Thí dụ một cách khác thì Ma Vương có thể ví như một người xây nhà để bán cho chúng sinh luân hồi
Cuộc Đời Thánh Tăng Ananda (phần 6)

...!

 Thánh Tăng Ananda 

...! Còn Ðức Phật có thể ví như người Mua Nhà Lần Cuối Cùng. Khi ngôi nhà ấy (ám chỉ xác thân) trở nên cũ kỹ, sắp sập, Ngài quyết định không để cho Ma Vương xây nhà mới nữa, nên Ma Vương nổi giận tìm đủ mọi cách đuổi Phật ra khỏi ngôi nhà cũ, (tức phãi chết) càng sớm càng tốt!

Do đó Ma Vương chính là kẻ đầu tiên biết Phật không còn cần đến y nữa. Nhưng năng lực của Phật muốn lưu lại trong ngôi nhà cũ, (ám chỉ xác thân) do y đã cất, không biết đến bao giờ mới cạn, nên y cứ tìm cách hỏi Phật chừng nào Ngài Nhập Diệt! Ma Vương cũng tự biết rằng: Thánh quả Toàn Giác, tuy rất hiếm, nhưng có thể xuất hiện trên thế gian bất cứ lúc nào. Không có một năng lực chi có thể ngăn cản được! Cũng như thánh quả Chánh Ðẳng Chánh Giác ấy muốn lưu lại trong Tam Giới bao lâu tùy nhân duyên chứ Ma Vương không làm sao biết trước hay xua đuổi được!

Nhưng dù sao, đức Phật sau khi Ðắc Ðạo, Ngài đã quyết định không sống một kiếp người dài bằng tuổi thọ trái đất. Ngài đã không vận dụng những thần lực để biến mình thành trường sinh bất tử. Những thần lực nầy vốn có sẵn trong tâm Phật. Ngài có thể phát triển bất cứ lúc nào Ngài muốn. Nhưng Ngài đã không phát triển!

Và khi đối diện với Ma Vương, Phật thản nhiên tuyên bố Ngài sẽ Nhập Diệt trong vòng ba tháng nữa, tức là một cách Phật gián tiếp xác nhận Ngài sẽ không sử dụng thần lực trường sinh bất tử, nên quả đất phải rung chuyển và phong vũ sấm sét đã nổi dậy... Vì những sức mạnh phi thường bao quanh địa cầu là kết tinh của hào quang chiếu vào nhục thân của đức Phật.

Những sức mạnh phi thường ấy đã từ lâu chờ đợi tâm Phật phổ ra để biến thành kim cương mà bảo vệ một vị Phật Chánh Ðẳng Chánh Giác cho đến mãn kiếp trái đất! Nhưng những linh lực ấy đã không được Phật làm hành điểm để hội tụ, thành thử chúng hiển lộng ra như thế!

Khi A Nan Ða chứng kiến một cách kinh hãi cảnh mặt đất rung động, đồng thời trên không trung sấm sét, cuồng phong nổi lên như thế. Ông lập tức bạch Phật hỏi nguyên nhân, thì được đức Thế Tôn trả lời rằng:

" Có tám nguyên nhân làm cho mặt đất rung động và bầu khí quyển xáo trộn là:

Một, có một sinh vật khổng lồ bước đi. Hai, có một đạo sĩ Ðắc Thiền đạt Thần Thông Vô Sắc. Ba, có một đại Bồ Tát giáng sinh vào lòng mẹ. Bốn, có một đấng Cứu Thế ra đời. Năm, có một đức Phật Thành Ðạo. Sáu, có một bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác bắt đầu Chuyển Pháp Luân. Bảy, có một vị Phật Tổ từ chối sự trường sinh bất tử. Và Tám, có một lời hứa Phật sẽ nhập Niết Bàn!"

Khi đọc đến đoạn nầy, chúng ta sẽ thấy rằng:

Sự hiện hữu của một vị Phật Tổ, trên thế gian vốn có nhiều liên quan với càn khôn vũ trụ, chứ không đơn giản như một cuộc sống phàm tình mà chúng ta thường lầm tưởng!

Ðối với các nhà khảo cứu thì những bài kinh nói về tám điềm lạ, hay nói đến 8 trình độ tinh thông hoặc nói đến tám bậc giải thoát là những đề tài chính trong Kinh Ðại Niết Bàn. Và chúng ta ai cũng biết rằng: trong 3 lần 8 là 24 loại đề pháp ấy, chỉ có 8 pháp nói về điểm lạ ( hay còn gọi là 8 hiện tượng kinh cảm vũ trụ), như vừa kể trên là thỉnh thoảng được nhắc đến mà không có lý giải! Còn 16 loại đề tài kia, gồm 8 trình độ tinh thông và 8 bậc giải thoát, thì thường được tạng kinh và tạng luận phân tích rõ ràng.

Ai muốn biết rõ ba nhóm kinh, mỗi nhóm tám chi nầy, mời quý vị hãy đọc cuốn, Những Ngày Cuối Cùng Của Ðức Phật bằng tiếng anh (The last days of the Buddha), do "Bánh xe pháp" xuất bản.

Trên thực tế, 8 điềm lạ, (tức tám nguyên nhân làm cho mặt đất chuyển động và phong vũ sấm sét nổi lên) vốn chứa lắm điều bí ẩn đặc biệt. Ðức Phật dẫu có tiết lộ trước đó, phàm tuệ của A Nan Ða cũng không thể nào thấu hiểu nỗi. Cho nên Phật Tổ đã không nói ra và chỉ có những hiện tượng nhiệm mầu làm cho A Nan Ða bị kinh cảm, mới khiến cho ông sực nhớ biết chắc đức Phật sắp đi vào Niết Bàn. Và cảnh quả địa cầu đã không chịu nỗi sự mất mác phúc đức vô lượng, - tức sắp mất đi một vị Phật, nên đã chuyển động khiến vạn vật rung rinh một cách kỳ lạ mà không làm tổn hại đến A Nan Ða một sợi lông, đủ chứng minh cái sắc thái thần bí muôn đời giữa đức Phật và vũ trụ đó!

Trở lại câu chuyện của đức Phật và A Nan Ða tại Thiền Tịnh Ðạo Tràng Capala: Sau khi quả địa cầu kinh cảm chấm dứt, đức Phật liền đích thân dạy cho A Nan Ða các phương pháp hành thiền thích hợp với căn cơ ông nhất để A Nan Ða mau tiến hóa...

Ðoạn đức Thế Tôn thuật lại cho A Nan Ða nghe những gì Ngài đã hứa với Ma Vương 45 năm về trước. Ngài lập lại câu nói "Một vị Phật không thể Nhập Niết Bàn trước khi chưa ban bố pháp Giải Thoát đầy đủ trong Tam Giới!"

