Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 17 đã diễn ra từ 18 đến 21-10-2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội, Việt Nam, với sự tham dự của đông đảo các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia, nhà khoa học trong ngành tim mạch ở trên 30 quốc gia. Để tìm hiểu thông tin từ sự kiện này, phóng viên Báo Giác Ngô đã gặp BS.Nguyễn Thị Kim Anh (NS.TN Liên Thanh), hội viên Hội Tim mạch Việt Nam và TP.HCM, một trong những đại biểu của TP.HCM tham dự Đại hội.

	Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 17

Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 17

Quang cảnh Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ XVII
Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 17 đã  diễn ra từ 18 đến 21-10-2008 tại Trung tâm    Hội nghị quốc gia Hà Nội, Việt      Nam, với sự tham dự của đông đảo các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia, nhà khoa học trong ngành tim mạch ở trên 30 quốc gia. Để tìm hiểu thông tin từ sự kiện này, phóng viên Báo Giác Ngô đã gặp BS.Nguyễn Thị Kim Anh (NS.TN Liên Thanh), hội viên Hội Tim mạch Việt Nam và TP.HCM, một trong những đại biểu của TP.HCM tham dự Đại hội.

-Với tư cách là đại biểu tham dự Đại hội, bác sĩ vui lòng giới thiệu đôi nét về nội dung và mục đích của Đại hội lần này?

- Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức một đại hội về tim mạch quy mô lớn như vừa qua. Ngoài các nước trong khu vực ASEAN còn có sự tham dự của các chuyên gia đến từ Mỹ, Pháp, Đức, Italy, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Ả-rập Xê-út… nhằm giới thiệu, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và chia sẻ những kỹ năng tối ưu trong việc kiểm soát, làm giảm thiểu và điều trị các bệnh về tim mạch trên toàn cầu.

Đại hội được đặt dưới quyền chủ tọa của GS.Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch VN kiêm Chủ tịch Ban Tổ chức Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 17 và GS Idris Idham, Chủ tịch Liên đoàn Tim mạch Đông Nam Á (AFC). Về khách mời danh dự, ngoài các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch quốc tế, còn có GS.Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo và TS.Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Bộ Y tế VN…

timach-1.gif

   Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh (NSTN Liên Thanh) tại Đại hội

Trong thời gian diễn ra Đại hội, các đại biểu bác sĩ tham dự được nghe nhiều bài thuyết trình về bệnh lý tim mạch, xem truyền hình các ca can thiệp giải phẫu của các danh y thế giới và VN, trong đó có GS.TS Phạm Gia Khải, TS.BS Phạm Mạnh Hùng, TS.BS Nguyễn Lân Việt, GS.TS Đặng Vạn Phước, GS.TS Phạm Nguyễn Vinh cùng GS BS các bệnh viện đại diện 3 miền Nam, Trung, Bắc… và tham gia thảo luận. Ngoài ra, vào dịp này, Hội Tim mạch học VN cũng cho phổ biến tài liệu y học "Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa” do  Merck tài trợ. Qua đó đã có những khuyến cáo về đánh giá, dự phòng và quản lý các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và các nhóm: Bệnh tăng huyết áp, nhóm mạch vành, nhóm van tim và các can thiệp tiến bộ về phẫu thuật…

-Là một bác sĩ về tim mạch, sau khi tham dự Đại hội, Ni sư có nhận xét như thế nào và từ đó thu hoạch được gì?

- Phải thành thực công nhận Đại hội đã được tổ chức vô cùng hoành tráng và khoa học. Tuy thời lượng diễn ra đại hội chỉ có 4 ngày, nhưng khối lượng kiến thức, kinh nghiệm mà các chuyên gia từ khắp nơi mang đến Đại hội rất phong phú, đòi hỏi mỗi đại biểu tham dự phải làm việc khẩn trương và liên tục. Và từ đó đã giúp tôi được cập nhật rất nhiều kiến thức chuyên môn qua các công trình nghiên cứu và thực nghiệm mới nhất, tân tiến nhất về nội khoa cũng như về tim mạch can thiệp (giải phẫu).

-Được biết Ni sư hiện tại là trụ trì chùa Long Bửu đồng thời là BS Giám đốc Điều hành Phòng khám Đa khoa Từ thiện Long Bửu - Bình Dương, Ni sư sẽ làm gì sau Đại hội?

- Về công tác Phật sự, tôi tiếp tục xây dựng trùng tu hoàn chỉnh ngôi Đại hùng bảo điện chùa Long Bửu, phát huy đạo pháp, tổ chức thường xuyên nhiều khóa tu học cho Phật tử và hướng dẫn đại chúng về chế độ ăn uống, phương pháp sống theo dưỡng sinh và thiền quán, để ngăn ngừa và chữa trị các bệnh tật, đặc biệt là bệnh tim. Về chuyên môn, tôi tiếp tục nghiên cứu, học hỏi các bệnh lý và điều trị về tim mạch, nhằm góp phần làm giảm thiểu gánh nặng chung về một căn bệnh nguy hiểm và tốn kém trong điều trị. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã và đang từng bước cải thiện, nâng cấp để chuẩn bị đưa Phòng khám Đa khoa Từ thiện Long Bửu trở thành một bệnh viện Phật giáo, với quy mô ban đầu 100 giường, nhằm đưa “Y phương minh” của Bụt vào cộng đồng bằng con đường khoa học.

-Xin cám ơn bác sĩ.

Minh Tâm thực hiện


Về Menu

Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 17

Sợi dây chuyền định mệnh cứu lấy đời con 文殊 Sống bình an và hiến tặng bình an cuu lay doi con 佛修行本起經 cách dễ nhất để buông bỏ tinh thuong chan that lam thuc tinh mot con nguoi thượng có cách nào làm chậm sự lão hóa da cuộc đời thánh tăng ananda phần 3 Thuyết pháp Bệnh nấc cụt Hiccup Khánh Hòa Tưởng niệm húy nhật lần Macchabée mãi tri ân người cuộc hành trình tâm linh nơi mỗi con chuyện người trẻ xuất gia quà Để khỏe hãy vận động 30 phút mỗi chương vi các tông phái phật giáo trung nuoc Chuyện Tám nhánh phong lan của ôn Già Có 7 lý do bạn nên ăn hạt điều Cư sĩ Tâm Minh LÊ ĐÌNH THÁM 1897 1969 nhân duyên anh đến với phim phật phÃp 天眼佛教 con đường dẫn đến hạnh phúc Tảo Spirulina có ích cho người ăn Uống soda gây béo bụng và nhiều Nụ cười Phật đản sanh 放下凡夫心 故事 บวช Nhọc nhằn hạt thóc mùa lũ làm sao để tu tập theo giáo pháp của Nhóm trẻ nào có nguy cơ tử vong cao cúng sao giải hạn tám giá trị của việc ở sạch Tôi hạnh phúc vì tôi đang có mẹ Rau quả giúp giảm béo hiệu quả Vài suy nghĩ nhân đọc tạng kinh Từ bi và vị tha nâng đỡ sức khỏe con về với yên tử nhân 709 năm phật giup Những việc không nên làm khi đi ngủ chua dien khanh 30 dieu khong nen tiep tuc lam voi ban than Tuỳ tiện ăn chay bổ thành bệnh