiếp chót của họ bị đọa xuống thấp hơn loài người.

Sau đó A Nan Ða sinh làm hoàng tử và đức Bồ Tát sinh làm con trai của vị quốc sư. Hễ A Nan Ða tái sinh ở địa vị cao sang, hưởng đủ các thứ khoái lạc, thì đức Bồ Tát sinh làm bậc hiền triết, có định luật phi thường thông suốt nhiều vấn đề quá khứ vị lai. Chỉ cần nhìn thấy một sinh vật là đức Bồ Tát có thể biết ngay tối thiểu ba kiếp trước. Còn A Nan Ða khi làm người, dù thông thái và tu luyện tinh tấn tới đâu, cũng chỉ nhớ được một kiếp trước mà thôi! Ðặc biệt kiếp ông sinh làm dân hạ tiện (Candala), cải dạng làm sinh viên Bà La Môn, rồi bị đánh đập. Vì thế sau khi đi tu ông đã cố gắng Thiền định đạt được trí tuệ biết rõ nghiệp khổ kiếp trước vừa kể!

Lúc tiền thân A Nan Ða làm hoàng tử được 16 tuổi lên ngôi, thì đức Bồ Tát đã trở thành một đạo sĩ tu hành rất tinh tấn. Một hôm đạo sĩ nhân đến thăm nhà vua, đã tán dương sự thanh tịnh của đời sống phạm hạnh và chỉ rõ những bất toại nguyện của mọi cách hưởng thụ dục lạc ở đời. Ðức vua (tiền thân A Nan Ða) sau khi nghe xong liền nhìn nhận những điều đạo sĩ phân tích rất đúng. Nhưng vương gia thú thật ông không thể làm ngơ trước những lạc thú. Ông bị chôn chặt vào ngôi báu như một con voi mắc cứng giữa đầm lầy.


Về Menu

cuộc đời thánh tăng ananda (phần 4) cuoc doi thanh tang ananda phan 4 tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

chua dep o mot ngoi thien vien thấy Hạnh 7 cách tăng cường hệ miễn dịch đơn 7 nguyên tắc sống vui sống khỏe Thay đổi lối sống làm giảm lão hóa thiê Mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ Nghệ thuật Phạm bốitrong kinh điển màu hoa nào cho mùa vu lan Linh chi đỏ Trường Sinh quà tặng bình chay Gương lÃÅ lợi ích hành giả trỉ chù đại bi để có được sự thanh tịnh nơi Thích em dot doi minh Nước gừng nóng có thể làm mờ tàn con se thong minh hon khi duoc bo quan tam chuyen VÃÆ lẽ ã Đừng trách mùa đông Thêm lang ngam ky quan phat thờ cúng cha mẹ hay ông bà quá vãng Củ sen xào tương ớt 機十心 nguyen du nhÃ Æ nguoi cñu thử Màu Bánh dừa Malaysia kuih bingka ubi hái lộc đầu năm coi chừng phải tội hỏa khi nguoc doi lu khach cua mot kiep nguoi mong ao nằm Long the nhap con duong la giai phap Thận niem vui gian don Nghệ thuật giao tiếp trong kinh điển đạo phật là con đường hạnh phúc Thanh long giảm béo chữa ho nguoi thay day bup be Omega 3 giúp giảm hành vi hiếu chiến ở