Bồ Tát đạo sĩ tiền thân Phật bèn chỉ dạy cho nhà vua rằng Một vị vua khi còn ngồi trên ngôi báu vẫn có thể trau dồi đức hạnh của mình
Cuộc Đời Thánh Tăng Ananda (phần 5)

Bồ Tát đạo sĩ (tiền thân Phật) bèn chỉ dạy cho nhà vua rằng:" Một vị vua khi còn ngồi trên ngôi báu vẫn có thể trau dồi đức hạnh của mình

 Thánh Tăng Ananda 

Bồ Tát đạo sĩ (tiền thân Phật) bèn chỉ dạy cho nhà vua rằng:" Một vị vua khi còn ngồi trên ngôi báu vẫn có thể trau dồi đức hạnh của mình bằng cách cai trị muôn dân một cách nhân từ, giảm nhẹ các sắc thuế và hộ trì những bậc chân tu cùng những nhà mô phạm!"

Một hôm, nhớ đến mẫu hậu, nhà vua (tiền thân A Nan Ða) chợt nghĩ rằng:" Khi chào đời ông nằm trong nôi như một thai nhi bất lực, vô dụng. Nếu không được mẹ hiền nuôi dưỡng thì ông đã chẳng bao giờ trở thành một con người tầm thường, chứ đừng nói là một nhà vua quyền cao chức trọng!"

Vì suy xét như vậy nên nhà vua muốn báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ hiền bằng cách xuất gia làm đạo sĩ để hồi hướng phúc đức cho hai đấng sinh thành. Và kiếp đó, khi hết tuổi thọ, ông đã cùng với đức Bồ Tát (tiền thân Phật) đồng sinh vào cõi trời Phạm Thiên.

Theo Túc sinh truyện 421 (Jàtaka 421) thì có một kiếp nọ tiền thân Phật (Bồ Tát) sinh làm một nông dân nghèo, nhưng thường xuyên giữ giới Bát Quan Trai với tâm nguyện kiếp sau sẽ được giải thoát cảnh bần cùng, tiến hóa lên cõi cao hơn. Nhờ đức hạnh nầy mà đức Bồ Tát (hay tiền thân Phật) khi hết tuổi thọ đã tái sinh làm vua.

Còn tiền thân A Nan Ða thì kiếp trước sinh làm vua, mà vì quá dễ duôi, nên kiếp sinh làm người gánh nước quê mùa rất yêu vợ.

"Gia tài của ngưòi gánh nước chỉ vỏn vẹn có một đồng bạc rất quí, được y chôn dấu dưới một tảng đá lớn tại một chân núi xa xôi...

Ngày kia trong nước có hội hoa đăng tưng bừng vui vẻ. Vợ người gánh nước liền yêu cầu chồng đưa mình lên kinh đô xem hội. Người vợ ấy bèn nói với chồng rằng:

"Thiếp đã dành dụm được một số tiền nhỏ, nếu chàng có để dành chút ít nữa thì chúng ta sẽ đủ tiền đi dự hội!"

Người gánh nước trả lời:

"Anh mỗi ngày tiết kiệm được một xu, và dần dà góp đổi ra được một đồng. Nhưng anh đã sợ để trong nhà sẽ xài hết, nên chôn dấu tại một nơi cách đây 12 dặm!"

Người vợ nghe thế liền vui mừng, vừa giục chồng đi lấy tiền về, vừa bàn tính:

"Ðồng bạc lớn của chàng cộng với số tiền nhỏ mà em đã tiết kiệm được chúng ta sẽ có thể mua tràng hoa, nước thơm và thức uống trong cuộc hội!"

Người gánh nước nghe lời vợ, lập tức lên đường đi lấy tiền về, mặc dù lúc ấy nhằm buổi trưa, mặt trời rọi trên đỉnh đầu, không khí rất nóng bức.

Khi người gánh nước đi ngang trước thành vua, ngẫu nhiên cao hứng hát một bài ca lời lẽ rất đặc biệt. Tiếng hát vô tình theo gió thấu đến tai nhà vua, lúc đó đang ngồi hóng mát trong vườn Ngự Uyển. Vua lấy làm lạ, bèn cho quân lính bắt người gánh nước đưa vào mà hỏi rằng:

"Trời nóng như thế này, tại sao ngươi đi dưới ánh nắng, ca hát như giữa mùa Xuân?"

"Tâu bệ hạ! Tiện dân vì quá vui sướng nên không cảm thấy nóng!"

Nhà vua liền hỏi:

"Ngươi vui sướng vì lẽ gì?!"

"Tân bệ hạ! Tiện dân sắp sửa thu hồi lại một món tiền do mồ hôi nước mắt của tiện dân đã làm ra, và đã được cất kín tại một chỗ bí mật!..."

Ðoạn người gánh nước thuật lại cho nhà vua nghe cả câu chuyện y đã bàn tính với vợ...

Còn nhà vua, khi nghe tên gánh nước nói y sắp thu hồi lại một món tiền, vua tưởng rằng "Ấy chắc hẳn là một hầm của lớn". Nào ngờ vua rõ ra chỉ là một đồng bạc.

Vốn bản tính nhân từ, nhà vua không muốn người gánh nước phải lặn lội dưới trời nắng chang chang để đào lấy một đồng bạc, mừng lễ Ðăng Quang. Vua liền cười xoà bảo rằng:

- Ngươi khỏi phải đi lấy tiền làm chi, ta sẽ cho ngươi một đồng để mừng lễ!

Người gánh nước lập tức mừng hớn hở, cuối đầu thưa rằng:

- Tâu bệ hạ! Như vậy là tiện nhân sẽ được hai đồng bạc! Cuộc dự lễ của vợ chồng tiện nhân chắc sẽ đầy đủ lắm!

Nhà vua bị kích thích liền nói:

- Trời nắng như thiêu, như đốt thế nầy ngươi khỏi phải vào núi lấy tiền. Ta sẽ cho ngươi hai đồng!

Người gánh lại một lần nữa mừng rỡ, rồi thật thà nói:

-Như vậy là vợ chồng tiện dân sẽ có ba đồng để mừng lễ Ðăng Quang! Và tâu bệ hạ! Vì tiện dân yêu vợ nhiều lắm. Nếu có thể tìm thêm chỉ một xu để cho vợ vui mừng, tiện dân cũng sẵn sàng làm, huống chi chỉ vào núi lấy đến một đồng bạc?!

Nghe vậy nhà vua càng bị kích thích hơn nữa, Vua liền "đấu giá" lòng thương vợ của người gánh nước bằng cách tăng từ hai đồng lên bốn đồng. Rồi từ bốn đồng lên tám đồng...vv... cho tới một trăm đồng...! Sau cùng là một triệu!...(?)

Tuy người gánh nước không từ chối món tiền hảo tâm lớn của nhà vua, nhưng y cứ khăng khăng phải đi lấy cho bằng được một đồng bạc chôn trong núi.

