GNO - Sáng 3-5-2015 (15-3-Ất Mùi), tại chùa Phổ Đà (TP.Đà Nẵng), môn đồ pháp phái...

Đà Nẵng: Lễ húy nhật HT.Thích Tôn Thắng

GNO - Sáng 3-5-2015 (15-3-Ất Mùi), tại chùa Phổ Đà (340 Phan Châu Trinh, TP.Đà Nẵng), môn đồ pháp quyến đã trang nghiêm tổ chức lễ húy nhật lần thứ 39 của cố HT.Thích Tôn Thắng.

Chư tôn đức thường trực BTS GHPGVN TP.Đà Nẵng, chư tôn đức Tăng Ni trên địa bàn TP.Đà Nẵng và Ban Giám hiệu Trường TCPH TP.Đà Nẵng cùng đạo hữu Phật tử đã đến dâng hương tưởng niệm.

IMG_0117.jpg
Môn đồ cố Hòa thượng thành kính tổ chức lễ húy kỵ

HT.Thích Tôn Thắng, pháp danh Trừng Kệ, pháp tự Như Nhu, ngài thế danh là Dương Văn Minh, sinh ngày 29-2-Kỷ Sửu (1889) - năm Thành Thái nguyên niên tại làng Hà My, tổng Bích La, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, thân phụ là ông Dương Văn Hiếu và thân mẫu là bà Nguyễn Thị Tiện.

Ngài sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống Nho học và Phật học chuẩn mực và được nuôi dạy theo khuôn mẫu, nên buổi thiếu thời đã sớm được tiếp cận với kinh sách thánh hiền.

Năm Giáp Thìn (1904), lúc lên 16 tuổi, ngài được phép mẫu thân đến cầu xuất gia với Hòa thượng Tâm Truyền, Tăng Cang chùa Báo Quốc và được Hòa thượng ban pháp danh là Trừng Kệ.

Năm Bính Ngọ (1906), ngài được Bổn sư cho thọ Sa-di giới và được ban pháp tự là Như Nhu. Ngay sau đó, vua Thành Thái truyền lệnh cho bộ Lễ sung ngài vào ngạch Tăng chùa Diệu Đế (Gia Hội - Huế).

Năm Canh Tuất (1910), khi hay tin và qua thời gian chiêm nghiệm về sự kiện vua Thành Thái bị khâm sứ Trung Kỳ Lévêque bắt buộc thoái vị, nhường ngôi cho vua Duy Tân (1907), ngài được phép Bổn sư cho tạm rời xa kinh thành Huế, dạt vào Quảng Nam, Khánh Hòa và Bình Thuận để cầu tham học. Ngài trụ lại thị xã Đà Nẵng, lập thảo am trú xứ tại làng Thạch Châu tu tập.

Năm Quý Sửu (1913), ngài trở về Huế thọ tang Hòa thượng Bổn sư Tâm Truyền đã viên tịch. Tăng môn đại chúng cung thỉnh Hòa thượng Tâm Khoan kế vị trụ trì chùa Báo Quốc và ngài được Hòa thượng cử làm tri sự.

Năm Mậu Ngọ (1918), sau một chuỗi sự kiện làm chạnh lòng người dân đế đô, nổi cộm nhất là sự kiện cuộc khởi nghĩa của vua Duy Tân thất bại (1916), ngài lại một lần nữa trở vào Đà Nẵng. Nơi đây ngài khai sơn chùa Phổ Thiên tại làng Bình Thuận (nay là chùa Phổ Đà, cơ sở của trường Cơ bản Phật học Quảng Nam - Đà Nẵng).

Năm Quý Hợi (1923), năm Khải Định thứ 7. Lúc này ngài 34 tuổi mới thọ Cụ túc giới tại Đại giới đàn chùa Phước Quang, tỉnh Quảng Ngãi do Hòa thượng Hoằng Tịnh làm Đàn đầu truyền giới.

Năm Giáp Tý (1924), ngài đến cầu pháp với Hòa thượng Phước Trí chùa Tam Thai, núi Ngũ Hành, Quảng Nam được Hòa thượng phú pháp với pháp hiệu là Tôn Thắng.

Năm Mậu Thìn (1928), ngài được cung thỉnh làm trị sự tại Đại giới đàn chùa Từ Vân, Đà Nẵng do Hòa thượng Quảng Hương làm Đàn đầu.

Năm Kỷ Tỵ (1929), ngài được mời làm Dẫn lễ sư tại Đại giới đàn chùa Phước Lâm - Hội An, do Hòa thượng Phước Trí làm Đàn đầu.

Năm Canh Ngọ (1930), ngài đảm đương trụ trì chùa Phổ Thiên, đồng thời được Giáo hội Tăng già Đà Nẵng cung thỉnh giữ chức vụ Kiểm Tăng.

