Ngày nay có nhiều người cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy có vị tu sĩ mang giày da, mặc áo đời thường, thậm chí ra vào chùa ngang nhiên, tăng tục khó phân Lại nữa, y phục trong chùa lại lắm màu lắm vẻ, chất liệu thì mỏng dính, thướt tha chảy dài, gấm vóc l
Cuộc sống đã hiện đại nhưng xin đừng hiện đại chiếc áo

Ngày nay có nhiều người cảm thấy khó chịu khi nhìn thấy có vị tu sĩ mang giày da, mặc áo đời thường, thậm chí ra vào chùa ngang nhiên, tăng tục khó phân. Lại nữa, y phục trong chùa lại lắm màu lắm vẻ, chất liệu thì mỏng dính, thướt tha chảy dài, gấm vóc lụa là thay nhau trình diễn. Nhìn ra có vẻ mất trang nghiêm, xuất gia lánh xa bụi trần chỉ cần 3 y và 1 bình bát sao đành chịu vùi vào thế tục. Khiến người than trách.
 

     Chiếc áo không làm nên thầy tu, nhưng thầy tu không thể thiếc chiếc áo


Người xuất gia tu hành ăn mặc giản dị, sống cuộc sống bình thường, tuy Đức Phật vì phương tiện mà mùa đông cho thêm áo, nhưng không phải là lí do để mưu cầu tích trữ. Đức Phật và chúng tăng ngày xưa chỉ mặc y phấn tảo.

Y phấn tảo là sự tượng trưng của đời sống thanh đạm không tham cầu của một người tu học. Càng về sau Đức Phật tuy cho phép Tăng sĩ nhận đồ cúng dường của tín chủ, nhưng xác định rõ ràng không được mặc đồ xa hoa trân quí.

Có một lần, Đức Phật đi từ thành Xá Vệ đến thành Vệ Xá Li, trên đường Ngài nhìn thấy một số đệ tử vác từng bao áo quần y hậu, Ngài bèn nghĩ: “Những người vô minh này dùng hết sức lực chỉ cho việc mặc.” Do vậy, Đức Phật cấm chỉ tì kheo tích trữ nhiều y áo, và quy định mỗi người chỉ có thể giữ 3 y, nếu có Phật tử nào cúng thêm, thì vị tỉ kheo đó phải đem cúng dường lại cho vị khác có y bị rách hoặc chưa đủ y.

Lần kết tập kinh điển thứ nhất, khi tôn giả A Nan thay mặt 500 vị tỉ kheo tiếp nhận 500 bộ y do những cung nữ của vua Ưu Điền thành tâm cúng dường. Vua Ưu Điền sau nghe sự việc này cảm thấy lạ, thế nhưng vẫn nói đùa: “Nhận nhiều y như thế tôn giả A Nan không phải thành một người buôn áo quần sao.”

Thấy hiếu kì, nhà vua bèn đến gặp tôn giả A Nan, đồng thời thị sát xem 500 bộ y chạy đi đâu. Sau đây là cuộc đối thoại giữa vua và tôn giả A Nan.

Tôn giả  A Nan nói: “Tâu Đại Vương, 500 bộ y đã chuyển  đến cho 500 vị tì kheo có y bị rách.”

Vua:Vậy thì, thưa Tôn giả A Nan, còn 500 bộ y rách kia làm thế nào?

Tôn giả  A Nan: Tâu Đại vương, dùng để làm ra trải giường.”

Vua: Vậy thì, thưa Tôn giả A Nan, còn những ra trải giường cũ thì làm thế nào?

Tôn giả  A Nan:Tâu Đại vương, dùng để làm gối.

Vua:Vậy thì, thưa Tôn giả A Nan, những chiếc gối cũ kia làm thế nào?

Tôn giả  A Nan:Tâu Đại vương, dùng để làm đệm ngồi.

Vua: Vậy thì, thưa Tôn giả A Nan, còn những đệm ngồi cũ  thì làm thế nào?

Tôn giả  A Nan: Tâu Đại vương, dùng để làm khăn lau chân."

Vua:Vậy thì, thưa Tôn giả A Nan, còn những khăn lau chân cũ  thì làm thế nào?