Nhà vua quá sức ngạc nhiên, bèn hỏi lý do tại sao thì nghe người gánh nước phân trần rằng:

"Tâu bệ hạ! Niềm vui mà tiện dân muốn đem đến cho vợ hiền phải do mồ hôi nước mắt của tiện dân tạo ra. Nếu tiện dân chỉ lấy tiền thưởng của bệ hạ đem về cho vợ mừng lễ, thì hạnh phúc ấy do bệ hạ tặng, chứ không phải do tiện dân tạo mang tặng cho vợ!

Vua nghe thế lấy làm cảm động, bèn phong cho người gánh nước (tiền thân A Nan Ða) làm Phó Vương.

Nhưng người gánh nước vẫn từ chối, và viện dẫn rằng:"Làm nghề gánh nước tuy cực nhọc, nhưng được tự do. Vợ chồng tiện nhân không chịu trách nhiệm một cách thường xuyên với ai cả. Bây giờ nếu tiện dân nhận chức Phó Vương... thì cái tự do kia sẽ đi mất!"

Ðoạn người gánh nước cung kính lắc đầu định rút lui. Nhưng nhà vua đã ra lệnh cho y ở lại để thực hiện tới cùng ý muốn của mình...

Như đã thuật ở đoạn trước: Nhà vua ấy là tiền thân của Ðức Phật, nên nguyện lực (sức mạnh của ý muốn) rất kiên cố. Sau một cái mỉm cười cao quí, nhà vua không ngần ngại cắt tặng cho người gánh nước một nửa giang san, để y được làm vua như mình mà không sợ chịu trách nhiệm với bề trên hoặc không sợ bị ai chỉ huy cả.

Bấy giờ người gánh nước mới nhận lời. Và kể từ đó vương quốc nọ được chia làm hai nước nhỏ. Một trong hai vị vua của hai tiểu quốc ấy còn có tên là "Vua Một Ðồng Bạc"!

Ngày kia hai nhà vua đi săn. Khi mệt mỏi, vị vua thứ nhất (tiền thân Ðức Phật) nằm gối đầu lên bắp vế vị vua thứ hai (gốc là người gánh nước) để nghĩ ngơi rồi thiếp ngủ đi. Vị vua thứ hai ( tiền thân A Nan Ða tái sinh làm người gánh nước rồi may mắn được làm vua), trong một phút tham vọng nổi dậy, chợt nghĩ rằng:"Ta giết quách tên vua nầy để cai trị cả hai tiểu quốc, có phải sướng hơn không?!"

Ðoạn vua rút gươm ra định giết bạn mình..., thì một ý nghĩ khác bỗng lóe lên trong đầu "Ta ngày xưa khổ sở bần cùng, nhờ người nầy mà ta được cao sang. Ơn ấy ta chưa có dịp trả, thì tại sao ta có thể hành động phản phúc, hèn hạ, ác độc như thế?!" Rồi ông thọc gươm vào vỏ.

Nhưng một lần thứ hai, ý muốn cai trị cả hai vương quốc lại nổi dậy và cũng được nhà vua (vốn là người gánh nước) trấn áp.

Sau hai lần chế phục được lòng ham muốn, nhà vua có biệt hiệu "Một Ðồng Bạc" chợt sáng suốt nghĩ rằng:"Ta phải tìm cách triệt hạ lòng tham nầy, kẻo không nó lại nổi dậy. Thượng sách là ta hãy lìa bỏ lưỡi gươm nầy đi! Dù ác tâm có nổi lên, ta cũng không có phương tiện đễ làm điều tội lỗi!"

Nghĩ xong, vua "Một Ðồng Bạc" liền quăng lưỡi gươm rất ra. Và tiếng động đã làm cho nhà vua thứ nhất tỉnh dậy.

Sự hối hận đã làm cho nhà vua suýt phạm tội lỗi, lập tức quỳ mọp dưới chân vị vua ân nhân của mình để tạ lỗi. Vị vua thoát chết (tức tiền thân Ðức Phật), khi hiểu rõ tự sự đã vui vẻ tha thứ. Và Ngài còn bảo rằng:

"Cũng may là bạn đã thức tỉnh kịp, kẻo không bạn đã giết tôi một cách vô ích rồi, vì tôi vốn chẳng thiết tha gì với cái vương quốc nhỏ bé còn lại của tôi cả. Tôi chỉ muốn càng ít bận rộn, ít ràng buộc càng hay, để chờ một ngày kia tìm cách thoát ly cõi đời phiền toái nầy. Vậy để "cám ơn" sự thức tỉnh quăng gươm của bạn, tôi xin nhường bạn lên làm đại vương cai trị cả hai nước và tôi giữ chức phó vương!"

Nhưng sự hối hận của vị vua tên "Một Ðồng Bạc" rất mạnh, vua vội từ chối bằng những lời sau đây:

"Thưa bệ hạ! Lòng tham và cuồng vọng đã nổi lên trong tôi. Tôi thấy nó bắt đầu gia tăng, rồi che mờ lý trí như thế nào, thì tôi cũng sẽ tìm ra phương tiện để trấn áp và loại trừ nó như thế ấy! Bây giờ tôi chỉ muốn trở thành một đạo sĩ để sống đời phạm hạnh. Tôi phải vất bỏ vương quốc nhỏ bé nầy, cũng như tôi đã quăng đi lưỡi gươm ác kia, thì tôi mới tránh được làm điều tội lỗi!"...

Và kể từ đó, người ta thấy trên vùng núi Hy Mã Lạp Sơn có một đạo sĩ tu hành rất nghiêm túc, mà ai cũng gọi vị đạo sĩ ấy là sa môn, cựu quốc vương "Một Ðồng Bạc"!

Còn nhà vua nhân từ suýt bị giết (tức tiền thân Ðức Phật) kia thì tiếp tục làm vua hộ trì vị đạo sĩ nọ. (Có sách chép rằng nguyên nhân khiến cho ông vua tên "Một Ðồng Bạc" suýt phạm tội sát hại ân nhân chính là bà vợ của ông. Từ thân phận vợ của một tên gánh nước, y thị bỗng một sớm một chiều được làm hoàng hậu, nên sự đòi hỏi hưởng thụ sang trọng, quyền lực càng lúc càng tăng. Khi thấy vị vua lòng nhân từ (lúc trước là đại vương coi cả hai nước...) đối xử rất thân mật với chồng mình, coi như đôi anh em, y thị đã nhiều lần xúi giục chồng bất thần đem quân đánh chiếm, hay tìm cách giết quách vị vua phúc hậu ấy đi. Nhưng y thị luôn luôn bị người chồng từ chối. Lần chót: Trước khi hai vị vua đi săn, y thị đã gọi chồng mình vào mật cung nói nhỏ rằng:"Kỳ nầy nếu vương không giết được ông vua hiền từ kia thì đừng trở về hoàng cung nữa!" Vì lý do đó mà ông vua có tên " Một Ðồng Bạc" sau khi thức tỉnh đã dốc lòng xuất gia ngay sau cuộc đi săn cuối cùng! Câu chuyện người đàn bà tham lam nầy rất dài dòng, có thể viết thành một tiểu thuyết luân lý! Dịch giả xin mạn phép tóm tắt ở đây để cho nội dung nói về A Nan Ða của quyền sách nầy khỏi bị loãng đi!)