Rồi Phật tiếp:

"Nhưng trải qua 45 năm chờ đợi. Vừa rồi Ma Vương đã hiện ra nhắc rằng: Hiện tại Như Lai đã công bố đầy đủ tám muôn bốn ngàn pháp môn rồi. Tại sao Như Lai chưa Nhập Diệt? Và Như Lai đã hứa với y Như Lai sẽ nhập Niết Bàn trong ba tháng tới!"

Và Phật kết thúc câu chuyện:

"Khi tâm Phật hướng vào Niết Bàn thân Phật chưa biến thành kim cương thì quả địa cầu, phải rung động! Hiện tượng ấy không phải lúc nào cũng có, mà nó chỉ xảy ra đúng ba tháng trước khi Phật nhập Niết Bàn!"

A Nan Ða nghe thế liền hốt hoảng quỳ lạy thiết tha yêu cầu Phật hóa thành kim thân để sống lâu độ đời. Ông yêu cầu lần thứ nhất, rồi lần thứ hai, vẫn thấy đức Thế Tôn ngồi yên lặng ...

Ðoạn Phật hiền từ nhìn A Nan Ða cho biết rằng:

"Nầy A Nan Ða! Bây giờ thì đã quá muộn, vì tâm Phật đã hướng về Niết Bàn rồi và đã tự dứt bỏ các phép nhiệm mầu Trường Sinh Bất Tử!"

Nhưng khi A Nan Ða yêu cầu đến lần thứ ba thì đức Phật chợt nghiêm nghị hỏi A Nan Ða:

"Nầy A Nan Ða! Vậy ông có tin tưởng vào phẩm hạnh hoàn toàn của một bậc đã ra khỏi Tam Giới không?!"

"Bạch đức Thế Tôn! Ðệ tử tin tưởng như thế!"

Rồi đức Phật dạy tiếp:

"Nếu tin tưởng như thế, tại sao ông lại nài nỉ Phật làm một việc đã quá thời đến ba lần?!"

A Nan Ða biện hộ rằng:

"Bạch đức Thế Tôn! Sở dĩ đệ tử yêu cầu đức Thế Tôn đến ba lần, là vì đệ tử đã nghe đức Thế Tôn nói đến một vị Phật luôn luôn có đầy đủ bốn thần lực tuyệt đối, dư khả năng hoá thân thành kim cương, kéo dài tuổi thọ...!"

Ðức Phật liền hỏi A Nan Ða:

"Nầy A Nan Ða! Mà ông có tin điều Như Lai nói, về bốn thần lực ấy, là sự thực không?!"

"Bạch đức Thế Tôn! Ðệ tử tin sự ấy có thật!"

Ðức Phật bèn giải rõ:

"Nầy A Nan Ða! Dịp may độc nhất đã qua rồi không bao giờ trở lại! Lời ông yêu cầu Phật hóa thân trường sinh bây giờ đã quá trễ! Ông chỉ có thể yêu cầu Phật chấp nhận kim thân bất tử khi nào tâm Phật chưa bắt đầu hướng vào Vô Dư Niết Bàn...! Và hiện tại thì hy vọng ấy của ông không còn nữa!"

Rồi Phật giảng thêm:

"Nầy A Nan Ða! Nếu trước đây ông đã cung thỉnh Như Lai hóa thân trường sinh độ đời đúng lúc, thì lời yêu cầu của ông đã được Như Lai chấp nhận rồi! Ông quên rằng chính Phật đã gợi ý cho ông làm điều đại thiện ấy nhiều lần, nhưng ông vì tăm tối đã để trôi qua! Phật không phải đã chỉ nhắc ông một lần mà Ngài đã nhắc ông đến mười lăm lần tại năm điạ điểm khác nhau rằng: Một vị Phật khi thân thể suy tàn, nếu có kẻ thiện tâm yêu cầu, Ngài vì lòng từ bi sẽ hóa thân trường sinh độ đời ...!"

Ðoạn đức Phật nhắc lại năm địa điểm gần thành Vesali, nơi đó Ngài đã gợi ý để A Nan Ða thỉnh Phật đừng nhập Niết Bàn (mỗi địa điểm Phật nhắc đến ba lần, tổng cộng thành mười lăm lần), nhưng A Nan Ða vẫn im lặng, không phản ứng gì cả!

Sau cùng đức Phật khuyên nhủ A Nan Ða rằng vạn vật trong Tam Giới luôn luôn bị chi phối bởi luật Vô Thường. Và một bậc Toàn Giác không bao giờ làm ngược lại với duyên phận của chúng sinh trên cõi thế. Phật đã hứa với Ma Vương trong ba tháng nữa sẽ Nhập Diệt, là một cách để cho những ai hữu duyên còn sót lại, có thể sẽ được Ngài cứu độ!

Tiếp theo đức Phật bảo A Nan Ða tập hợp chư tăng đệ tử trong vùng để Ngài thuyết một bài pháp tán dương trước cộng đồng xuất gia sự phát triển nội tâm (thiền định) và trau dồi Minh Sát Tuệ (vipassanà), vì chỉ có hai phép tu tập nầy mới làm cho đời sống phạm hạnh được duy trì vững chắc, và mang lại hạnh phúc cho tất cả mọi người.

Phần cuối bài pháp, đức Phật dùng để công bố giữa tăng hội rằng Ngài sẽ nhập Niết Bàn trong vòng ba tháng nữa.

(Lời của dịch giả: lúc Phật tuyên bố câu ấy nhầm ngày mười lăm tháng giêng âm lịch. Bởi vậy về sau nầy theo truyền thống Nam tông, mỗi năm chư Phật tử hằng tổ chức lễ kỷ niệm "Phật hứa với Ma Vương" vào ngày trăng tròn tháng thứ nhất!).

Tuyên bố thời điểm nhập Niết Bàn xong, đức Phật bèn thốt ra nhiều bài kệ, mà một trong các bài ấy được tạm dịch như sau:

"Như Lai tuổi đã về chiều!

Niết Bàn sẽ nhập là điều tất nhiên.

Khuyên hàng đệ tử cần chuyên:

Rèn tâm, trì giới tạo duyên lấy mình!

Luân hồi bao nẽo đăng trình.

Khổ, vui, thăng, đọa... tự mình và thôi!

Giới mà giữ đúng không rời.

Ðịnh mà vững chắc là đời thánh nhân!

Minh tâm kiến tánh càng tăng,

Giác duyên sẽ kết, thiện căn sẽ dày!

Sa môn hành những lời nầy.

Ngày sau thoát cảnh đọa đày chẳng sai!

(N. Ð dịch thành thơ)

Phần thứ tư của Kinh Ðại Niết Bàn thuật lại chuyện đức Phật tóm lược những chuyến hành trình của Ngài sau mùa nhập hạ, và tuyên bố ngài muốn trở về Vesali.

