GNO - Đạp xe là một phần của giải pháp có liên quan đến khả năng giảm thiểu các nguy cơ bất ổn sức khỏe.

Cưỡi xe đạp giúp giảm một nửa nguy cơ ung thư

GNO - Từ chia sẻ của các chuyên gia, chìa khóa giúp sống khỏe và sống thọ nằm ở hai điều: chế độ ăn và vận động.

Việc lên kế hoạch chuẩn bị cho các bữa ăn có thể giúp duy trì thói quen ăn uống lành mạnh nhưng vận động hay thể dục thể thao thì lại “bất lợi” với người “lười vận động”. Do vậy, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Glasgow (Scotland) đã đưa ra gợi ý từ nghiên cứu rằng, cưỡi xe đạp có tác dụng giữ cho chúng ta khỏe mạnh, hoặc thậm chí còn giúp giảm được đến 50% nguy cơ ung thư hay tim mạch.

a dapxe.jpg
Tập thể dục, rèn luyện thể lực, trong đó có đạp xe - là cách cải thiện sức khỏe, giảm thiểu bệnh tật

“Cưỡi xe đạp là một phần của giải pháp hiệu quả có liên quan đến khả năng giảm thiểu các nguy cơ bất ổn sức khỏe”, chia sẻ của bác sĩ Jason Gill, Viện Y khoa & Tim mạch.

Các tiền nghiên cứu cũng cho thấy tác dụng của cưỡi xe đạp với sức khỏe tổng thể của chúng ta. Một nghiên cứu năm 2008 phát hành trên Tạp chí Ung thư Anh quốc đã phát hiện ra mối liên hệ trực tiếp giữa thời gian dành ra để chạy xe đạp và nguy cơ mắc ung thư, cũng như tỉ lệ hồi phục sau điều trị ung thư.

Theo đó, cưỡi xe nửa giờ đồng hồ có thể giúp giảm đến 34% nguy cơ ung thư, cưỡi xe đạp mỗi ngày làm tăng được 33% khả năng sống sót sau điều trị ung thư và cứ mỗi giờ vận động vừa phải, nguy cơ tử vong do ung thư giảm được 12%.

Trong nghiên cứu mới này, xuất bản trên Tạp chí BMJ, các nhà khoa học nghiên cứu mối liên hệ giữa việc di chuyển và nguy cơ mắc tim mạch, ung thư và nguy cơ tử vong từ tất cả các nguyên nhân trên hơn 260.000 người (có tuổi trung bình là 53) từ UK Biobank - cơ sở dữ liệu lưu trữ các thông tin sinh học của nửa triệu người Anh quốc trưởng thành.

Người tham gia nghiên cứu ghi nhận lại phương tiện đi lại của mình (đi bộ, xe đạp, xe hơi hay các phương tiện công cộng) mà họ sử dụng để đến sở làm hay khi tan sở. Các dữ liệu về nhập viện và tử vong cũng được ghi nhận lại trong thời gian theo dõi là 5 năm.

Kết quả cho thấy cưỡi xe đạp đi làm có liên quan đến nguy cơ thấp nhất với bệnh tim mạch, ung thư và tử vong vì bất kỳ lý do nào. Cưỡi xe đạp đi làm giúp giảm được 45% nguy cơ phát triển ung thư và giảm được 46% nguy cơ bệnh tim so với người đi bằng các phương tiện khác. Và người cưỡi xe đạp cũng giảm được 41% nguy cơ tử vong sớm.

Ngoài ra, đi bộ cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhưng không giống với cưỡi xe đạp. Người đi bộ giảm được 27% nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và 36% nguy cơ chết vì bệnh tim mạch. Trong khi đó, so với đi xe đạp thì đi bộ đến sở làm chỉ giảm được 27% nguy cơ tử vong sớm.

Lý do khiến cho đi xe đạp giúp giảm được phần trăm nguy cơ nhiều hơn là do khoảng cách đi xe đạp dài hơn khoảng cách mà người đi bộ đi được. Và đi bộ có cường độ thấp hơn so với đi xe đạp.

Để có tác dụng tương đương như người đi xe đạp thì người đi bộ phải đi khoảng 2 giờ đồng hồ mỗi tuần với tốc độ trung bình là 3 dặm/ giờ (tương đương 4,8 km/ giờ).

Huệ Trần (theo Medical Daily)


Về Menu

Cưỡi xe đạp giúp giảm một nửa nguy cơ ung thư

niềm tin tinh nhat quan cua ton giao Mùng một ăn gỏi cuốn chay 康 惡 Phía sau cánh cửa giïa chùa huyền không 上巽下震 lich su cuoc doi duc phat thich ca qua nhung hinh thảnh những bữa cơm thâm tình dao hieu trong van hoa viet nam 还愿怎么个还法 ï¾ 11 loi khuyen tam huyet giup nguoi sap chet neu biet tram nam la huu han å ç cai chet theo quan niem cua duc phat thien la song tinh thuc trong tung phut giay tánh nha van leo tolstoy va dao phat Các dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ Ä tâm hoan hỷ người mù thắp đèn Ăn chay ngày ấy giới luật là nguồn sinh lực của tăng kien gßi Mật ong có tác dụng kháng khuẩn mạnh tỳ bà sa dung mang da dat trong tam cua 燃指供佛 Ăn chống gãy xương Quảng Ngãi Lễ húy kỵ Tổ khai sơn tổ tin tuc phat giao cung co hon nhin tu goc do xa hoi khoa tu mot ngay sinh ven huong ve phat phap 2016 chương ii phật giáo sau thời hai bà HoẠお墓の墓地 霊園の選び方 Mất ngủ làm tăng nguy cơ đột quỵ 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 một làm sao để sống với 2 chữ tuỳ duyên Lễ トO chua ngoc am