Người xưa đã nói
Cuộc sống không phải chiến trường, đâu cần ganh đua cao thấp

: “Nhường đường đi cho người thì con đường của mình mới rộng rãi!” Sống trên đời thực ra cũng chỉ mấy chục năm ngắn ngủi, đâu cần mải ganh đua cao thấp làm gì?
Triều đại nhà Thanh thời vua Khang Hy tại vị, có một vị đại học sĩ tên là Trương Anh nổi tiếng là công mình và hiểu biết.

Một ngày nọ, Trương Anh nhận được lá thư ở quê nhà gửi đến.

Trong thư kể rằng, gia đình ông đang có xích mích với nhà hàng xóm vì ba thước đất để làm tường. Sự việc kéo dài đã lâu mà vẫn chưa giải quyết được nên muốn ông sử dụng chức quyền của mình để giải quyết mối tranh chấp này. Nếu thắng được vụ này thì …

Vừa đọc đến đó, Trương Anh đã phá lên cười thản nhiên rồi dùng viết một phong thư gửi lại về quê nhà. Trong bức thư, ông ghi hai câu thơ:

“Thiên lý tu thư chích vi tường, nhượng tha tam xích hựu hà phương?

Vạn lý trường thành kim do tại, bất kiến đương niên Tần Thủy Hoàng.”


(Tạm dịch nghĩa: Từ ngàn dặm gửi thư về chỉ vì một bức tường, nhường họ ba thước có sao đâu?

Vạn Lý Trường Thành còn ở đó mà Tần Thủy Hoàng nay đâu còn.)


Sau khi nhận được lá thư của ông, người nhà hiểu được ý ông muốn nhắn nhủ nên đã chủ động nhường lại cho hàng xóm ba thước đất. Nhưng không ngờ, người hàng xóm thấy vậy cũng chủ động nhường ra ba thước đất. Cuối cùng hai bên gia đình đều xây tường lùi vào ba thước và ngõ hẻm đó rộng thành sáu thước.

Câu chuyện “biến chiến tranh thành tơ lụa” này được lưu truyền cho đến tận ngày nay.

Cuộc sống không phải chiến trường, đâu cần ganh đua cao thấp?

Khi tấm lòng rộng mở một chút thì phúc phận cũng sẽ nhiều.

Giữa người với người, nếu như có thể hiểu nhau nhiều hơn một chút thì hiểu lầm sẽ không còn.

Giữa tâm với tâm, nếu như có thể bao dung nhiều hơn một chút thì phân tranh sẽ ít đi.

Đừng chỉ dùng ánh mắt của mình để đi nhìn nhận người khác, bình luận người khác hay phán đoán một sự việc đúng sai.

Đừng quá truy cầu người khác phải có cùng quan điểm giống mình và cũng đừng bắt buộc người khác phải hoàn toàn hiểu mình.

Mỗi người đều có riêng một tính cách và một quan điểm của bản thân mình. Bởi vì con người thường luôn đề cao, xem trọng bản thân mình nên mới suy tính thiệt hơn, mới lo cái được, cái mất và cần người khác lý giải mình. Kỳ thực, xem nhẹ mình một chút, đề cao người khác một chút thì tâm mới vui vẻ, khoái hoạt được.

Người mà có tư tâm càng nhiều thì khoái hoạt còn được bao nhiêu?

Người nhường nhịn không phải là người thua cuộc, cũng không phải là người nhu nhược hèn yếu mà là người hiểu được tôn trọng, biết tiến biết lui, “lùi một bước biển rộng trời cao”. Đó là một loại nhân cách, một loại trí tuệ cao và là một loại hàm dưỡng!

Người biết nhượng bộ là người đáng quý! Họ biết buông bỏ ý kiến, quan điểm, lợi ích cá nhân của mình đúng lúc mà mở đường cho người khác. Buông bỏ được không phải thua mà là thắng được lòng người!

Khi bạn sống nhiều một chút bình thản, nhiều một chút ấm áp thì cuộc sống mới có nhiều ánh nắng mặt trời chiếu rọi!
 
Bài viết: "Cuộc sống không phải chiến trường, đâu cần ganh đua cao thấp"
Mai Trà - Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

cuộc sống không phải chiến trường đâu cần ganh đua cao thấp cuoc song khong phai chien truong dau can ganh dua cao thap tin tuc phat giao hoc phat

士用果 Nơi tĩnh tâm và không gian dừng lại Câu thơ cúi hái bên đường hỏi về giới thứ sáu và giới thứ năm 6 lợi ích cho sức khỏe từ cây xương bánh xèo chay cuộc đời đó có bao lâu mà không chịu Miền rét Cách chế biến giữ nguyên dưỡng chất Bến Tre Buffet chay gây quỹ mùa Trung thu Tăng Dẫu 天风姤卦九二变 阿那律 心中有佛 唐朝的慧能大师 ペット葬儀 おしゃれ 否卦 ทาน 出家人戒律 八吉祥 戒名 パチンコがすき Lần 人生是 旅程 風景 寺院 募捐 Ç Ä Æ 南懷瑾 æ nguyen cho nguoi khac hanh phuc 麓亭法师 Þ 五十三參鈔諦 пѕѓ 佛教名词 加持成佛 是 そうとうぜん 八萬四千法門 cha mẹ nhất định phải dạy con Chè bắp Ấm lòng những ngày mưa ภะ ペット僧侶派遣 仙台 陀羅尼被 大型印花 お仏壇 飾り方 おしゃれ 人生七苦 怎么面对自己曾经犯下的错误 白佛言 什么意思 ngôi tai sao co nguoi giau sang บทสวด