Rồi trên đường đi Vesali, Phật còn lập lại cho các hàng đệ tử những lời dạy mà Ngài đã thuyết, và họ đã được nghe ...! Nội dung đại khái như sau:

"Chúng sinh sở dĩ phải tiếp tục luân hồi trong cái vòng Sinh Diệt bất tận, là bởi họ đã không thấm nhuần Bốn Pháp Học! Bốn Pháp Học ấy trước đó Ngài đã gọi là Tứ Diệu Ðế (Catu ariyasaccàni: Khổ đế, Tập đế, Ðạo đế và Diệt đế) thì bây giờ lại được Phật gọi là bốn pháp hành đạo cao thượng gồm có:

Giới đức cao thượng

Ðịnh tâm cao thượng

Trí tuệ cao thượng, và

Giải thoát cao thượng.

Riêng phần Ðịnh Tâm Cao Thượng còn được Phật lập đi lập lại và nhấn mạnh nhiều lần trong chuyến trở về Vesali nầy. Ðặc biệt Ngài còn chỉ rõ rằng nền tảng của định tâm cao thượng chính là giới đức cao thượng (ám chỉ thân nghiệp và khẩu nghiệp hoàn toàn trong sạch!).

Và tại một điạ đìểm dừng chân khác, cũng trên lộ trình ấy, đức Phật đã giảng giải cho các hàng tăng chúng nghe một phương pháp tìm hiểu Phật ngôn, hầu phòng khi có đệ tử sơ cơ nào, chưa thấu rõ lời Phật dạy, sẽ có tiêu chuẩn mà học hỏi Phật giáo, nhất là sau khi Ngài Tịch Diệt!

Những ai khảo cứu kinh Ðại Niết Bàn, muốn nắm vững nội dung đoạn pháp nói về "Phương cách tìm hiểu Phật ngôn" trên, họ có thể tìm thấy sự dẫn chứng trong Tạng Luật, và lời cắt nghĩa trong Tạng Kinh.

Trường hợp đoạn kinh ấy được ghi lại quá sâu sắc, tế nhị và cô đọng, khiến họ khó tìm ra nghĩa lý, rồi phát sinh nghi ngờ về thuật sự đó, thì soạn giả mời họ hãy đọc cuốn "Bốn Pháp Quyền Vĩ Ðại" bằng tiếng Anh (The four Great Authorities), chương "những ngày cuối cùng" của đức Phật (The last days), trang 46 thì sẽ rõ!

Lời dạy về "phương pháp để hiểu Phật ngôn" nầy ngày nay rất quan trọng, vì nó là nền tảng giữ đức tin của các hàng Phật tử, khi họ đối diện với một số bản kinh khác nhau, mà những người "làm chủ" các bản kinh ấy ai cũng đề cao bản văn của mình là tài liệu Phật ngôn chính thống! Nhất là người Phật tử có thể nhớ lời Phật dạy ấy để phân biệt những Phật ngôn do đức Bổn Sư thuyết ra lúc còn tại tiền, với những "Phật ngôn" được ghi lại trong kinh điển sau nầy!

Kế đó, đức Phật thân hành hướng đến xứ Mallas, quê hương của một bộ tộc thuộc giai cấp chiến sĩ, nằm dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalaya). Vào thời đó, dường như biên giới của xứ Mallas cách không xa thành Xá Vệ (Savatthi) lắm, cho nên tin Trưởng Lão Xá Lợi Phất (Sàrìputta) vừa viên tịch được loan truyền trong thành Xá vệ đã thấu đến tai Phật.

Và tại xứ Mallas, một lãnh thổ kề cận với quê quán giòng họ Thích Ca (Sakyans) của đức Phật, mà đấng Bổn Sư bị ngã bệnh trầm trọng, sau khi dùng bữa ăn có "dĩa nấm", do ông thợ bạc Cunda hiến dâng...

Thuật sự còn ghi rõ rằng: Khi đức Phật nhìn thấy "dĩa nấm" ấy thì bảo Cunda chỉ dâng cho một mình Ngài mà thôi đừng phân phối ra các hàng tăng chúng. Ngài khuyên Cunda hãy dâng cho họ những món khác. Ăn xong Phật còn dạy ông Cunda lập tức đem thức ăn còn lại của Ngài chôn đi, vì chỉ có một vị Phật mới tiêu hóa nỗi những thực phẩm như thế!

(Lời dịch giả: Theo một số sử liệu khác thì thức ăn mà ông Cunda đã dâng cho Phật không phải là nấm, mà là một thứ thực phẩm dự trữ cho những người thợ săn đem bán. Quý đọc giả có thể tìm hiểu thêm trong cuốn "The last days of the Buddha": Những ngày cuối cùng của đức Phật. Hoặc quý vị có thể đọc các bài khảo cứu của ông Arthur Waley, cũng viết về đề tài nầy, dựa trên những nguồn tài liệu chữ Trung Hoa. Ðặc biệt là các bài ông viết về "những kệ ngôn cuối cùng" của đức Phật, và một số bài ông viết để vinh danh Phật nhập Niết Bàn!

Tuy nhiên dù theo tài liệu nào đi nữa, thì chúng ta cũng nhận thấy có một điểm chung: Ðó là một món ăn rất độc mà đức Phật phải dạy ông Cunda tuyệt đối không đem dâng cho ai khác. Ngài tránh cho họ sự nguy hiểm tánh mạng. Còn bản thân Ngài, vì Ngài sắp nhập Niết Bàn, nên độc vật đối với Ngài không đặt thành vấn đề nữa!

Lần ngã bệnh thứ hai nầy, đức Phật bị chứng tiêu chảy rất trầm trọng. Tuy sự cộng phá của độc trùng càng lúc càng tăng, nhưng tâm vô ký của một vị Phật quá mạnh. Ngài lúc nào cũng thản nhiên, thanh tịnh, và minh mẫn tiếp tục cuộc hành trình...

Người ta có cảm tưởng như lúc đó không phải họ đang chứng kiến cảnh xác thân bệnh hoạn làm cho đức Phật đau đớn, mà là họ đang chứng kiến cử chỉ siêu phàm của một vị Phật trực diện, quan sát cái khổ trong thân Ngài, như quan sát một cái gì "tầm thường", 'xa lạ", chẳng liên quan gì đến Ngài cả!

Thật là một hành động phi thường!

Lúc ấy thân thể Phật rất yếu và lời nói rất nhỏ. Ngài bảo A Nan Ða trải y Tăng Già Lê cho Ngài nằm và hãy tìm nước cho Ngài uống. Nhưng A Nan Ða chần chờ vì chưa tìm được một giòng sông để có nước trong hơn, chứ nước trong giòng suối bên cạnh đang đục ngầu, bởi một đoàn 500 xe bò mới băng qua.

Khi đức Phật bảo múc nước đến lần thứ ba thì A Nan Ða vâng lời. Cực chẳng đã, ông phải lấy bát nước lại bên giòng suối...! A Nan Ða vô cùng kinh cảm, vội múc nước lên dâng Phật. Và ông chợt nhớ rằng đây không phải là lần thứ nhất ông chứng kiến một phép lạ như thế, mà trước đó không bao lâu, ông đã từng múc nước đục trong một cái giếng sập, đem dâng Phật thì nước trở thành trong!