Túc sinh truyện số 282 cũng thuật rằng: Thuở ấy Ðức Bồ Tát (tiền thân Phật) sinh làm quốc vương nước Ba La Nại. Ðây là một vị anh quân, luôn luôn giữ 10 phẩm hạnh của một bậc hiền vương, nhất là bố thí, trì giới và giữ Bát Quan Trai. Nhưng tiếc thay trong triều đình của nhà vua có một vị quan dâm ô, gian ác. Tên nầy đã tằng tịu với nhiều vương phi trong cung cấm. Tin thấu đến tai nhà vua nhằm ngày vua giữ Bát Quan Trai giới, nên Ngài không hạ ngục tên gian thần kia, mà chỉ ra lệnh đày y ra một vùng biên ải.

Nhân dịp được vua rộng lượng, tên gian thần ấy liền thu hết của cải, mang cả gia đình trốn sang nước khác.

Sau đó nhờ miệng lưỡi khéo tâng bốc mà y lại được vua nước bên cạnh tin dùng, cho làm tới chức Tả Vệ Quân, luôn luôn được ở bên cạnh nhà vua. Và vị vua lân bang ấy không ai khác hơn là tiền thân của A Nan Ða đã tái sinh đồng thời với đức Bồ Tát.

Vẫn chứng nào tật nấy: Một hôm viên ác quan ấy khuyên nhà vua cử quân đánh chiếm thành Ba La Nại. Theo hắn, lý do thích đáng nhất là thành Ba La Nại là thủ đô của một vị vua nhân từ không thích chiến tranh, nếu đến xâm lăng thì sẽ ăn chắc. Nhưng trước lời xúi xiểm ấy vương gia lại e ngại vì nghĩ rằng: Toàn dân trong thành Ba La Nại rất khỏe mạnh, đoàn kết và thương kính vị vua của họ vô cùng. Khi họ hết lòng bảo vệ thủ đô thì đoàn quân xâm lấn không thể nào vào được.

Tên ác quan đoán ra điều suy nghĩ đó của nhà vua, bèn làm bộ thận trọng nói:

-Tâu bệ hạ! Nếu bệ hạ e ngại thì xin bệ hạ cứ bình ngự nơi hoàng cung!Hạ thần chỉ yêu cầu cấp cho hạ thần một đạo quân để hạ thần đi đánh thử!

Nhà vua liền chấp thuận việc gởi quân đi đánh thử ấy. Nhưng khi lâm trận thì ác quan thấy khí thế chống giặc của quân thành Ba La Nại quá mạnh, không thể nào thắng nổi, bèn chuồn trước thoát thân, lẩn trốn trong một vùng gần đấy. Trước khi chạy trốn, y còn dặn đám tàn quân của y nên làm "như vầy...như vầy!" nếu bị bắt!

Kết quả toàn thể đoàn quân "đi xăm lăng thử" ấy đều bị bắt, và bị dẫn đến chịu tội trước mặt vua Ba La Nại.

Vua Ba La Nại (tiền thân Phật) hỏi các tù binh rằng:

"Tại sao các ngươi dám cả gan đánh phá trong thành?!"

"Tâu bệ hạ! Chúng tiện dân chỉ là những người nghèo khổ. Vì đói quá phải vào thành cướp giật kiếm ăn, chứ không phải là quân phiến loạn! Xin bệ hạ trọng lượng tha mạng!"

Nhà vua nghe thế liền tội nghiệp tha chết, rồi cấp tiền bạc thả về nhà sinh sống...

Tin nầy thấu tai vị vua lâng bang (tiền thân A Nan Ða) nên vua bắt đầu tin lời xúi bậy của viên ác quan nọ. Ông nghĩ rằng:"Vua Ba La Nại nhân từ như thế. Ta cứ cử binh tiến thẳng vào đền vua thì sẽ thắng trận, không cần phải chiếm những nơi khác trong thủ đô"

Quả vậy! Khi quân xâm lăng ồ ạt đến gần cửa thành thì viên tướng Tổng Tư Lệnh phòng vệ hoàng cung tuy ở trong tư thế thừa sức đẩy lui kẻ thù, nhưng ông đã bị nhà vua cản lại, vì không muốn thấy cảnh đổ máu.

Kết cuộc: Thành Ba La Nại đã lọt vào tay quân xâm lăng, còn nhà vua cùng quan quân thì bị bắt làm tù binh.

Khi đối diện với nhà vua đến cướp thành, vua Ba La Nại bèn nói:

"Nếu vương gia muốn cai trị cả hai nước, thì cứ nói thẳng với ta. Ta sẽ nhường lãnh thổ cho, việc gì phải động binh, suýt gây cảnh chết choc cho dân chúng vô tội?!"

Thốt xong, nhà vua thản nhiên để cho đối phương dẫn mình vào tù. Khi ở trong tù, nhà vua hiền đức liền nhập định, rồi rải tâm từ bi đến nhà vua cuồng loạn xâm lăng, khiến cho vị vua này tự nhiên cảm thấy buồn rầu, hối hận và bức rức...

Trong tù nhà vua đức hạnh càng rải tâm từ bi thì ngoài thành sự buồn rầu, hối hận của nhà vua thắng trận càng tăng. Tăng đến nỗi mà ông không chịu được nữa, phải tự động vào tận ngục thất để xin lỗi vua Ba La Nại, và hoàn trả lại vương quốc như cũ...

Sau đó vị vua biết phục thiện (tiền thân A Nan Ða) còn cam kết suốt đời sẽ làm đồng minh trung thành của vua Ba La Nại, nhất là tuyệt đối sẽ không gây chiến với bất kỳ ai! Ðoạn ông đuổi tên gian thần ra khỏi đám bộ hạ, rối kéo quân về nước...

Còn vua Ba La Nại (tiền thân Phật) sau khi đã thu hồi lại giang sơn, liền nhường ngôi lại cho hoàng tử, rồi xuất gia làm đạo sĩ. Trước khi lìa cung vàng điện ngọc, để vào rừng tu hành, nhà vua đã khuyên bảo các quan rằng ;

"Nầy các khanh! Trên đời chỉ có sức mạnh của giới đức là vững chắc nhất! Chỉ có sức mạnh của lòng từ bi là võ khí để bảo vệ vương quốc an toàn nhất. Vì khi dùng lòng từ bi để đối phó với kẻ thù thì máu sẽ không đổ và chiến thắng sẽ là chiến thắng vinh quang nhất!"