Tôn giả  A Nan: Tâu Đại vương, dùng để làm khăn lau nhà."

Vua:Vậy thì, thưa Tôn giả A Nan, còn những khăn lau nhà  cũ thì làm thế nào?

Tôn giả  A Nan: Tâu Đại vương, những chiếc khăn lau nhà sau khi đã hư mục thì dùng để trộn với đất bùn làm nền nhà."

Vua Ưu  Điền sau khi nhận thấy các tỉ kheo không lãng phí  đồ vật, nhà vua không những lấy làm kính phục mà  còn phát tâm cúng thêm 500 bộ y nữa cho tôn giả  A Nan và tăng chúng.

Sự tôn quí của Tăng chúng đó là khi họ có thể  như pháp, như luật thực hành lời Đức Phật  đã dạy, do đó mà toả ra cái đức của người tu hành. Thử nghĩ xem một người xuất gia mặc một bộ y có chất liệu sang trọng làm hoa mắt người đời, lời nói thì thô tháo, nhiễm thói  đời thường, thích thú hư vinh, những người như  thế thì nên xem như thế nào?

Còn khi nhìn thấy những bức tranh ngày xưa của các vị cao tăng với y áo giản dị, nhưng toát lên thiền vị giải thoát, chỉ cần nhìn thôi cũng thấy an lạc. Nhìn những hình ảnh đó của những vị cao tăng chỉ mới gần đây thôi khiến cho chúng ta cảm thấy thân thiết tôn kính.

Tại sao nhìn thấy những vị tăng ngày nay mặc những bộ y phục với chất liệu xa hoa, ngược lại nhìn thấy giả tạo khó coi.


Là bậc xuất trần thượng sĩ luôn tự xem mình là  người thiểu dục tri túc, không màn danh lợi, chuyên tâm tu học thì càng phải vật chất bên ngoài mà cần cầu quán sát nội tâm bên trong. Tăng sĩ cần phải có khí chất chứ không cần vật chất  để trau chuốt, thích y áo và sự xa hoa bên ngoài làm sao mà khai mở cho được vô minh.

Y áo mũ  mảo đi với má phấn hài son cũng không thể  nào che đậy được thân uế bẩn, làm sao xả bỏ  các duyên, để đạt đến an tường tự tại.


Có một người bạn (vong viên chi hữu) nói với tôi rằng:Tôi có một tình cảm tốt với Phật giáo là từ lúc mà tôi trông thấy một vị tu sĩ với khí chất khác thường, lúc đó chỉ đứng xa mà nhìn vị ấy mặc trên mình một chiếc áo nhà chùa bằng vải thô, nhưng cái thần tình an nhiên tự tại, trang nghiêm đỉnh đạt khiến tôi lấy làm mến mộ.

Khí chất siêu thoát đó thì người hiện đại không so sánh được, chỉ thấy tính tháo động, hoảng hốt, bất an hiện rõ. Thế rồi từ đó tôi càng tiếp xúc với Phật giáo, càng học càng thấy sáng. Phật giáo làm cho đời sống của tôi có nhiều thay đổi tốt đẹp
.”

Người ấy vừa nói vừa biểu hiện những cử chỉ của một bậc cao sĩ, nhìn thấy dáng điệu chân thành thật đáng kính trọng.


Đúng như thế, thấy được thân giáo cũng có thể cho thấy điều này, ngày xưa khi tôn giả Xá-lợi-phất là một ngoại đạo hiểu nhiều biết rộng, nhưng khi nhìn thấy tì kheo Mã Thắng với phong cách uy nghi đỉnh đạt mà phát tâm quy y Phật.

Có rất nhiều người phát tâm quy y với Phật giáo không phải ban đầu tiếp xúc với sự đỉnh đạt đó hay sao? Nhưng nay nhìn vào cái xa hoa lộng lẫy, hài đỏ mũ hoa thì lại như bị chọc tròng mắt.


Người đời tiếp nhận người xuất gia cũng không phải qua áo quần quí giá, mà chỉ là qua cung cách siêu phàm thoát tục.

