Tôi hay nhớ mấy câu thơ, không biết của ai, rằng: “Theo em đi lễ Phật, ngây thơ như ngày xưa, đến cổng chùa còn hát!”. Những ngày cuối năm, có ai theo tôi lên chùa, ở lại đây, chờ xuân về, nhiều bâng khuâng mà ấm lòng biết mấy nơi thâm sơn cùng cốc này, chùa Hương…

	Cuối năm tha thẩn chùa Hương

Cuối năm tha thẩn chùa Hương

1. Suối Yến như một dải lụa mềm mại trong suốt trôi lặng im nhẫn nại. Chưa vào mùa hội nên bến Đục vẫn chưa là bến Đục. Chắc là ngày này, phải gọi là bến Trong! Xuyên qua màu nước sóng sánh như hổ phách là màu xanh nguyên thủy của rong rêu. Những cọng rong tóc tiên mềm lay động rất khẽ theo làn nước của mỗi nhát chèo khỏa nước cũng rất nhẹ nơi người lái đò suối Yến. Đi chùa ngày này là vắng lắm, nghĩa là cái tĩnh tại của hư vô mênh mang như tràn ngập trong lòng người. Cả một năm vất vả ngược xuôi, cả một năm uể oải mệt nhoài… như một khoảng ký ức cũ bỗng tan ra theo chiếc mái chèo khua trên dòng Yến.

2. Núi xanh ngắt và ẩm ướt

Sơn thủy hữu tình là đây. Bức tranh xuân không thể thiếu được nét xanh mềm của núi. Con đò đi trong lòng suối Yến, cũng là đi giữa bốn bề núi non xanh. Hơi nước đọng li ti trên mặt lá cỏ làm áo núi như phủ mờ một màu sương khói bảng lảng. Cây cỏ đang ngậm mưa xuân, ngậm khí xuân để trổ những chồi xuân, chờ đầu hạ khai hoa kết trái. Cái tĩnh lặng sương khói ấy đang cất giấu trong lòng sự chuyển dịch của trời và đất, của mùa tiếp mùa, của sinh sôi…

3. Chùa nằm khuất trong núi

Thiên Trù là bếp của trời. Khói hương gặp khí lạnh không tan ra mà quấn quýt trên mái, vẽ ra trong không gian những bức tranh vô hình, vô ảnh… Nhưng ấm lòng. Để kẻ thành kính xa nhà bỗng thấy như gặp lại cố hương. Lòng bình an từ những bước chân đầu tiên đặt chân trên thềm đá, gõ vào cánh cổng rêu phong như ngàn năm qua vẫn vậy, để rồi khi được ngồi xuống lặng lẽ trước bàn thờ Phật mà nghe những tiếng vọng trần gian như lùi xa mãi ngoài kia. Không phải tại khói hương mà cay mắt, tại sự bình an mà bỗng nghẹn lòng.


Hoa đào vài nụ cũng báo xuân sang...- Ảnh: Việt Văn

4. Ăn chay ở chùa là một hạnh ngộ

Bếp chùa lúc nào cũng mở thông cửa đón khách từ thập phương dừng bước. Những bà vãi rời nhà đến chùa chấp tác nấu liên tục cơm, rau, làm muối vừng, múc tương dưa. Bếp lửa hồng xúm xít những mèo mẹ mèo con trốn cái rét ngoài sân, nằm sưởi ấm. Cơm chay của nhà chùa dành cho tất cả những ai đã trèo đèo lội suối đến viếng chùa bất kể mùa nào. Bếp cứ nấu, cứ bày ra từng mâm, khách chờ đủ người rồi xin cơm ăn. Ăn xong lại tự dọn để những người sau tiếp nối. Khách đến chùa có người già người trẻ, có đủ giai tầng trong xã hội nhưng chắc chắn ăn một lần là nhớ mãi, cơm chay ở chùa Hương.

