Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 17 đã diễn ra từ 18 đến 21-10-2008 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Hà Nội, Việt Nam, với sự tham dự của đông đảo các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia, nhà khoa học trong ngành tim mạch ở trên 30 quốc gia. Để tìm hiểu thông tin từ sự kiện này, phóng viên Báo Giác Ngô đã gặp BS.Nguyễn Thị Kim Anh (NS.TN Liên Thanh), hội viên Hội Tim mạch Việt Nam và TP.HCM, một trong những đại biểu của TP.HCM tham dự Đại hội.

	Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 17

Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 17

Quang cảnh Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ XVII
Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 17 đã  diễn ra từ 18 đến 21-10-2008 tại Trung tâm    Hội nghị quốc gia Hà Nội, Việt      Nam, với sự tham dự của đông đảo các giáo sư, bác sĩ, chuyên gia, nhà khoa học trong ngành tim mạch ở trên 30 quốc gia. Để tìm hiểu thông tin từ sự kiện này, phóng viên Báo Giác Ngô đã gặp BS.Nguyễn Thị Kim Anh (NS.TN Liên Thanh), hội viên Hội Tim mạch Việt Nam và TP.HCM, một trong những đại biểu của TP.HCM tham dự Đại hội.

-Với tư cách là đại biểu tham dự Đại hội, bác sĩ vui lòng giới thiệu đôi nét về nội dung và mục đích của Đại hội lần này?

- Đây là lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức một đại hội về tim mạch quy mô lớn như vừa qua. Ngoài các nước trong khu vực ASEAN còn có sự tham dự của các chuyên gia đến từ Mỹ, Pháp, Đức, Italy, Úc, Nhật, Hàn Quốc, Ả-rập Xê-út… nhằm giới thiệu, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm và chia sẻ những kỹ năng tối ưu trong việc kiểm soát, làm giảm thiểu và điều trị các bệnh về tim mạch trên toàn cầu.

Đại hội được đặt dưới quyền chủ tọa của GS.Phạm Gia Khải, Chủ tịch Hội Tim mạch VN kiêm Chủ tịch Ban Tổ chức Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 17 và GS Idris Idham, Chủ tịch Liên đoàn Tim mạch Đông Nam Á (AFC). Về khách mời danh dự, ngoài các GS, TS, BS chuyên khoa tim mạch quốc tế, còn có GS.Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo và TS.Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Bộ Y tế VN…

timach-1.gif

   Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh (NSTN Liên Thanh) tại Đại hội

Trong thời gian diễn ra Đại hội, các đại biểu bác sĩ tham dự được nghe nhiều bài thuyết trình về bệnh lý tim mạch, xem truyền hình các ca can thiệp giải phẫu của các danh y thế giới và VN, trong đó có GS.TS Phạm Gia Khải, TS.BS Phạm Mạnh Hùng, TS.BS Nguyễn Lân Việt, GS.TS Đặng Vạn Phước, GS.TS Phạm Nguyễn Vinh cùng GS BS các bệnh viện đại diện 3 miền Nam, Trung, Bắc… và tham gia thảo luận. Ngoài ra, vào dịp này, Hội Tim mạch học VN cũng cho phổ biến tài liệu y học "Khuyến cáo 2008 về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa” do  Merck tài trợ. Qua đó đã có những khuyến cáo về đánh giá, dự phòng và quản lý các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch và các nhóm: Bệnh tăng huyết áp, nhóm mạch vành, nhóm van tim và các can thiệp tiến bộ về phẫu thuật…

-Là một bác sĩ về tim mạch, sau khi tham dự Đại hội, Ni sư có nhận xét như thế nào và từ đó thu hoạch được gì?

- Phải thành thực công nhận Đại hội đã được tổ chức vô cùng hoành tráng và khoa học. Tuy thời lượng diễn ra đại hội chỉ có 4 ngày, nhưng khối lượng kiến thức, kinh nghiệm mà các chuyên gia từ khắp nơi mang đến Đại hội rất phong phú, đòi hỏi mỗi đại biểu tham dự phải làm việc khẩn trương và liên tục. Và từ đó đã giúp tôi được cập nhật rất nhiều kiến thức chuyên môn qua các công trình nghiên cứu và thực nghiệm mới nhất, tân tiến nhất về nội khoa cũng như về tim mạch can thiệp (giải phẫu).

-Được biết Ni sư hiện tại là trụ trì chùa Long Bửu đồng thời là BS Giám đốc Điều hành Phòng khám Đa khoa Từ thiện Long Bửu - Bình Dương, Ni sư sẽ làm gì sau Đại hội?

- Về công tác Phật sự, tôi tiếp tục xây dựng trùng tu hoàn chỉnh ngôi Đại hùng bảo điện chùa Long Bửu, phát huy đạo pháp, tổ chức thường xuyên nhiều khóa tu học cho Phật tử và hướng dẫn đại chúng về chế độ ăn uống, phương pháp sống theo dưỡng sinh và thiền quán, để ngăn ngừa và chữa trị các bệnh tật, đặc biệt là bệnh tim. Về chuyên môn, tôi tiếp tục nghiên cứu, học hỏi các bệnh lý và điều trị về tim mạch, nhằm góp phần làm giảm thiểu gánh nặng chung về một căn bệnh nguy hiểm và tốn kém trong điều trị. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã và đang từng bước cải thiện, nâng cấp để chuẩn bị đưa Phòng khám Đa khoa Từ thiện Long Bửu trở thành một bệnh viện Phật giáo, với quy mô ban đầu 100 giường, nhằm đưa “Y phương minh” của Bụt vào cộng đồng bằng con đường khoa học.

-Xin cám ơn bác sĩ.

Minh Tâm thực hiện


Về Menu

Đại hội Tim mạch Đông Nam Á lần thứ 17

tổ sư liễu quán Sống tầm Chuyện gì xảy ra khi bạn nhiễm độc 佛教与佛教中国化 Tâm sự với người mới xuất gia phat chi 3 nghiep bao khien hon nhan tan vo can 淨空法師 李木源 著書 テ 涅槃御和讃 ngay phat dan nam ay Cảm ơn một ngày trên núi tây thiên Cà phê giúp tăng cường trí nhớ hãy quán chiếu để học cách buông xả Nụ cười của người đàn ông khuyết 凡所有相皆是虛妄 若見諸相非相 Sinh con trai như ý nhan via bo tat quan the am 19 ï¾ å mien man chieu cuoi nam bàn bằng đá saphir phạm ngư cổ tự beomeosa nghĩ về bài kệ trong kinh kim cang đà ngoi chua trong chuyen tinh ngang trai cua cong vận động viên cử tạ ăn chay tại mÃ Æ quán nhân duyên nghiệp và tái sinh phần 2 dung tiec chi mot nu cuoi đừng tiếc chi một nụ cười vì sao những người lương thiện như con tang 9 chùm ảnh ht thích đức chơn lúc sanh 修妬路 正智舍方便 사념처 Buffet chay 30 món tặng 1 phần cho nhóm 5 hạnh phúc thật sự của người tiêu lễ tưởng niệm lần thứ 19 cố ni ly tuong chi huong cho thuyen doi va nay hoa cho phật giáo tây tạng thời hậu truyền cúc NhÃ Æ chum tho bong xa muon phien cua thay nghiem 五重玄義 Lá thư chưa dám gửi mẹ yêu Phụ nữ sau khi sinh nên tập thể dục 経典