Một hôm đức Phật gặp một hoàng tử xứ Mallas tên Pukkasa, một tông đồ của giáo chủ Alàra Kàlàma (một trong sáu trường phái mạnh nhất thuở bấy giờ). Hoàng tử nầy đã từng theo học đạo với Alàra Kàlàma trước đó trong vòng mười lăm năm.

Vừa trông thấy đức Phật, hoàng tử Pukkusa đã mở đầu câu chuyện bằng những lời tán dương:

"Thật là quá ngạc nhiên! Thật là đáng khâm phục vẻ thanh tịnh và cao thượng của những hàng sa môn đã thoát ly gia đình ; sống đời sống an lạc phạm hạnh!"...

Rồi hoàng tử tiếp:

"Chính thầy của bản vương tử (ám chỉ Alàra Kàlàmara) một lần nọ cũng đã nhập định một cách vững chắc đến độ không nghe thấy 500 cỗ xe đi ngang qua, mà tiếng động có thể đánh thức một người ngủ say cũng phải thức dậy!"

Vì biết hoàng tử Pukkusa có nhân duyên sắp được Ngài tiếp độ, nên sau khi nghe thế đức Phật bèn hỏi rằng:

"Nầy Pukkusa! Nếu so sánh giữa sự định tâm của Alàra Kàlàma với sự định tâm của một sa môn Nhập Thiền giữa cơn mưa bão sấm chớp vang trời, gió cuốn rừng cây, nước trôi như thác, thì sự nhập định của vị nào khó làm hơn?"

"Bạch đức Cồ Ðàm! Ðịnh lực của sa môn Ðắc Thiền khó làm hơn!"

Nhân đó mà đức Phật mới thuật lại, không phải chỉ để cho hoàng tử Pukkusa nghe, mà còn để cho tất cả hàng đệ tử biết: Ngài đã nhiều lần Nhập Ðịnh trong cảnh mưa bảo, sấm sét như thế! Nhất là Phật còn kể thêm rằng: Khi xả thiền Ngài mới hay có rất nhiều trâu bò, súc vật, cùng dân quê bất hạnh đã bị sấm sét giết chết!

Pukkusa vốn là người rất tin vào quyền lực nên đức Phật đã dùng Thiền lực để "thuyết phục" như thế! Kết quả vị hoàng tử nầy đã tự động xin quy y và xác nhận Phật giáo là con đưòng chắc chắn đưa đến thật pháp và cứu cánh giải thoát. Ðây là người đệ tử cuối cùng của đức Phật!

Hoàng tử Pukkusa sau đó đã dâng đến đức Phật hai lá y màu hoàng kim. Ðức Thế Tôn nhận một y rồi bảo ông đem tặng lá y kia cho A Nan Ða. A Nan Ða khi nhận lá y ấy, ngẫu nhiên nhìn lên thân Phật thì thấy màu da đức Bổn Sư chợt sáng lạng vô cùng, ông ngạc nhiên liền nói:

"Bạch đức Thế Tôn! Sao kỳ lạ quá! Làn da của đức Thế Tôn tự nhiên óng ả vô cùng, có thể nói là còn đẹp hơn màu lá y vàng nầy!"

Ðức Phật chậm rãi trả lời rằng:

"Nầy A Nan Ða! Có hai trường hợp mà dung mạo của một vị Phật bỗng sáng lạng khác thường. Ðó là khi Phật Ðắc Ðạo và khi Ngài sắp nhập Niết Bàn. Trong trường hợp thứ hai Như Lai sẽ Nhập Diệt vào nữa đêm ngày mai!"

A Nan Ða nghe Phật tuyên bố câu ấy thì rụng rời chân tay. Vì suốt ngày hôm đó, và trọn ngày hôm trước, Phật tuy ở trong tình trạng bệnh hoạn, nhưng đức Thế Tôn lúc nào cũng tươi tỉnh, tinh anh. Phật hết nói pháp cho người nầy nghe thì Ngài tiếp độ cho người khác, nên A Nan Ða hy vọng, do lòng từ bi Phật còn kéo dài sự sống...!

Bây giờ nghe Phật báo trước giờ nhập Niết Bàn, ông đâm ra hốt hoảng. A Nan Ða tự động thầm trách người thợ bạc Cunda vô tình dâng thức ăn độc địa đến đức Bổn Sư.

Ðức Phật biết rõ điều đó, nên sau khi Ngài tìm một ao nước tắm rửa sạch sẽ trở lại, bèn nói với A Nan Ða rằng:

"Nầy A Nan Ða! Ông không nên thầm trách người thợ bạc Cunda! Nhất là đừng hiểu lầm đức Phật phải tịch chỉ vì đã thọ một bữa ăn của thí chủ ấy! Trên thực tế: Có hai lần cúng dường quý báu nhất là cúng dường đầu tiên khi Bồ Tát Thành Ðạo, và lần cúng dường sau cùng trước khi Phật nhập Niết Bàn! Cunda nhờ phúc đức cúng dường ấy mà ông sẽ được kéo dài tuổi thọ, của cải cùng danh thơm cũng sẽ gia tăng. Và khi mãn kiếp, ông sẽ gặt hái quả lành tái sinh vào cõi trời!"

Phần thứ năm của kinh Ðại Niết Bàn bắt đầu từ lúc đức Phật yêu cầu A Nan Ða dìu đưa Ngài đến vùng Kusinàrà, vào tận trong công viên của vua Mallas. Khi đến nơi đức Phật bảo A Nan Ða nâng Ngài nằm trên một phiến đá, quay đầu về hướng Bắc, giữa hai cây Song Long Thọ giao cành. Mặc dù lúc ấy không phải mùa hoa, nhưng những búp Song Long Thọ bỗng nhiên hiện ra, nở rộ, và rãi vô số nhụy thơm trên thân thể đức Phật!

Sử chép: Hoa Mạn Ðà La (Mandarava) cũng tự nhiên từ không trung rơi xuống, chen cách với hoa Song Long Thọ, mang theo hương thơm thiên giới và nhạc trời!...

(Một học giả Nhật Bổn, ông D.T. Suzuki đã so sánh cái hình ảnh thanh thoát, siêu phàm trong những giờ phút cuối cùng của cuộc đời một vị Phật với đoạn chót của chúa Ky Tô, đã làm cho mọi người thấy rằng: Trong cả hai trường hợp, hai vị Giáo Chủ đã để lại những tấm gương sáng cho các thế hệ tin tưởng nơi họ sau nầy!)