Truyện kết luận rằng: Kiếp ấy tiền thân Phật sau khi bỏ ngôi vua, hành thiền nơi rừng vắng, lúc hết tuổi thọ đã sinh vào cõi phạm thiên. Còn tiền thân A Nan Ða thì tiếp tục làm vua, và trở thành một vị vua rất chân chính.

9. A Nan Ða Lúc Phật Gần Nhập Niết Bàn.
Những mẫu chuyện (phần nhiều dưới hình thức đối thoại) của A Nan Ða và Ðức Phật, vài ba tháng trước khi Phật nhập Niết Bàn, đã được nhiều học giả Phật Giáo, xem như những tài liệu lịch sử, diễn tả các biến cố quan trọng liên quan đến phần cuối cùng của đời sống Ðức Phật.

Theo Mahà Parinibbàna Sutta (Ðại Niết Bàn Kinh) ghi trong Dìgha Nikàya 16 (Trường A Hàm số 16) thì A Nan Ða đã đóng vai trò chính trong các bài pháp do Ðức Phật thuyết trước khi nhập Niết Bàn.

Những bài pháp nầy thường mang âm hưởng "Lời giáo huấn cuối cùng" và diễn tả cái sắc thái buồn bã của A Nan Ða, khi biết Phật sắp Nhập Diệt.

Theo một số nhà nghiên cứu Phật giáo thì những bài kinh ấy đã gián tiếp tiên đoán tuổi thọ của Phật Pháp Thích Ca (chỉ có 5000 năm) thôi, cũng như báo trước những hình thức suy đồi trong Phật giáo về sau như tăng chúng xa dần nếp sống phạm hạnh, gương giải thoát bị biến mất v.v... cho đến khi một vị Phật mới ra đời.

Những kinh di giáo nầy hầu hết cũng nêu rõ những pháp thực tiển, khuyên dạy các hàng đệ tử cần gia tăng tinh tấn thực hành pháp giải thoát trong lúc Ðức Phật tại tiền, kẻo một khi Phật đã viên tịch, thì cơ hội duy nhất ấy xem như đã vuột mất!

Ðồng thời, toàn thể nội dung các kinh di giáo còn phản ảnh qua nhân vật chính, đóng vai đối thoại là A Nan Ða, một đặc sắc giải cứu mà chúng tôi sẽ cố gắng trình bài trong những trang sách sau đây:

Phần thứ nhất của kinh Ðại Niết Bàn (Mahà parinibbàna Sutta) có thể xem như bắt đầu tại Vương Xá thành (Ràjagaha), kinh đô xứ Ma Kiệt Ðà (Magadha) nơi Ðề Bà Ðạt Ða trước đó 5 năm đã hại Phật và chia rẽ tăng già.

Thuở bấy giờ, vua A Xà Thế (Ajàtasattu) đang trị vì xứ Ma Kiệt Ðà. Còn vua Ba Tư Nặc (Pasenadi) thì mới bị lật đổ, đồng thời vương tộc Thích Ca cũng vừa trải qua một thảm kịch ghê gớm, cả giòng họ bị tàn sát. Hoàng tử Mahànàma (anh em duy nhất còn tại gia của A Nan Ða) đã bị giết...

Lúc ấy ba sứ quân đầy thế lực cai trị 3 lãnh địa nằm ở phía Bắc sông Hằng (Ganga) gần núi Hy Mã Lạp Sơn là Koliyas, Mallas và Vajjians đang tuyên bố độc lập, không thần phục đại vương A Xà Thế nữa.

Nhằm lúc vị vua này cũng có tham vọng đánh chiếm rồi sát nhập 3 lãnh địa ấy vào lãnh thổ của mình, đặc biệt là vua A Xà Thế dự định sẽ chinh phục vùng Vajjians trước tiên.

Nếu trong thảm kịch của giòng họ Thích Ca vì nghiệp nặng của những người bà con, đức Phật đã không che chở được gì, thì đối với ý định xâm lăng bộ tộc Vajjian của vua A Xà Thế, Ngài đã cứu giúp rất nhiều. Sau đó Ngài còn gián tiếp che chở cho dân chúng trong bộ tộc Mallas nữa...

Ðây chính là bối cảnh có sắc thái chính trị vào những năm cuối cùng của đời sống Ðức Phật!

Soạn giả xin nhắc lại tượng trưng một số biến cố như sau:

Nhà vua có máu xâm lăng A Xà Thế đã ra lệnh cho một quan đại thần tên Vassakàra đến yết kiến đức Phật và báo cho Phật hay rằng Ðại vương có ý định đem quân đi chinh phục lãnh địa Vajjanas...

Khi Vassakàra nêu lên ý định của nhà vua và xin lời Phật dạy, thì đức Phật quay sang tôn giả A Nan Ða (lúc đó đang đứng hầu sau lưng đấng Bổn Sư). Phật hỏi A Nan Ða:

- Nầy A Nan Ða! Dân tộc Vajjanas có 7 phẩm hạnh trong đời sống hàng ngày như thế nào?!

A Nan Ða liền trả lời:

- "Bạch Ðức Thế Tôn: Thứ nhất dân chúng bộ tộc Vajjanas rất thường hội họp và thảo luận một cách nhất trí mọi vấn đề!

- Thứ hai dân chúng Vajjanas không bao giờ hủy bỏ những luật lệ cũ!

- Thứ ba dân chúng Vajjanas thường xuyên nghe lời khuyên nhủ của các bậc lão thành!

- Thứ tư dân chúng Vajjanas không bao giời xâm phạm tiết hạnh của phụ nữ

- Thứ năm dân chúng Vajjanas luôn luôn tôn trọng những nơi thờ phượng.

- Thứ sáu dân chúng Vajjanas tiếp tục hiến dâng của cải đến những cơ sở tín ngưỡng.

- Thứ bảy dân chúng Vajjanas lúc nào cũng sẵn sàng che chở và hộ trì những bậc tu hành chân chánh!..."

Chờ A Nan Ða trả lời xong, Ðức Phật liền phán rằng:

"- Với bảy đức tính như thế, không ai có thể phủ nhận được sự thịnh vượng, hùng mạnh của dân chúng Vajjanas. Và bảy đức tính đó trước đây họ đã không có nên họ mới bị suy đồi, nghèo đói! Chính Như Lai đã dạy dỗ cho họ thấm nhuần được bảy phẩm hạnh ấy! Một dân tộc như thế là một dân tộc có thể bảo vệ được gia sản, vật chất cũng như tinh thần của họ một cách dễ dàng.

Nghe Phật dạy dứt lời, quan đại thần Vassakàra cũng khen ngợi rằng:

"-Không cần phải có đến bảy đức tính như thế! Chỉ cần một đức tính thứ nhất mà thôi, cũng đủ làm cho bộ tộc nầy phát triển mạnh mẽ! Ngày nào dân chúng Vajjanas còn tiếp tục có bảy đức tính đó thì ngày ấy họ không thể bị xâm lăng! Ai muốn chinh phục họ phải chờ cho đến khi nào họ chia rẽ và có nội phản!"