5. Tiếng trống giao thừa như xé vỡ màn đêm trừ tịch

Từng hồi trống dồn dập theo nhịp thay tiếng pháo báo hiệu một năm cũ đã qua, một năm mới đang đến. Tiếng bước chân của những khách du là phật tử chọn cách đón năm mới trong chùa thay vì phố thị cũng nhộn nhịp cùng bước chân của các sư tăng lên chùa lễ Phật. Cái khoảnh khắc giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa quá khứ và tương lai chạm vào nhau trong một khoảng tĩnh tại này. Không gian tỏa hương. Nghe trong thinh lặng như tiếng những nụ đào phai đang tách vỏ, tiếng của hạt mầm ủ sâu trong lòng đất cũng muốn vội vã trồi lên…

6. Xin một chữ an nơi thư phòng

Sư ông đang mải miết viết. Này là chữ phúc, chữ lộc, chữ minh, chữ tâm, chữ nhẫn. Chữ được viết thảo, chữ được viết thành thư pháp mà mỗi nét phất như bay lên. "Mặc hương" là hương thơm của mực, cũng là hương của Tết, cái Tết trong chùa bởi một lẽ chỉ ngày này, sư ông mới mài mực, bày giấy điều, giấy dó viết những chữ thay lời chúc phúc cho đệ tử thập phương. Xin một chữ an viết thảo, chờ khô mực cuộn lại, thay cho lộc phật, lộc trời, mang về để cầu cho một năm mới, không gì bằng bình an!


Ngày xuân, thầy chùa cho chữ

7. Tinh sương, là thời khắc ra về

Đào phai trong khuôn viên chùa đã he hé nụ. Tiếng chuông chùa vẫn ngân lên lúc 5 giờ sáng. Tiếng tụng kinh năm mới đã vang vang khắp nẻo về. Xuống núi trong bồng bềnh sương khói. Người lái đò vẫn nhẫn nại gác chèo đứng đợi nơi con đò ở bến Trò. Lúc đi vào thì trĩu nặng bụi trần ai, lúc đi ra thì tâm thanh tịnh nhẹ như sương. Suối Yến vẫn mênh mông sóng sánh nước trong như hổ phách. Mái chèo hôm nay vẫn khua trên dòng Yến nhưng đã khác với mái chèo năm cũ. Những vần thơ về tháng giêng bỗng ngân nga trong tâm trí:

“Tháng giêng mưa ngoài phố
 Mưa như là sương thôi
 Như bóng cây giăng khói
Như mộng ru bên trời…
Tháng giêng mưa trên tóc
Những người đi lễ chùa
Theo giọt mưa cầu phúc
Tiếng chuông từ bi mơ”.

Ừ nhỉ, sắp giêng sang…

Cát Khuê(Thanh Niên)


Về Menu

Cuối năm tha thẩn chùa Hương

mình là cái gì hãy sống cho hết mình vì cuộc đời này nhung chu y quan trong khi ngoi thien 15 điều bạn không nên chấp nhận trong lòng tham của con người cong nghiep rong choi ben bo vuc tham 人生七苦 Cỗ chay Hà Nội Nét văn hóa tâm linh phải làm thế nào để nuôi dưỡng niềm 4 thứ trên đời tuyệt đối không thanh thieu nien pt chua bang mung ngay 20 ma tạm Em còn trẻ phong sinh viec de kho lam thá ƒ Bình Định Tưởng niệm Trưởng lão Đổ xô ăn chay trong mùa Vu lan Ăn uống ngủ nghỉ như thế nào để nhung cau doi hay cho ngay tet Môn phái Chúc Thánh giỗ Tổ Minh Hải 閩南語俗語 無事不動三寶 thá o day bước qua nỗi sợ Sức khỏe nguoi tu phat la nguoi tim ve nguon an lac giai 4 lưu ý khi hấp thu đường Giải khát với nước chanh lô hội những ứng dụng cần thiết cho cuộc hạnh phúc là mục tiêu cuối cùng của canh gioi lam giau cao nhat chinh la ton sung dao một tôn giáo bạn nên tìm hiểu Thương cha oi chi nam phut nua thoi nhung nguoi nu xuat gia tu phat co chung duoc những câu đối hay cho ngày tết Nhớ ô mai Hà Nội nỗi đau của thực vật có hay không lam sao de tranh nhung co hiem Canh củ năng rong biển Thiền tập xóa bớt lo âu 5 bí quyết giữ gìn hạnh phúc gia đình Tổ đình Viên Ngộ tưởng niệm Tổ khai gian nan hanh trinh vuot thoat Sài Gòn mùa ngóng gió 修道 吾有正法眼藏 bồ tát 優良蛋 繪本 benh am co that khong