An ngọa xong, đức Phật liền nhập định và các đệ tử kề cận thay phiên nhau hầu Phật. Khi đến lượt trưởng lão Upavàna đứng quạt hầu thì đức Phật bỗng dạy:

"Nầy các sa môn! Sự cúng dường bằng hầu hạ, bằng thiên nhạc, bằng hương thơm, bằng tràng hoa, hay bằng bất cứ vật dụng gì quý nhất trên thế gian, đến Như Lai, cũng không bằng cúng dường bằng cái phẩm hạnh Thực Hành Ðúng Giáo Lý Giải Thoát mà Như Lai đã dạy! Nghĩa là sa môn ấy cúng duờng Như Lai một cách thành thật!"...

Ðoạn đức Thế Tôn bảo trưởng lão Upavàna đứng sang một bên. A Nan Ða lấy làm lạ, liền bạch Phật hỏi lý do, thì được Phật trả lời rằng:

"Nầy A Nan Ða! Bởi vì có vô số chư thiên đến từ bốn phương tám hướng để chiêm bái toàn diện bậc Chánh Ðẳng Chánh Giác. Nhưng sa môn Upavàna đã đứng trước mặt Như Lai, và tâm lực của vị sa môn nầy làm giảm hào quang của chư thiên, nên họ không dám đến gần để chiêm bái. Bởi vậy Như Lai mới yêu cầu ông đứng sang một bên!

Tuy A Nan Ða đang buồn, nhưng nghe nói có chư thiên (vô hình) đến thăm liền bị kinh cảm, tò mò hỏi Phật về họ, thì cũng được đức Bổn Sư mô tả tóm tắt:

"Nầy A Nan Ða! Các hàng chư thiên ấy, hạng nào còn dục căn thì khóc than thảm thiết, kể rằng: đức Phật đã xuất hiện trên thế gian từ 45 năm qua, mà bây giờ họ mới được thấy nhục thân lần đầu, và cũng là lần chót! Còn hạng chư thiên nào đến từ hai cõi Sắc Giới và Vô Sắc Giới, thì thần diện tỏ ra thanh tịnh hơn, nhưng vẽ luyến tiếc sắp mất một vị Phật của họ, cũng không che dấu được ...!

Ðoạn đức Phật ; nhân nghe các hàng chư thiên bàn bạc với nhau rằng sau khi đấng Toàn Giác Tịch Diệt rồi thì mỗi ngày (tương đương với 100 năm của thế gian), từ thiên giới họ sẽ xuống cõi người để chiêm bái những nơi có liên quan đến đức Phật một lần, Phật bèn nói với A Nan Ða:

"Nầy A Nan Ða! Có bốn chỗ động tâm, tượng trưng cho hình ảnh của Phật tổ Thích Ca là:

Ðịa điểm Ðản Sinh, trong vườn Lumbini (gần thành Xá Vệ: Sàvatthi)

Ðịa điểm Thành Ðạo, ven rừng tuyết lãnh Uruvela (gần sông Ni Liên).

Ðịa điểm Nói Pháp Lần Ðầu Tiên (chuyển pháp luân) trong vườn Lộc Dã, gần thành Benares.

Và địa điểm nhập Niết Bàn, (trong vườn Song Long Thọ Mallas, gần thành Kusinàrà).

Về sau nếu có kẻ thiện tâm, tưởng nhớ đến đức Phật thì họ cứ tìm đến chiêm bái một trong bốn (hay cả bốn) địa điển nầy! Và quả phúc sự chiêm bái ấy sẽ đưa kẻ thành tâm, sau khi hết tuổi thọ, được sinh vào cõi trời! Ðặc biệt là những ai từ phương xa lặn lội đến thánh tích sẽ hưởng quả phúc nhãn tiền: thân thể khỏe mạnh, tật bệnh tiêu trừ!"

Một điều đáng chú ý là tất cả bốn thánh địa nầy đều nằm trong một ngôi vườn, cạnh rừng, gần thành phố, chứ không ở trong thành phố. Ðể cho những đoàn hành hương trong tương lai có thể tìm thăm các "dấu tích" của đức Phật tại những nơi vừa thanh tịnh (gần rừng), vừa dễ lui tới (gần thành phố).

Lúc đó A Nan Ða như sực nhớ ra một điều gì liền buồn bã hỏi Phật:

"Bạch đức Thế Tôn! Sau khi Phật Tịch Diệt, thì một tỳ khưu tăng đối xử với các đệ tử nữ lưu như thế nào?!"

"Nầy A Nan Ða! Như Lai đã dạy kỹ việc đó đến ông rồi!" (Mời quý đọc giả hãy đọc lại đoạn trước, chương số V)

A Nan Ða lại rưng rưng nước mắt hỏi tiếp:

"Bạch đức Thế Tôn! Nhưng khi đức Bổn Sư đã An Tịnh Vô Dư Niết Bàn, thì chúng đệ tử sẽ gìn giữ nhục thân của Ngài ra làm sao?!"

"Nầy A Nan Ða! Ðó là nhiệm vụ của các hàng cư sĩ, các bậc vua chúa! Còn bổn phận của chư tỳ khưu tăng là phải tinh tấn phát triển tâm linh, bất thối trên con đường giải thoát!"

A Nan Ða nài nỉ:

"Bạch đức Thế Tôn! Nhưng chúng đệ tử muốn biết thánh ý của Phật về tang lễ dành cho nhục thân của một bậc Chánh Biến Tri?!"

Hào quang trên mình Phật chợt sáng rực, rồi Ngài trả lời:

"Nầy A Nan Ða! Nhục thân của một bậc Chánh Biến Tri sẽ được hỏa táng theo vương lễ. Và tro tàn cũng như Xá Lợi sẽ được các vua chúa chia đều để dựng tháp phụng thờ!"

"Nầy A Nan Ða! Có bốn hạng người trên thế gian xứng đáng để cho chư thiên và nhân loại bảo vệ hài cốt trong các bảo tháp (Cetiyas) là:

Phật Toàn Giác (Sammà Sambuddha), Phật Ðộc Giác (Pacceka Buddha), A La Hán (Arahatta) và Chuyển Luân Thánh Vương (Cakkavatti Ràjà). Ai có duyên lành lễ bái hài cốt của bốn hạng người ấy sẽ được phúc đức vô cùng!"

(Lời phụ chú của dịch giả: Các danh hiệu như: Toàn Giác, Chánh Ðẳng Chánh Giác, Chánh Biến Tri, Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Thế Gian Giải, Minh Hạnh Túc, Vô Thượng Sĩ, Ứng Cúng, Thiện Thệ, Thế Tôn v.v... đều chỉ để ám chỉ đức Phật Thích Ca Mâu Ni - Tức là một vị Phật, từ vô lượng kiếp làm Bồ Tát, đã có hạnh nguyện đem giáo lý độ đời.

Còn danh hiệu Ðộc Giác ám chỉ một bậc Giải Thoát đã tự tu, tự độ, kiếp chót, không cần nghe Pháp của ai và cũng không dạy Pháp đến kẻ khác.