Ðoạn quan đại thần ấy kiếu từ đức Phật với ý định sẽ về tâu lên nhà vua rằng: Cử binh đi chinh phục lãnh thổ Vajjanas lúc nầy là một điều thất sách!

Trong xã hội Ấn Ðộ thuở bấy giờ, sự tin tuởng vào sức mạnh tin thần của một dân tộc rất quan trọng. Chỉ cần làm cho một thế lực xâm lăng hiểu rõ điều đó, cũng đủ giúp cho đức Phật ngăn ngừa một cuộc chiến tranh.

Mãi về sau, khi đức Phật đã nhập Niết Bàn, xứ Vajjanas mới bị thôn tính, bởi vì dân tộc xứ nầy đã dần dần bỏ rơi và xa lìa những đức tính cũ, trở thành chia rẽ, không còn sức mạnh nhất trí, nên đã chẳng giữ được biên cương lãnh thổ của họ.

Về phần đức Phật, lúc gián tiếp cản ngăn được ý định xâm lăng của vua A Xà Thế, Ngài đã rút tỉa một bài học chính trị và đem áp dụng vào cộng đồng giáo hội. Ngài dạy A Nan Ða triệu tập tăng chúng để đề cao bảy đức tính nói trên: Nếu nhờ bảy đức tính ấy mà một dân tộc được hùng mạnh, khiến cho ngoại bang không dám xâm lăng như thế nào, thì bảy đức tính ấy cũng sẽ làm cho Giáo Hội vững chắc như thế ấy!

Nghĩa là: Thứ nhất tăng chúng nên thường xuyên hội họp, thảo luận mọi vấn đề chung trong cộng đồng một cách nhất trí. Dù có những bất đồng ý kiến cũng phải đã thông một cách ôn hòa với nhau.

Thứ hai, không nên đặt ra những luật lệ mới! (vì quyền làm luật sẽ bị phân bì, rồi ai cũng muốn chế luật mới hết!)

Thứ ba là nên tuân lời những bậc trưởng lão.

Thứ tư, phải tôn trọng Giáo Hội Tăng Già.

Thứ năm, cần suy gẫm đến mọi lời khuyên dạy của các hàng tôn túc.

Thứ sáu, tinh tấn diệt trừ tham vọng và phát triển tính ưa thích thanh tịnh.

Thứ bảy nên luôn luôn biết mình để thấy được sự an lạc của các hàng thánh nhân, lúc nào cũng sống trong sự biết mình ấy.

Sau khi liệt kê bảy pháp lành cho tăng chúng nhớ xong, Ðức Phật đã cô động thành một đoạn pháp mà sau này chúng ta thường tìm thấy nhiều nơi trong Tam Tạng kinh điển như sau:

"-Ấy là giới đức! Ấy là sự an trụ! Ấy là trí tuệ! Khi có an trụ và giới đức thì kết quả giải thoát sẽ vững chắc! Rồi khi có trí tuệ phối hợp với an trụ và giới đức thì kết quả giải thoát không những vững chắc mà còn vĩ đại nữa! Và khi có sự biết mình thì tâm hồn sẽ được trí tuệ giữ cho luôn luôn trong sạch, tránh khỏi mọi ô nhiễm, môi dục lạc và vô minh!"

Phần thứ hai của kinh Ðại Niết Bàn là sau những lời giáo huấn đó, Ðức Phật đã bắt đầu cuộc du thuyết cuối cùng của mình. Nơi nào có người hữu duyên đón mừng Pháp Bảo để thấm nhuần chân lý giải thoát là Ngài dừng chân đễ ban bố an lành. Hoặc nơi nào có những sức mạnh cuồng bạo manh nha gây chiến thì Ngài cũng dừng chân lại nơi đó, để dùng pháp giác ngộ, dập tắt ngòi lửa chiến tranh.

Trong cuộc hành trình lịch sữ nầy, trước tiên đức Phật đã hướng về vùng sông Hằng, xuyên qua địa phận Na Lan Ða, nơi đó về sau có một trường đại học Phật Giáo nổi tiếng. Ðịa phận nầy cũng là nơi sinh quán của Thánh Tăng Xá Lợi Phất (Sàriputta). Chính ở đây, trưởng lão Xá Lợi Phất đã chia tay Ðức Phật, không tiếp tục cuộc hành trình với đức Bổn Sư nữa, để quay về cứu độ mẹ mình, rồi viên tịch luôn trong ngôi làng mà ông đã sinh ra.

Lúc nhìn đức Phật lần cuối cùng, trưởng lão Xá Lợi Phất đã thốt ra những lời vĩnh biệt, nhân danh là một đại tông đồ như sau:

"- Bạch Ðức Thế Tôn! - Bạch đấng Giác Ngộ! Dù có muôn triệu lời để ca ngợi ân đức của Ngài cũng không bằng bốn chữ Trí - Tuệ - Giác Ngộ!"

Sau đó đức Phật cùng với đông đảo chư đệ tử tiến về thành Vesali. Ðây là thủ đô của xứ Vajjanas, mà đức hạnh của dân tộc xứ nầy Ngài đã từng khen ngợi. Và một cuộc chiến tranh suýt do vua A Xà Thế gây ra, tàn phá nước ấy cũng đã được Ngài dùng pháp lành dập tắt.

Người ta có thể tự hỏi: " Tại sao đức Phật trong lúc tuổi về chiều, lại đến đây để nhập hạ lần thứ 45 của cuộc đời một vị Phật Tổ?!"

Nếu chúng ta chịu khó suy nghĩ một cách sâu xa thì sẽ thấy rằng sự có mặt của Ðức Phật trong lãnh thổ nầy (Vajjanas) không có mục đích gì khác hơn là dùng ân đức của Ngài để can ngăn vua A Xà Thế đem quân đánh chiếm một nước nhỏ lân cận.

Và tại thành Vesali, đức Phật đã thọ bệnh. Một thân nghiệp tự nhiên và sau cùng của một đời người! Ngài đã dùng sức mạnh thiền định để đánh tan mọi đau đớn. Ðồng thời Ngài cũng không muốn viên tịch mà chưa triệu tập đầy đủ các hàng đệ tử một lần sau cùng. Vã, nhục thân của bất cứ một nhân sinh nào trên đời này, vốn không tránh khỏi bốn định luật: Sinh, Lão, Bệnh, Tử!