Các vị cao tăng xưa nay đều biểu hiện cung cách không hèn không ngạo, không sợ sệt khiến cho các vua chúa và cả người bất lương quy kính. Một hành giả với cốt cách thanh cao, tuy chỉ mang dày cỏ, mặc áo vải thô cũng có thể toả ra sự tôn quí.


Người tu hành mặc y phục vải thô càng dễ chịu, thể  hiện tính thiểu dục và đơn giản, vải thô dễ  thoáng khí và mát, có lợi cho việc ngồi thiền tụng kinh. Ngoài ra áo quần được may bằng vải sợi, khi nhìn thấy gần gũi với tự nhiên và thanh thoát.

Hoặc mang một đôi dép mộc cũng là một phong thái nhẹ  nhàng, vừa gần gũi với cây cỏ và cũng là một cách bình dị dễ thương.

Những nhà  tạo mẫu hiện nay cho rằng nghệ thuật thẩm mỹ cũng phải gần gũi với tự nhiên và tôn trọng tính tự nhiên. Ví như một cái túi xách thời trang có thể làm từ cỏ tự nhiên, nhưng nhờ vào bàn tay con người mà nó trở thành sản phẩm vừa thời trang vừa thẩm mĩ.

Một chiếc áo với chất liệu vải thô cũng làm cho con người dễ chịu tao nhã. Đó là nói đến cái đẹp của thế gian. Còn người xuất thế thì sao?


Y phục của người xuất gia cũng gây nhiều sự chú ý của giới nghệ thuật, chiếc áo cà sa đã đi vào văn học dân gian, im đậm vào văn hoá và tư  tưởng con người. Người xuất gia mặc áo nhà  chùa trông trang nghiêm và dễ mến, kể cả  nếp nhăn hoặc nếp rũ trên cà sa.

Xin hãy biết tôn trọng đừng làm cho hoen ố và biến tướng. Có người bảo tại sao y phục nhà chùa mặc vào trang nghiêm và thanh thoát? Đúng vậy vì hình thức và nội dung hài hoà mộc mạc. Đó là thẩm mĩ, không đúng sao?


Đúng thế, hài hoà là đẹp, một trang phục đẹp phải hài hoà từ màu sắc cho đến kiểu dáng, tránh choải nhau. Còn người xuất gia tìm cầu đạo giải thoát thanh tịnh thì phù hợp với mộc mạc tự nhiên, ngược lại gấm vóc lụa là không hợp với người xuất gia.

Có truyền thống và trang phục truyền thống làm người khác dễ mến và dễ chấp nhận. Nếu một người xuất gia tham sắc cầu danh, thích xa hoa lộng lẫy, ăn mặc sang trọng không những là cho người khác mất tín tâm mà còn bị cười chê, không hổ thẹn sao!

Nếu đem chuyện một người xuất gia chuyên lo tủ áo quần, y hậu gấm vóc, trang sức chuỗi ngọc có phải làm cho người nghe choáng váng. Bạn là người xuất gia, có thể bạn không quan tâm, nhưng lương tri của bạn đang lên tiếng đó!


Nhìn xem hình ảnh của các sư tăng Phật giáo nguyên thuỷ cho đến nay vẫn mặc bộ cà sa do Đức Phật chế  ra, đang khoan thai bước nhẹ trên phố phường hiện đại khiến người khác kính ngưỡng và phát khởi tín tâm.

Phật giáo  ở các nước bắc truyền màu sắc vừa thiếu thống nhất, nhiều loại y phục khác nhau, nếu mỗi người tự  tiện chọn màu, tự tiện tạo mẫu, thì không biết bao lâu nữa y phục truyền thống biến dạng và loạn xạ.

Từ chỗ biến dạng đó mà Tăng chúng trở nên ô hợp. Nếu người xuất gia không tự giác thì tự đánh mất mình, tự đào thải mình, tích tập các ác hạnh, thiếu qui củ và dễ bề cho ma chướng ngoại đạo phá hoại.

Chắc chắn trong sự bê bối này tăng ni không có lợi ích gì trong việc tu học nhưng các cơ sở may mặc tăng phục thì càng khoét rộng kiếm tiền.