A La Hán Phật thường được gọi là Thinh Văn Giác, tức những đệ tử đã đắc đạo Bất Lai (không còn luân hồi nữa!), của một vị Phật Toàn Giác.

Cả ba loại danh hiệu vừa kể trên đều dành cho các bậc thoát ly gia đình, đắc Ðạo Vô Thượng Giải Thoát. Riêng danh hiệu Chuyển Luân Thánh Vương ám chỉ một hiền nhân sống trong cung vàng điện ngọc...

Ấy là một vị hoàng đế ơn ích vô lượng, lấy đức lành để trị dân, và không ngừng phổ biến thiện Pháp ở trong nước cũng như ở ngoài nước. Các vị Chuyển Luân Thánh Vương hầu hết đã đắc quả thánh, kể từ bậc Tu Ðà Hườn (Sotàpattimagga) trở lên!

Theo phong tục cổ Ấn Ðộ, nhất là thời Phật còn tại thế, thì những vĩ nhân sau khi nhắm mắt, hài cốt của họ thường được tôn thờ trong những mộ thất (Stupas), hay trong những bảo tháp (Cetiyas).

Riêng đối với những cố Chuyển Luân Thánh Vương thì di cốt còn được an trí cùng với những tùy vật rất quý giá, đồng thời phía trên mộ tháp luôn luôn có một chiếc lọng!

Người ta gọi hài cốt của đức Phật là Ngọc Xá Lợi và ngày nay các hàng Phật tử có thể chiêm bái Ngọc Xá Lợi tại những tháp thờ lớn, hay những bảo tàng viện Trung Ương trong các nước Phật Giáo!...)

Khi ấy A Nan Ða vì quá khổ não, bước ra phía sau chỗ Phật nằm, ôm một cây cột, than khóc thảm thiết. A Nan Ða khóc vì biết rằng quả thánh A La Hán ông chưa đạt được, lòng ông còn dục vọng, mà đức Bổn Sư, người duy nhất có thể giúp ông vượt qua biển khổ lại sắp sửa nhập vào Niết Bàn!

Với một tâm lý còn ít nhiều phàm tình, A Nan Ða chắc tự hỏi rằng:"Kết quả của 25 năm trường hầu Phật là như vậy sao?"...

Hình ảnh một A Nan Ða ngồi khóc ấy, về sau nầy thường được miêu tả bằng nghệ thuật hội họa, hay bằng nét điêu khắc của văn hoá Phật giáo, tại những trung tâm chiêm bái lịch sử, khiến cho các nhà khảo cứu quốc tế liên tưởng đến hình ảnh các tông đồ của Jésus Christe gục đầu bên thập tự giá, sau Phật khoảng 600 năm.

Phật không thấy A Nan Ða bên cạnh, bèn hỏi nguyên do, rồi cho người gọi ông đến mà dạy rằng:

"Nầy A Nan Ða! Ông chớ nên buồn khổ! Như Lai đã từng giảng cho ông nghe nhiều lần rồi: Mọi vật đều vô thường! Có cái gì đã sinh ra, thay đổi theo thời gian, mà không có ngày suy tàn, tiêu hoại?!"

"Nầy A Nan Ða! Ðức tính hầu Phật của ông từ 25 năm qua, vốn vui vẻ, giản dị, nhạy cảm và nghiêm túc. Với một sự phục vụ hết lòng kính yêu đức Phật, bằng hành động, bằng lời nói, cũng như bằng ý nghĩ, ông đã tạo cho mình một công đức vô lượng, to lớn hơn bất kỳ ai trong Giáo Pháp của Như Lai. Tại sao ông không nhớ đến những công đức ấy để mà thỏa mãn, để mà tin tưởng quả giải thoát sẽ đến trong kiếp nầy?!"

"Nầy A Nan Ða! Như Lai khuyên ông hãy tinh tấn thêm chút nữa, thì các bợn nhơ trong tâm ông sẽ được tẩy sạch!"

Rồi để làm tăng niềm tin vào công đức của A Nan Ða, đức Phật bèn thuật lại trong một tiền kiếp xa xưa, khi Bồ Tát tiền thân Phật Thích Ca được đức Chánh Ðẳng Chánh Giác quá khứ thọ ký, thì tiền thân A Nan Ða, cũng được thọ ký rằng ông sẽ chứng quả giải thoát trong giáo pháp của vị Phật tương lai (theo Jàtaka 307: Túc Sinh truyện số 307). Ðây là lần tiên đoán thứ nhất. Và giờ đây, trước khi nhập Niết Bàn, đức Phật lại tiên đoán "A Nan Ða sẽ Giải Thoát" lần thứ hai!

Sau khi an ủi và khuyến khích A Nan Ða xong, đức Thế Tôn quay sang các hàng tỳ khưu tăng, và một lần nữa Phật lại thốt lên những lời khen ngợi có liên quan đến A Nan Ða rằng:

"Không phải chỉ riêng Như Lai mới có một đệ tử thân cận xứng đáng, mà chư Phật trong quá khứ, và chư Phật trong kiếp vị lai cũng có những đệ tử như thế!. Sự bặt thiệp của A Nan Ða đối với các hàng Phật tử rất đáng ngưỡng mộ. Mỗi lần tăng chúng tụ họp để rất đáng ngưỡng mộ. Mỗi lần tăng chúng tụ họp để nghe ông nói pháp là mỗi lần tất cả đều thỏa mãn, vui mừng, và họ cứ muốn nghe ông nói pháp thêm nữa! A Nan Ða là một sa môn mà tiếng tốt đã đạt được đến mức ít ai sánh bằng! Ngoài ông ra, chỉ có một vị Chuyển Luân Thánh Vương mới có uy tín cở đó!"...

Không riêng gì trong kinh Ðại Niết Bàn mà trong các kinh khác, chúng ta cũng tìm thấy cách khuyến khích và dạy dỗ A Nan Ða nầy của đức Phật: Một mặt đức Thế Tôn khen ngợi những đức tánh có thật của A Nan Ða trước hàng tăng chúng, đặc biệt là những ai yêu mến ông. Mặt khác Phật nhắc nhở ông hãy cố gắng đoạn trừ những phiền não cuối cùng.

Nhân được đức Bổn Sư khen ngợi như thế tâm tư A Nan Ða chợt lóe lên một niềm hy vọng: Ông đề nghị đức Phật không nên Nhập Diệt trong vườn Mallas, dưới hai cây Song Long Thọ, mà Ngài nên di chuyển đến nhập Niết Bàn trong một thủ đô lớn hơn, như Sàvatthi (Xá Vệ), Ràjagaha (Vương Xá), Kosambi hay Benares chẳng hạn!

Riêng Ca Tỳ La Vệ (Kapilavatthu), thủ đô quê quán của đức Phật, là nơi thích hợp và gần xứ Mallas nhất, nhưng A Nan Ða không đề nghị là vì thủ đô nầy vừa mới bị xâm lăng, cướp phá và thiêu hủy bởi một hoàng tử con vua Pasenadi.