A Nan Ða thấy Ðức Thế Tôn nhuốm bệnh và biết rõ ấy là một căn bệnh ngặt nghèo, thì buồn khổ vô cùng. Ông lo sợ đến nỗi mất hết sáng suốt. Rồi để tự an ủi, A Nan Ða đã tưởng tượng và nói với đức Phật rằng:

"- Bạch Ðức Thế Tôn! Dù bệnh hoạn có nguy kịch cỡ nào, một vị Phật chắc chắn cũng không bao giờ nhập Niết Bàn một cách bất ngờ, khi chưa triệu tập đủ mặt chư đệ tử và ban bố những lời di chúc tối hậu?!"

Nhưng đức Phật bỗng hết đau đớn, thần thái tươi tỉnh nói:

"- Nầy A Nan Ða! Như Lai không có gì để di chúc tối hậu cả! Những điều đáng truyền lại cho các hàng đệ tử, Như Lai đã thuyết ra hết rồi! Hiện tại không còn một pháp nào có thể gọi là bí mật để di chúc tối hậu! Như Lai từ khi Thành Ðạo đến giờ đã tiếp tục hiện hữu và nương vào " thân Phật"! - Ông chớ hiểu lầm có một vị Phật đang sống để lãnh đạo Giáo Hội, và trước khi viên tịch, vị Phật ấy phải chuẩn bị mọi lời di chúc để chuyển giao quyền hành như các vì vua chúa còn mắc dính trong bản ngã phàm tình! Thân Như Lai hiện giờ giống như một cỗ xe đã cũ. Ở cái tuổi 80 thân Phật của Như Lai chỉ được yên ổn khi tâm thường an trú trong các bậc Thiền, nhất là Thiền Phi Tưởng và Vô Sở Hữu Xứ (animitta céto vimutti). Và khi ra khỏi hai bậc thiền ấy nhục thân Như Lai cũng chịu mọi trạng thái tàn hoại của luật vô thường!

"- Nầy A Nan Ða! Ông hãy tự xem mình là nơi nương nhờ của chính ông. Ông hãy xem trí tuệ chơn chánh của mình là pháp cứu rỗi duy nhất, vì một đệ tử thấm nhuần Phật Giáo không bao giờ mong cầu nơi tha lực để giải thoát sự sinh tử luân hồi của chính mình!"

Phần thứ ba của kinh Ðại Niết Bàn (Mahà Parinibbàna Sutta), cũng được thuyết tại Vesali, thuật lại giai thoại:

- Ở đó Ðức Phật đã dừng chân để tu dưỡng một mùa hạ. Một hôm đức Thế Tôn bảo A Nan Ða lấy tọa cụ và theo Ngài đến đại tịnh xá Capala để hành thiền. Sau khi Phật và A Nan Ða an tọa, đức Thế Tôn thay vì lập tức Nhập Ðịnh, Ngài lại quan sát khung cảnh thanh tịnh, và đẹp đẽ xung quanh, rồi Phật nói như cảm khái với A Nan Ða rằng:

"- Những nơi phụ cận trong vùng cũng có sắc thái sinh đẹp, thanh tịnh như thế nầy, Như Lai nên an trú ở đây, hay lần lượt đến những nơi đó?!"

Hành động của đức Phật khi ấy vốn có một nguyên do, nhưng A Nan Ða đã không hiểu. Ông chẳng tìm thấy một ngụ ý nào trong lời Phật nói cả.

Và theo kinh điển, mãi về sau các học giả Phật Giáo mới nhắc đến câu nói ấy của Phật để phân tích, khi họ đối diện với những đoạn khác đầy minh chứng trong Tam Tạng Pháp Bảo!

Vì một đấng Phật Tổ mà thốt lên lời cảm khái hay tỏ ra ưa thích cảnh đẹp như thế (dù là cảnh đẹp thanh tịnh!) là một điều rất hiếm và dường như mâu thuẩn vơí phẩm cách không còn dính mắc thế gian của một bậc hoàn toàn giải thoát!

Nhưng Phật đã xuất khẩu nói ra, tất phải có lý do?! Và lý do duy nhất chỉ là báo hiệu sự gần Nhập Diệt của Ngài. Không phải vì Phật lưu luyến cảnh đẹp, mà là vì lòng thương xót của chúng sanh! Lần đầu tiên non 45 năm về trước sau khi Ðắc Ðạo, nhận thấy Phật Giáo quá cao thâm và vì nghiệp chướng của chúng sinh lại sâu dày, Ngài đã chần chờ, thì Phạm Thiên đã xuất hiện thỉnh Phật thuyết pháp!

Giờ đây trải qua 45 năm truyền đạo giải thoát, nếu duyên lành của nhân loại còn thuận hành thì có kẻ tịnh tâm sẽ yêu cầu Ngài khoan Nhập Diệt!

Rồi đức Phật lại nói "Ai phát triển được 4 thần lực tuyệt đối (Iddhipàda) là An định (hay nhất tâm) tinh tấn, nhẫn nại, và minh sát, thì người ấy có thể làm chủ hoàn toàn được vận mạng của chính mình. Nếu muốn kéo dài tuổi thọ, họ cũng có thể làm được!"

Có nghĩa là một vị Phật còn hơn thế nữa, vì Ngài đã dư đủ 4 thần lực ấy, nên khi có ai yêu cầu Phật tiếp tục sống để cứu độ chúng sanh thì Ngài cũng có thể thực hiện một cách dễ dàng!

Theo chú giải kinh nói về kiếp sống (Àyu Kappasutta) thì 4 thần lực của một vị Phật có khả năng làm cho nhục thân của Ngài kéo dài tuổi thọ bằng một kiếp trái đất. Còn nếu Phật không dùng thần lực, mà chỉ áp dụng thiền định Ngài cũng có thể sống đến 120 tuổi. Trường hợp thân Phật bị dư nghiệp hiện kiếp phát tác, chẳng hạn như Ngài bị vi trùng công phá, sinh bệnh, thì ngài cũng có thể dùng pháp Ðại Bát Nhã để sống lâu theo ý muốn! Tức là kéo dài kiếp sống cho đến khi nào các tế bào cuối cùng trong thân ngài bị vi trùng phá hủy. Và trong thời gian dùng Ðại Bát Nhã pháp để kéo dài sự sống, một vị Phật chỉ biết Thuyết Pháp và Nhập Ðịnh mà thôi chứ Ngài không còn những sinh hoạt phàm tình khác!

Ðức Phật không phải chỉ nói điều ấy với A Nan Ða một lần, mà Ngài đã nhắc lại đến lần thứ hai, rồi lần thứ ba. Nhưng A Nan Ða vì quá âu lo, bối rối, đã không hiểu rõ nghĩa lý của lời Phật dạy.

Sự bối rối đến trở thành tăm tối đó của A Nan Ða vốn đã do hai nguyên nhân:

Thứ nhất A Nan Ða lúc ấy chưa đạt thánh quả A La Hán.

Thứ hai có sự quấy nhiễu của Ma Vuơng (Màra).