Người xuất gia mặc y phục truyền thống giản dị, đầu tròn  áo vuông, phong thái thoát tục, tại sao lại phải nhờ  vào vật chất để nâng cao sở đắc của mình.

Người xuất gia sống trong thời hiện đại, vật chất sung mãn cám dỗ mà nhận chân được sự  lợi hại của vật chất, chuyên tâm tầm cầu chân lí  giải thoát, trang nghiêm thế giới bằng hương giới  định huệ, bước qua cuộc đời bằng niềm tin bất hoại.


Y áo xa hoa chỉ làm cho người khác mất đi tín tâm, mà  còn tạo cho người khác sự phản cảm; người xuất gia cần thiết nhất là trau dồi giới định huệ  để trang sức cho giới thân huệ mạng. Như trong kinh Di giáo Đức Phật dạy:Hổ thẹn là  trang phục đẹp nhất trong tất cả các trang phục.”  

Chúng ta đừng nghĩ rằng sự xa hoa, lọng lẫy trong trang phục và vật chất là chỗ bù đắp và che dấu sự yếu kém phẩm chất của mình, mà ngược lại chỉ làm cho người khác thêm khó chịu. 


Người xuất  gia phải mặc cho mình chiếc áo trung thực, đừng lơi lõng chính niệm với vật chất bên ngoài, mà phải luôn gìn giữ mối đạo và giải thoát.

Tại sao chúng ta phải nhờ đến sự xa hoa và vật chất bên ngoài để thể hiện bản sắc của mình, không phải thế, chúng ta phải biết cái đẹp của nhân cách, đức hạnh mới là lâu dài và chân thật.

Sự thanh thoát khiến người đời tín mộ của một tu sĩ là thân khẩu ý tương ưng, nghĩa là thân làm, miệng nói và ý nghĩ không trái nghịch nhau, chỉ có thân làm việc đúng đắn, miệng nói lời chân chính thì mới khế hợp với tâm giải thoát, từ đó mới làm cho phẩm hạnh của người tu toả sáng, nếu không thì miệng nói thao thao nhưng nội tâm rối loạn, làm cho phẩm hạnh khiếm khuyết không toả sáng lên được.


Người đời nay bỏ gốc tìm ngọn, bỏ trong tìm ngoài cho nên khó tránh được vật chất tiền tài làm cho mê  hoặc. Nếu người xuất gia hiểu được mục đích và giá trị của việc tu hành, soi chiếu nội tâm, tu dưỡng đức hạnh, thì cho dù mang dép cỏ  áo thô cũng toả sáng thanh thoát, cần gì phải  đua tranh thói đời, chạy theo phù hoa vinh nhục, tránh được dèm pha, tạo thêm công đức và tín tâm của quần chúng Phật tử.

Hãy tìm lại cho mình chiếc áo giải thoát!
 

Thích Hạnh Thu

 

 

Về Menu

cuộc sống đã hiện đại nhưng xin đừng hiện đại chiếc áo cuoc song da hien dai nhung xin dung hien dai chiec ao tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

Cẩn đừng sống với cái tôi quá lớn rÙng 5 tan o thai lan Nhá chůa khoi Điểm tựa bình an Tảo Có thật là có những loại súp Và Vui nào tạm bợ vui nào chân thật hanh tam kinh thoi dai Khánh Hòa Tưởng niệm Tổ sư khai sơn tranh thu thoi gian song trong hien tai Giá giấc hay tan dung phuoc bau dang co ç Š những điều câng biết về phóng sanh khong thá ƒ ưng xa Mùa lê ki ma cau chuyen nguoi mu so nà Biết Linh ứng hay nhiệm mầu Linh ứng hay nhiệm mầu nhung cau noi hay dang de suy ngam Ai ngua Làm gì để giảm nguy cơ ung thư Làm gì để giảm nguy cơ ung thư tổ đề 5 điều cần biết về ung thư vú tầm ba n să c văn ho a cu a dân tô c viê t chua ngó Năm nguyên tắc của sức khỏe tinh thần Mùa hoa Tết Ä om vi sao ta cu troi lan trong vong sanh tu Phố lan canh gioi lam giau cao nhat chinh la ton sung dao Nhậ Dịch dong nghia voi loai vat Nữ