Còn một thủ đô khác là Vesali, A Nan Ða cũng không nhắc đến, vì trước đó không bao lâu, đức Phật đã tuyên bố là Ngài sẽ không quay lại thành phố nầy.

A Nan Ða sở dĩ đề nghị đức Phật nên nhập Niết Bàn trong một thành phố lớn, vì ông nghĩ rằng ở đó lễ trà tỳ có thể tổ chức long trọng hơn và số người đến dự gieo duyên lành với Phật lần cuối cùng sẽ được đông đảo hơn!

Nhưng đức Phật, nằm trên giường sắp Nhập Diệt, hiểu rõ thâm tâm của ông, đã cắt nghĩa cho A Nan Ða đầy đủ lý lẽ và nhân duyên tại sao Ngài chọn thành Kusinara để làm nơi an nghĩ cuối cùng!

Sau khi A Nan Ða nghe xong lời Phật dạy thì ông mới biết chỗ Phật nằm, chuẩn bị Nhập Diệt, là nơi chứa đầy nhân duyên nhất!

Số là đức Phật, trong một kiếp xa xưa, đã sinh làm một vị Chuyển Luân Thánh Vương tên là Maha Sudassana, đã đem ân đức cai trị vùng nầy, làm cho bá tánh hưng thịnh, hạnh phúc một thời.

Tiền thân đức Phật khi hết tuổi thọ đã tái đầu thai làm Chuyển Luân Thánh Vương ở đó ít nhất là sáu lần, và kiếp chót nầy Ngài đến viên tịch nơi đây là lần thứ bảy!

Tuy sự lộng lẫy và thái bình về vật chất của vương quốc thời xa xưa ấy bây giờ đã tiêu hoại, biến mất và trở thành số không. Nhưng đối với một bậc thông rõ quá khứ vị lai thì ý nghĩa và giá trị lịch sử của nó vẫn còn! Mặt khác, căn cứ theo pháp bảo của chư Phật thì nó còn là địa điểm chứng minh rõ ràng chân lý vô thường: Một vương quốc đã được thịnh trị qua ân đức của pháp lành đến sáu đời Chuyển Luân Thánh Vương, mà còn bị mai một như thế, thử hỏi những xã hội chỉ biết làm lành năm, bảy năm hay một thế hệ nào đó, thì ỷ lại vào đâu để mà có thể dễ duôi, tưởng phước lành của mình sẽ không cạn?!

Trong Tôn Túc Kinh (Theragàthà) còn có một câu kệ nổ tiếng về vương quốc xa xưa ấy như sau:

"Hạnh phúc lành tuy cũng là sự thật!

Nhưng đã vì tái hợp, tất ly tan.

Vạn vật sinh ra vốn để suy tàn.

Dẫu thánh pháp cũng có ngày biến mất!

Ðược, thất, suy, hưng, ảo hình vật chất

Với thời gian, tất cả chỉ phù du...

Chấm dứt duyên sinh ấy phá ngục tù!!

Tâm cực lạc là tâm ngoài sinh thú!"

- Thoát dịch theo câu số 1159 trong Theragathà. Ngoài ra, nội dung của bài kệ nói trên cũng được diễn tả dưới thể văn xuôi trong các kinh: Trường A Hàm (Digha Nikàya 16 –VI, 17), Tạp A Hàm (Samyutta Nikàya) 15-20 / S:1.11/ S:6.15/ S: 9.6) và Túc Sinh truyện (Jàtaka 307).

Câu chuyện vị Chuyển Luân Thánh Vương Mahà Sudassana (tiền thân Phật) có thể xem là câu chuyện cuối cùng mà đức Phật kể cho A Nan Ða nghe.

Sau đó đức Thế Tôn bảo A Nan Ða loan tin Phật sắp nhập Niết Bàn và mời dân chúng Mallas trong thành phố Kusinàrà cu hội, để họ có thể chiêm bái Phật lần chót.

Trong số những người đến thăm vĩnh biệt đức Phật ấy, có một đạo sĩ du phương tên Subhadda, đang dừng chân tại thành Kusinara, và nghe tin Phật sắp Niết Bàn, ông cũng đến thăm...

Subhadda vốn có một vấn đề nan giải trong tâm, nên ông nghĩ rằng "rất khó mà gặp vị Phật, vậy ta nên mau đem việc bí ẩn nầy hỏi Phật, nhờ Ngài giải rành, kẻo chậm trễ thì sẽ muộn!"

Khi Subhadda yêu cầu A Nan Ða để ông đến gần Phật, thì A Nan Ða từ chối, nói rằng: "Hãy để cho đức Thế Tôn an nghỉ, không ai được quấy rầy!". A Nan Ða từ chối đến ba lần như vậy, nào biết rằng hành động của ông đã trái với lòng từ bi của đức Phật.

Ðức Thế Tôn nghe A Nan Ða từ chối đến lần thứ ba như thế, liền dạy:

"Nầy A Nan Ða! Ông hãy để cho du sĩ Subhadda đến gần Như Lai đi, vì ông ấy có một vấn đề thắc mắc trong tâm, mà ông không thể nào giải tỏa! Ông đến để cầu được soi sáng, chứ không phải để quấy rầy Như Lai đâu!"

Subhadda vô cùng mừng rỡ, liền tiến lên, chắp tay, bạch với Phật rằng:

"Thưa đức Cô Ðàm! Có một vấn đề mà du sĩ nầy hằng thắc mắc là: Làm sao để nhận ra chân lý, khi các giáo chủ hiện nay đều thuyết giảng những điều trái nghịch nhau, mà biện luận của vị nào nghe cũng thông suốt!"

Ðức Phật thanh tịnh trả lời:

"Nầy Subhadda! hãy nghe pháp bảo của Như Lai, rồi ông sẽ rõ: Khi một người hành động cao thượng, nhất là sống theo Bác Chánh Ðạo, thì người ấy sẽ tự mình nhận thấy giáo lý thoát tục, tự mình tìm thấy bốn quả lành của bậc xuất gia. Rồi khi một sa môn càng tinh tấn trong phạm hạnh thì họ càng thấy rõ Thánh Quả hiện dần...!"

"Nầy Subhadda! Như Lai đem đến phép lành ban bố trên thế gian đã bốn mươi lăm năm qua, đây là lần đầu tiên ông mới được nghe! Và ngoài pháp lành ấy, ông không thể nào tìm ra chân lý ở nơi khác!"

Lời dạy ngắn ngủi ấy của Phật, quả đủ để cho Subhadda, (cũng như trường hợp của hoàng tử Pukkusa), thể nhận được Chánh Pháp một cách sâu sắc. Subhadda, sau đó đã xin quy y Phật, và tình nguyện gia nhập cộng đồng tăng lữ. Nhưng theo luật lệ mà đức Thế Tôn đã chế định: Một đạo sĩ du phương muốn gia nhập Phật Giáo phải "thử hạnh" trong vòng bốn tháng. Trong thời gian nầy, nếu họ đổi ý, họ có thể trở về với phái cũ của họ.