Theo thuật truyện (Màrajàtaka) thì Ma Vương không phải chỉ mới bắt đầu khuấy phá sức khoẻ của Phật và những ai gần gũi Phật khi tuổi đời Ngài ở giai đoạn xế bóng, mà hắn đã xuất hiện yêu cầu Phật hãy bước ra khỏi Tam Giới (tức là hãy Nhập Niết Bàn) lúc Ngài vừa đắc quả Chánh Ðẳng Chánh Giác dưới cội cây Bồ Ðề.

Phật bị nhuốm bệnh chính là lúc A Nan Ða, dù lo lắng cũng phải bình tĩnh, chăm chỉ và cẩn thận. Nhưng ông đã trở nên đãng trí, bối rối là một hiện tượng khác thường! Hiện tượng ấy của A Nan Ða trước đó tuy đã từng xảy ra nhưng chỉ xảy ra trong những lúc đức Bổn Sư và chư tông đồ gần Phật, được an toàn tự tại. Và nhất là chỉ xảy ra trong những khi Ma Vương không lởn vởn xung quanh để che mờ trí sáng suốt của ông! Nhờ vậy tuổi thọ của Phật Giáo mới không bị rút ngắn hơn nữa (dưới 5000 năm) chứ nếu không, cõi Ta Bà này đã không có 45 năm hưởng thụ ơn ích của một vị Phật Tổ và hiện thời thế gian vì không có Phật Giáo chắc phải mang một bộ mặt khác! Bộ mặt lấy sự bạo động làm "chân lý" rồi ân oán triền miên, đau khổ không bao giờ chấm dứt.

(Lấy oán báo oán, oán sẽ chất chồng! Lấy ân báo oán, oán lại tiêu tan!" Theo Pháp Cú Kinh).

Là những Phật tử muốn nghiên cứu rõ ràng lịch sử Phật Ðà, chúng ta thử phân tích biến chuyển tâm lý của A Nan Ða đã trong khi ấy:

Phải chăng ngoài việc ông bị Ma Vương che mờ trí sáng suốt, còn những nguyên nhân nào khác?!"

Số là tối hôm sau khi Phật nhuốm bệnh lần thứ nhất A Nan Ða được Phật gọi lên ngồi sát bên mình ở hàng toạ cụ đầu (Trước cả các vị Ðại Tôn Túc) để tụng kinh khuya. Rồi sau thời kinh, đức Phật lại ra lệnh cho chư tăng ai về chỗ nấy để tu niệm. Còn A Nan Ða Ngài bỗng bảo cầm tọa cụ đi theo Ngài đến tịnh xá Capala để hành thiền! Một sinh hoạt tu thiền chung với đức Bổn Sư, một vị Phật Tổ, mà A Nan Ða từ non 45 năm trường gần Phật không bao giờ dám ngờ là mình sẽ có được một diễm phúc như thế!

(Thường lệ, trước khi nhập định, đức Phật chỉ bảo A Nan Ða chuẩn bị tọa cụ trong tịnh thất cho một mình Ngài. Rồi Phật vào Nhập Ðịnh. Còn A Nan Ða muốn hành thiền ở đâu tùy ý, miễn đừng quá xa Phật, hầu khi cần, đức Bổn Sư sẽ không phải đi tìm. Thói quen nầy đã làm cho A Nan Ða có thể tiên đoán thời gian Nhập Ðịnh của Phật kéo dài bao lâu, để ông hoặc hành thiền trong tịnh thất của mình hoặc lẳng lặng đi làm những công tác khác, như giặt giũ y phục của Phật, hay đến chăm sóc những sa môn già yếu, bệnh hoạn!).

Nhưng lần nầy, đức Phật lại bảo ông cùng đi hành đạo với Ngài, nên A Nan Ða cảm thấy một nỗi vui sướng khó tả tràn ngập trong lòng...

Nhất là trong khi ấy thần sắc của Phật rất bình thường, dường như trong ngày hôm đó Ngài không nhuốm trọng bệnh chi cả! (A Nan Ða nào biết rằng Phật đã dùng Ðại Bát Nhã Pháp để quân bình thân bệnh). Nỗi vui sướng của A Nan Ða hiển nhiên là một loại hạnh phúc biết rằng ông sắp hành thiền trong hào quang và định lực của một vị Phật!

Rồi trong một chóc vui sướng, hân hạnh, A Nan Ða lại nghe đức Phật khen ngợi cái khung cảnh vừa xinh đẹp vừa thanh tịnh xung quanh Ðại Thiền Xá Capala, trong rừng vắng..., nên ông càng thèm cảm khoái, quên mất, trước đó không lâu một biến cố quan trọng xảy ra ; Ðức Phật đã nhuốm trọng bệnh! Ðây có lẽ là lý do của sự "Tăm tối", lý do vì từ lâu A Nan Ða hằng thương kính đức Phật mà chưa có được những giây phút gần gũi thân thiết êm đềm như thế! (nói theo kiểu phàm tình, thì A Nan Ða lúc đó chưa đạt được thánh quả A La Hán!). Nên ông đã không ngờ bổn phận của ông, và hiện tại đang đòi hỏi ông phải làm bổn phận đó, mà ông không biết!

Có gì đáng tiếc cho bằng A Nan Ða chính là người sợ Phật Nhập Niết Bàn sớm nhiều nhất, mà khi đến lúc, ông lại không biết thỉnh Phật tiếp tục sống tại thế gian! Phải chăng sự yêu thương, ái mộ phàm tình vốn là nguyên nhân đưa tâm tình của con người đi vào nẻo tăm tối?!

Dẫu sao, nếu Ma Vương (Màra) không ám ảnh thì A Nan Ða đã hiểu rõ ngụ ý trong lời Phật dạy rồi. Ông không phải chỉ yêu cầu một lần, mà cho đến một nghìn lần, ông cũng sẵn sàng năn nỉ Phật tiếp tục sống trên thế gian nầy để cứu độ chúng sinh. Và chỉ cần một lời yêu cầu thôi, lòng từ bi vô lượng của đức Phật sẽ tỏa công và Ngài sẽ không sớm Nhập Niết Bàn!

Sự cần thiết phải có người yêu cầu Phật "khoan nhập Niết Bàn" như thế, là điều thần bí trong kinh điển Pali (Phạn ngữ)! Người Phật tử khi nghiên cứu về khía cạnh siêu hình trong đạo Phật sẽ thấy nhức óc! Xưa nay chúng ta vẫn hiểu rằng: Tuổi thọ của một kiếp người là do kết quả của toàn thể những cộng nghiệp (thiện ác lẫn lộn) mà người ấy đã tạo ra trong kiếp trước.

