Trong đạo Phật không có tục bốc bát hương Đạo Phật xem bát hương chỉ là vật dụng để cắm hương Đốt nén hương thơm dâng cúng Phật và tổ tiên để tỏ lòng thành kính Người Phật tử không có quan niệm các thần linh hay vong linh an trụ nơi bát hương
Cuối năm dọn dẹp bàn thờ vào ngày nào, có cần nhờ thầy bốc bát hương?

Trong đạo Phật không có tục bốc bát hương. Đạo Phật xem bát hương chỉ là vật dụng để cắm hương. Đốt nén hương thơm dâng cúng Phật và tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Người Phật tử không có quan niệm các thần linh hay vong linh an trụ nơi bát hương.
HỎI:

Nhà tôi (vì hoàn cảnh riêng) nên đặt bàn thờ trên nóc tủ, với 2 bát hương, không có di ảnh (1 bát thờ gia tiên, 1 bát thờ ba tôi). Khách tới thăm đều nói bàn thờ không được đặt trên nóc tủ, và phải thờ 3 bát hương mới đúng. Họ nói như vậy đúng không? Cuối năm, khi nào thì tôi có thể dọn dẹp bàn thờ? Có cần nhờ thầy bốc bát hương không?
(THÙY DƯƠNG, duongthuyvu1612@gmail.com)

ĐÁP:

Bạn Thùy Dương thân mến!

Lập bàn thờ gia tiên để thờ phụng tổ tiên, ông bà, cha mẹ... quá vãng, tỏ bày lòng hiếu thảo, luôn hướng về cội nguồn là nét văn hóa tâm linh của người Việt. Khi trưởng thành, có không gian sống riêng, lập bàn thờ gia tiên để phụng thờ là cần thiết.

Bàn thờ phải được đặt ở nơi trang trọng nhất trong nhà. Tùy theo hoàn cảnh cụ thể mà linh động, tùy duyên thiết lập bàn thờ cho thích hợp. Trong trường hợp, nóc tủ là nơi trang trọng nhất của nhà bạn thì vẫn có thể lập bàn thờ gia tiên ở đó.

Về số lượng bát hương trên bàn thờ gia tiên cũng tùy theo tập tục của từng vùng miền mà khác biệt nhau. Một số vùng ở miền Bắc, bàn thờ gia tiên thường có 3 bát hương. Trong đó, 1 bát thờ gia tiên, 1 bát thờ thần linh (thổ công, thần tài… ở ngôi giữa), 1 bát thờ bà tổ cô (người đại diện giữa thần linh và gia tiên của mỗi gia đình). Một số vùng ở miền Trung, Nam thì bàn thờ gia tiên thường chỉ có 1 bát hương.

Khi trong nhà có người thân mới mất, thân nhân lập bàn thờ người mất với bát hương riêng. Sau 49 ngày, hoặc sau lễ tiểu tường hay đại tường mãn tang, thân nhân thỉnh bát hương người mất lên nhập chung với bát hương gia tiên. Liên hệ đến thực tế nhà bạn, hẳn bạn đã chọn dạng “bàn thờ gia tiên chỉ có 1 bát hương”. Còn 1 bát hương thờ người cha vừa mất, nếu đã mãn tang (sau 24 tháng kể từ ngày mất) thì có thể nhập chung với bát hương gia tiên. Nếu chưa mãn tang, muốn thờ bát hương riêng thì tốt nhất là bát hương này nên thấp và nhỏ hơn một chút so với bát hương gia tiên.

Đối với vấn đề, cuối năm, khi nào thì có thể dọn dẹp bàn thờ? Trong dân gian, thường thì người ta dọn dẹp bàn thờ vào ngày 23 tháng Chạp, sau đó đưa ông Táo về trời. Người Phật tử thì khác, tùy duyên mà làm việc chứ không chọn ngày. Họ luôn tin tưởng rằng ngày nào mà suy nghĩ, nói năng, hành động thiện lành thì ngày đó tốt. Cho nên khi nào bạn có thời gian rảnh rỗi thì có thể tiến hành vệ sinh nhà cửa, dọn dẹp bàn thờ. Vì thực tế, mỗi ngày đều phải quét dọn bàn thờ, rút bớt chân hương, thay nước mới, giữ cho bàn thờ luôn sạch sẽ, thanh tịnh trang nghiêm.

Về tục bốc bát hương hiện nay khá phổ biến ở miền Bắc (một số người gốc miền Bắc sống ở miền Trung, Nam vẫn còn duy trì tập tục này). Người ta thường nhờ các nhà sư ở chùa hay các vị thầy pháp thực hiện việc bốc bát hương cho gia đình với một quy trình riêng. Sau đó, các thầy mới thỉnh chư vị vong linh, thần linh an nhập. Người ta tin rằng, có thầy bốc bát hương đúng quy trình thì mới linh ứng, chư thần linh, vong linh gia tiên phù hộ độ trì cho gia chủ vạn sự cát tường.

Tuy nhiên, trong đạo Phật không có tục bốc bát hương. Đạo Phật xem bát hương chỉ là vật dụng để cắm hương. Đốt nén hương thơm dâng cúng Phật và tổ tiên để tỏ lòng thành kính. Người Phật tử không có quan niệm các thần linh hay vong linh an trụ nơi bát hương. Nên sau khi mua cát (hoặc tro) mới, tinh sạch thì người Phật tử thành tâm lễ Phật, lễ gia tiên, tỏ bày tâm nguyện rồi tự thay mới cát trong bát hương nhà mình mà không cần nhờ thầy. Trong việc thờ cúng Phật và gia tiên, quan trọng là sự thanh sạch của lễ phẩm và tâm thành kính của gia chủ mới tạo nên giao cảm thiêng liêng và được ơn trên gia hộ.

Chúc bạn tinh tấn!
 
Bài viết: "Cuối năm dọn dẹp bàn thờ vào ngày nào, có cần nhờ thầy bốc bát hương?"
Nhiên Như - Quảng Tánh/ Vườn hoa Phật giáo

Về Menu

cuối năm dọn dẹp bàn thờ vào ngày nào có cần nhờ thầy bốc bát hương? cuoi nam don dep ban tho vao ngay nao co can nho thay boc bat huong tin tuc phat giao hoc phat

người tại gia tu phật cÓn phật tại tâm chìa khóa mở vào cửa hoa thuong thich tri tinh Bồi hồi dưới mái chùa xưa 正智舍方便 Linh bất linh tại ngã tấm gương về lòng nhẫn nhục hiếm có BS Đỗ Hồng Ngọc nói chuyện Thiền với Nghi lễ đời người trong các tôn giáo nguoi 中国渔民到底有多强 ngôn ngữ của tâm cồn tử moi lo cua con nguoi hay la bac dai truong phu ý Nhà có rác Phỏng 全龍寺 結制 Đạo 乾九 chùa đông ngọ Đổi Cung đạo pháp của đức phật có phải là Giữ tâm thanh thản 五重玄義 chết là luật tự nhiên ï½ học phật Đậu lăng Thực phẩm cần thiết cho Chuyện xưa mai trắng Hà thành 一仏両祖 読み方 hạnh phúc thay đức phật ra đời Bình yên một sớm xuân 寺院数 愛媛県 nhan via bo tat quan the am 19 suy nghiem loi phat mong muon chinh dang Ð Ð³Ñ 空中生妙有 Nguyên nhân nhiều người trẻ bị Nỗi niềm về mẹ giïa ảo ảnh của tâm 20 điều cần tu dưỡng trong đời người Buổi gặp gỡ đầu tiên lá ƒ một bà kanadeva