Subhadda liền vui mừng vâng lời. Ông còn nói "... Nếu Phật bảo ông tập tành trong vòng bốn năm, rồi mới chính thức thừa nhận vào Giáo Hội, ông cũng sẵn sàng làm!"

Trước sự quyết tâm ấy, đức Phật đã cho phép Subhadda quy y, và đây là người môn đệ sau cùng của đức Toàn Giác! Có một đìều đáng ca ngợi là vị đệ tử cuối cùng nầy, chẳng bao lâu sau đó, đã đắc quả A La Hán (Arahatta: Bất Lai).

Phần thứ sáu (mà cũng là phần chót) của kinh Ðại Niết Bàn chứa đựng những lời di huấn tối hậu của đức Phật. Chúng ta có thể liệt kê như sau:

Thứ nhất chư tỳ khưu tăng chớ nên nghĩ rằng: Sau khi đức Thế Tôn Tịch Diệt, cộng đồng đệ tử sẽ không còn ai là thầy. Bởi vì toàn thể kinh và luật của đức Bổn Sư để lại, chính là tiêu chuẩn hướng đạo, được xem như một vị thầy! Những gì đức Phật đã thuyết ra, hoặc đã chế định để ngăn ngừa phàm nhân phạm điều tội lỗi, sau đó sẽ được các đệ tử tôn túc kết tập thành văn bản, có hệ thống, hầu ổn định nền tảng giáo lý đức Phật cho những thế hệ tương lai.

Thứ hai, sau khi Phật nhập Niết Bàn, chư tỳ khưu tăng không được gọi nhau một cách vô trật tự:

Chẳng hạn như không được gọi nhau bằng "đạo hữu", mà phải tôn trọng thứ bậc, phải gọi nhau bằng những tiếng "Thưa Ngài" và tự xưng là "bần đạo", nếu mình lớn hơn hay ngang hàng, phải tự xưng là tiểu đệ, nếu mình nhở hơn hết! Trong tiếng Pali, một vị tỳ khưu nhỏ hạ gọi một vị tỳ khưu lớn hạ là Bhante!("Hạ" là công hạnh an cư kiết hạ, một đơn vị thâm niên trong Phật Giáo!).

Luật lệ nầy được gìn giữ mãi đến ngày nay, như một truyền thống tượng trưng cho sự hoà hợp và tôn trọng đức hạnh trong các hàng tăng lữ. Một vị niên trưởng trong Phật Giáo phải luôn luôn giữ nết gương mẫu. Và những tỳ khưu trẻ tuổi hằng ý thức rằng "Tôn trọng các bậc đạo hạnh tôn túc trong Giáo Hội là tôn trọng đức Phật!"

Thứ ba, Phật cho phép chư tỳ khưu tăng, sau khi Ngài Tịch Diệt, có thể hủy bỏ những luật lệ nhỏ nhặt, ít quan trọng, chỉ liên quan đến phép xã giao và nghi lễ trong thời trước, mà không còn lưu hành trong thời sau. Tuy nhiên sự hủy bỏ nầy phải do đại hội đồng tăng chúng họp lại rồi quyết định, chứ không do một cá nhân phổ biến!

Sự hủy bỏ đó cũng không được làm giảm hiệu lực của những luật lệ chính trong đời sống phạm hạnh! Trường hợp nếu có sa môn nào, không muốn hủy bỏ mhững điều luật "vụn vặt", mà cố gắng giữ đủ, thì sa môn ấy không phạm tội bất tuân Giáo Hội!

Thứ tư, Phật lưu lại lời dạy sau cùng để trừng phạt một tỳ khưu bất phục thiện nặng hơn, dành cho thẩm quyền Giáo Hội. Ðiều nầy có liên quan đến tỳ khưu Channa, một tu sĩ cứng đầu không chịu sửa hạnh kiểm xấu! Khi A Nan Ða hỏi Phật cách thi hành thì hành điều luật ấy, thì được trả lời như sau:

"Không ai được tiếp xúc, nói chuyện, khuyên nhủ hay dạy dỗ Channa nữa! Cứ để mặc ông làm chi thì làm, và đừng chú ý đến ông gì cả!"

Sau đó, Phật cũng không quên dạy cho A Nan Ða những phương pháp căn bản, để đối ngoại trong những ngày sắp tới, khi ông tiếp xúc với đủ mọi hạng người. Rồi đức Thế Tôn quay qua hỏi toàn thể đệ tử rằng:

"Nầy chư tỳ khưu! Cho đến nay, các ông còn điều gì thắc mắc có liên quan đến hành động vào giáo thuyết của đức Giác Ngộ không?! - Nhất là thắc mắc về nội dung cùng ý nghĩa của Pháp Bảo?! Thắc mắc về tổ chức Giáo Hội?! – Và trên hết là thắc mắc về những pháp môn mà các ông đang dùng để tu tập?! - Bốn loại thắc mắc ấy nếu có, các ông nên nêu ra để được giảo tỏa, khi Như Lai còn tại thế, kẻo về sau các ông sẽ lấy làm tiếc lúc Như Lai đã Nhấp Diệt rồi!"

Sau khi Phật gạn hỏi đến ba lần, mà toàn thể đệ tử hiện diện đều im lặng, thì A Nan Ða vội nói:

"Thật là đáng mừng, chư tỳ khưu tăng ở đây khô


Về Menu

cuộc đời thánh tăng ananda (phần 6) cuoc doi thanh tang ananda phan 6 tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

東本願寺文庫 激安仏壇店 経å ha tinh ปฏ จจสม การกล าวว ทยาน 水天需 vesak cuộc lÃm 2013 nhung van de chung quang danh hieu bo tat quan the Cho mà chua non cổ 心经 萬分感謝師父 阿彌陀佛 bạn phải biết dien loại tính ap dung tri tue bat nha trong doi song hang ẩm thực chay Kinh a di da nhム净空老法师临终遗言 äºçæˆçæˆ ä½ æ ä å Žæ åŒ hanh phuc tu nhung dieu binh di nhat Làm Steve 四十二章經全文 nam yeu to dao duc ma chung ta can phai hoc nguoi ruc ro co hoa pg tai le hoi vesak nguoi viet o san ma coc co tu mot trong nhung ngoi chua bac nhat tam co tinh tu khac long se an yen 丢失菩提心的因缘 观世音菩萨普门品 tinh nghiep dao trang an cu kiet ha tinh xa ngoc chuong Đà Nẵng Tưởng niệm lần thứ 35 buÓn buÓn vui vui suy nghi ve kiep nguoi duy nga doc ton vai suy nghi ve tam va thuc 佛语不杀生 tản 證嚴上人第一位人文真善美 ペット僧侶派遣仙台 pha gioi va pha chap