Nhưng trường hợp của đức Phật thì hơi khác! Vì kiếp thành Phật là kiếp chót, nên tuổi thọ của một vị Phật là di quả lưu-lai của hằng sa số kiếp trước. Có thể có những di quả phi thiện hay trung hòa quá yếu nào đó, nằm trong vô thỉ kiếp xa xưa đã không đuổi theo kịp tiền thân Phật, nên Ngài chưa trả, thì khi thành Phật Ngài phải trả. Người ta gọi những di quả quá yếu ấy là quả tùy nhân duyên. Nghĩa là khi có lý do chính đáng đức Phật có thể chuyển hóa chúng được. Do đó tuổi thọ của một vị Phật sẽ ngắn hay dài tùy theo sự chuyển hoá các di quả tùy nhân duyên ấy.

Và lý do chính đáng vừa nói chính là phải có người thiện tâm yêu cầu đức Phật tiếp tục sống trên thế gian để cứu độ chúng sinh. Khi nghe lời yêu cầu ấy lòng từ bi của một vị Phật sẽ tự động tỏa rộng đến vô cực và làm chuyển hoá mọi hiệu lực của quả tùy nhân duyên kia.

Cũng có người nói rằng: đức Phật là một bậc toàn tri. Ngài biết rõ mọi điều mong ước của tất cả chúng sinh, nên không cần ai yêu cầu, Ngài vì lòng từ bi tất sẽ tự động sống lâu trên thế gian để độ đời!

Ðiều nầy rất đúng, nhưng chỉ đúng khi thân Phật nằm trong trạng thái bình an, không thọ bệnh. Còn khi nhục thân bị trọng bệnh hoành thành, và tâm Phật nằm trong các bậc thiền, nhất là thiền Bá Nhã Vô Sắc, thì linh quang của Phật chỉ chiếu xung quanh thân Ngài mà thôi, chứ không tỏa đi xa để thấu đến những ai hữu duyên cần được cứu rỗi!

Trở lại trường hợp A Nan Ða bị Ma Vương làm cho tăm tối, chúng ta thử đọc tiếp trong tam tạng:

"Khi ấy A Nan Ða vâng lời Phật, vừa đến ngồi Nhập Ðịnh dưới một tàng cây to, cách chỗ Phật không xa ... thì Ma Vương (Màra) hiện ra. Y nhắc lại những điều đức Phật đã hứa trước đó 45 năm, khi Ngài mới đắc quả Chánh Ðẳng Chánh Giác. Nghĩa là Ma Vương muốn đức Phật Nhập Diệt càng sớm càng tốt, để Ngài đừng bao giờ Chuyển Pháp Luân trên thế gian nầy. Nhưng đức Phật đã trả lời rằng:

Ngài không thể Viên Tịch khi đạo giải thoát chưa được phổ biến đầy đủ, và bốn hạng người lành (tỳ khưu, tỳ khưu ni, thiện nam, tín nữ) chưa thấm nhuần Chánh Pháp, cũng chưa vững tiến trong đời sống phạm hạnh...!

Ma Vương nhắc xong rồi nói: "Hiện tại những việc đó Phật đã hoàn thành, vậy Ngài phải giữ lời hứa và phải Nhập Diệt!"

Ðức Phật trả lời: " Chúng sinh còn thiện duyên với Như Lai! ( Ngài không nói duyên lành ít hay nhiều). Như Lai sẽ vào Niết Bàn trong khoảng ba tháng nữa...!"

Một câu hỏi có thể đặt ra: "Tại sao đức Phật lại tuyên bố Ngài sẽ Nhập Diệt trong ba tháng tới, trước mặt Ma Vương, mà Ngài không tuyên bố lời ấy, trước mặt một ai khác?!"

Chúng ta thử phân tích về điểm nầy: Theo điển cố thì Ma Vương là chủ tể của cái vòng Sinh Tử Luân Hồi, gồm tam Giới (Dục giới, Sắc giới và Vô Sắc giới). Ảnh hưởng mạnh nhất của Ma Vương là cõi Dục giới. Tất cả những sắc thân từ vật chất ô trược (như đặc, lỏng, mủ, máu, hữu cơ v.v...) cho đến vật chất thể bền và thể hơi (như sắt, đá, cương tính, gió, lửa và các thứ khí v.v...) đều là sản phẩm độc quyền chế tạo của Ma Vương.

Khi một chúng sinh ra đời trong Tam giới, bất luận thuộc hạng nào, có thể từ thấp sinh, noãn sinh, hay thai sinh, lên đến hóa sinh, như từ thú rồi người, và trời v.v... là chúng sinh ấy đã chịu "nương" vào sản phẩm của Ma Vương để mà sống!

Tất cả chúng sinh mạng thân nghiệp có thể ví như người ở trọ mà Ma Vương là chủ nhà. Tiền thuê nhà phải trả cho Ma Vương trong trường hợp nầy là nuôi dưỡng tham, sân, si. Một vị Phật hay một vị A La Hán là những bậc không còn thiếu nợ đối với chủ nhà xác thân họ nữa. Hay nói cách khác là các hàng ấy đã dứt khoát không chịu "thuê nhà" kiếp sau của Ma Vương nữa. Các vị ấy không chịu nuôi dưỡng tham, sân, si thì không còn tái sinh nữa, nên Ma Vương nổi giận muốn đuổi người "ở trọ" thánh thiện ấy đi, để lấy nhà ô trược lại càng sớm càng tốt. Tuổi chết (ví như hạn kỳ thuê nhà) của một bậc Giác Ngộ, dù chưa đến, Ma Vương cũng tìm đủ mọi cách làm cho nó đến sớm, kẻo bậc Giác Ngộ càng có mặt lâu trên cõi Ta Bà nầy thì số người Giác Ngộ càng tăng, khuyến khích nhau tận diệt tham, sân, si... bước ra khỏi Tam Giới, không còn ai thuê nhà kiếp sau do Ma Vương chế tạo nữa!


Về Menu

cuộc đời thánh tăng ananda (phần 5) cuoc doi thanh tang ananda phan 5 tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Xuân 4 niềm vui của người tu tại gia tận b瓊o chương v phật giáo dưới 3 triều đại phat giao tu an do truc tiep truyen vao viet nam CHÙA triển thiê lam dep dong nhat ky dang suy ngam cua mot nguoi truoc luc dâng bài trà phat phap tịnh ket Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng トO Gi廙 不空羂索心咒梵文 nÃÆ lÃƒÆ Tưởng niệm cố Ni trưởng khai sơn Dâu lịch sử phật giáo ấn độ Sắp có lễ hội ẩm thực tại Pháp Học sà Tinh thá ƒ hoÃÆ トo dam Phật giáo học tim Ä Ãªm dựng thấy phÃÆp Quả me Thuốc hay ngày hè 永平寺 dùng bản năng và lý trí theo quan niệm phật ton kinh tuong niem lan thu 29 co ht thich tri dao thánh gandhi tuyết 6 lợi ích cho sức khỏe từ cây xương xa thẠy Già vô ngã ki tich luon duoc tao ra boi nhung con nguoi co cau phía Vận thien su muso soseki tam thai Tâm doi ngày 抢罡 Chánh Tổ cung tim hieu y phuc phat giao nguyen thuy nam tong