Năm Nhâm Thân (1932), hưởng ứng phong trào chấn hưng Phật giáo nổi lên ở khắp ba miền đất nước, ngài đứng ra sáng lập Đà thành Phật học Hội và cung thỉnh Hòa thượng Bích Liên làm Hội trưởng. Trụ sở đặt tại chùa Phổ Thiên và cho xuất bản tạp chí Tam Bảo làm cơ quan ngôn luận chính thức của Hội trong việc hoằng dương chánh pháp.

Năm Ất Hợi (1935), ngài vào khai sơn chùa Tịnh Độ tại thị xã Tam Kỳ, Quảng Nam.

Năm Bính Tý (1936), để phát triển việc hoằng hóa Ni giới, cũng tại làng Bình Thuận - Đà Nẵng, ngài lại khai sơn chùa Diệu Pháp để làm Phật học Ni viện.

Năm Mậu Dần (1938), ngài được cung thỉnh vào ngôi Tôn chứng tại Đại giới đàn chùa Tịnh Quang, làng Ái Tử - Quảng Trị, do Hòa thượng Phước Huệ làm Đàn đầu.

Năm Kỷ Mẹo (1939), tại Đại giới đàn chùa Liên Trì, Khánh Hòa, ngài được mời làm Yết-ma A-xà-lê, giới đàn cũng do Hòa thượng Phước Huệ làm Đàn đầu.

Năm Tân Tỵ (1941), ngài được cung thỉnh làm Đàn đầu tại Đại giới đàn chùa Bình Quang Ni tự tại tỉnh Bình Thuận.

Năm Nhâm Ngọ (1942), việc hóa đạo khắp nơi đã khởi sắc do sự đóng góp tích cực của ngài trong phong trào chấn hưng Phật giáo, nhưng ngài cũng không quên nghĩ về quê hương bản sở. Do đó, sau bao nhiêu năm trời xa cách, ngài về lại Quảng Trị, việc đầu tiên là ngài thành lập ngay Phật học đường tại chùa Hội Quán và làm Giám đốc trong 3 năm.

Năm Ất Dậu (1945) do biến chuyển lớn của thời cuộc, ngài lại trở vào Đà Nẵng tiến hành trùng tu các chùa Phổ Thiên, Tịnh Độ và chùa Hội Quán.

Năm Bính Tuất (1946) ý thức về tiền đồ Phật giáo mai sau, ngài quyết định hiến cúng chùa Phổ Thiên (sau là chùa Phổ Đà) cho Giáo hội để mở Phật học viện có tầm vóc quy mô - chi nhánh Phật học viện Trung phần ở Trung Trung bộ.

Năm Giáp Thìn (1964), ngài được tiến cử làm Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất thị xã Đà Nẵng.

Năm Bính Ngọ (1966), ngài được tiến cử vào Hội đồng Trưởng lão Viện Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Năm Canh Tuất (1970), ngài làm Chánh chủ đàn tại Đại giới đàn Vĩnh Gia, được tổ chức tại chùa Phổ Đà - Đà Nẵng (chùa Phổ Thiên trước đây). Từ đó đến năm Bính Thìn (1976) ngài được thỉnh làm thành viên Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Ngày 16-3-Bính Thìn (1976), ngài an nhiên thị tịch, trụ thế 87 năm, giới lạp 53 tuổi Hạ, môn đồ pháp quyến lập bảo tháp ngài tại chùa Tịnh Độ - thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.

Nguyên Hà

Về Menu

Đà Nẵng: Lễ húy nhật HT.Thích Tôn Thắng

Magnesium khoáng chất cần thiết cho cơ Tưởng niệm Ni trưởng Thích nữ món chay ngày tết mồng 2 経典 佛手印圖解 Pháp nguyện chữa 人鬼和 gợi Bồ tát giữa Sài Gòn 提等 hoai niem to su vấn 大法寺 愛西市 nghiệp å ç Ngày cuối năm nói về chuyện ăn chay Những biện pháp đơn giản ngừa cảm 人形供養 大阪 郵送 Đất ươn mầm sống tấm 萬分感謝師父 阿彌陀佛 種惡因 成孽緣 結罪果 而後自有慘報 演若达多 Tình người 楞嚴經全文 持咒 出冷汗 sÃƒÆ 4 cách hiệu quả giúp khởi động hồng 佛教名词 Châm cứu có phải là trị liệu 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 般若心経 読み方 区切り 山風蠱 高島 山地剝 高島 白話 bên Cải bó xôi Người bạn tốt của não thiê Phật giáo 加持成佛 是 怎麼微笑 一行 Chữa chua hai tang văn hóa uống trà nét đẹp truyền thiền và cách thở đúng để nâng cao 一念心性 是 Kinh Dia tang Chí Phật giáo