HT.Thích Huệ Quang, thế danh là Phan Văn Thanh, sinh năm 1903, thân phụ là cụ ông Phan Văn Sum, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Tiểu, ở xã Trung Nhứt, huyện Thốt Nốt, tỉnh An Giang. Sinh trưởng trong gia đình thuộc tầng lớp trung nông, nhân hậu, hiền hòa, kính Phật, trọng Tăng, có truyền thống Nho học, thuở thiếu thời Hòa thượng đã sớm bộc lộ tư chất thông minh, hiếu đạo với song thân và sống nhân hậu với mọi người.

	Đại lão Hòa thượng Thích Huệ Quang: Bậc chân tu vì đạo lợi tha

Đại lão Hòa thượng Thích Huệ Quang: Bậc chân tu vì đạo lợi tha

HT.Thích Huệ Quang, thế danh là Phan Văn Thanh, sinh năm 1903, thân phụ  là cụ ông Phan Văn Sum, thân mẫu là cụ bà Võ Thị Tiểu, ở xã Trung Nhứt, huyện Thốt Nốt, tỉnh An Giang. Sinh trưởng trong gia đình thuộc tầng lớp trung nông, nhân hậu, hiền hòa, kính Phật, trọng Tăng, có truyền thống Nho học, thuở thiếu thời Hòa thượng đã sớm bộc lộ tư chất thông minh, hiếu đạo với song thân và sống nhân hậu với mọi người.

 Năm 11 tuổi, nhờ thường xuyên cùng thân mẫu đi chùa lễ Phật, nghe kinh, nên căn lành tăng trưởng, được cha mẹ cho phép xuất gia tu học vào năm 1916, tại chùa Giác Nguyên, xã Trung An, huyện Thốt Nốt (cũ), được Sư ông Thọ Hương làm bổn sư thế độ. Năm 14 tuổi, với hạnh sâu dày học thông kinh luật Trường Hàng, HT được bổn sư chấp thuận cho thọ giới Sa di với HT Tổ sư là Thọ Hương, thuộc dòng Lâm Tế gia phổ, đời thứ 39. Năm 1924, HT được thầy bổn sư cho đi thọ giới Cụ túc khai Đại Trường Hương tại Tổ đình Giác Lâm, Sài Gòn, do HT.Hoằng Ân làm Đường đầu, HT.Thọ Hương làm Yết ma A xà lê. Từ đây HT nhất tâm trau dồi đạo hạnh, nghiêm trì giới luật, tu học giáo lý Phật Đà. Ngài tham học với HT.Chánh Thành, HT.Từ Phong và phục vụ cho việc hoằng pháp lợi sanh, phiên dịch, biên soạn lại nhiều bộ kinh lớn, để góp phần hoằng truyền Chánh pháp như: Kinh Đại Phương Tiện Báo Ân, Kinh Địa Tạng, Kinh Quy Ngươn, Long Thơ Tịnh Độ,… là những bộ kinh tâm huyết được HT phiên dịch từ Hán văn sang Việt văn. Ngoài ra, ngài còn soạn thảo các bài pháp căn bản về ý nghĩa như Nghi lễ Phật giáo, Phương pháp sám hối, Bổn phận người Phật tử tại gia,… phổ biến rộng rãi trong giới Phật tử ở miền Tây Nam Bộ thời bấy giờ. Từ năm 1941, trong thời kỳ đất nước chiến tranh…, vì lòng từ bi của người con Phật, HT tổ chức các điểm phát thuốc, chữa bệnh cứu người...

huequangcantho.gif

Sinh thời HT luôn tỏa sáng tấm gương quên mình phụng sự vì đạo pháp, dân tộc. Ngài quyết tâm vận động khai sơn tạo tự, trùng tu nhiều ngôi già lam uy nghiêm ở các tỉnh miền Tây để dân chúng có nơi nương tựa tinh thần. Ngoài ra, còn các chùa của chư huynh đệ cũng được HT trợ duyên vận động tôn tạo, sửa chữa, để Tăng Ni có nơi chốn tu hành. Ngoài việc xây dựng Tam bảo, HT còn quan tâm đến sự nghiệp đào tạo Tăng Ni qua lớp gia giáo, dạy kinh, luật, các trường hương, trường kỳ, dạy cho Tăng Ni, Phật tử học như Quy củ thiền môn, Luật cơ bản Tỳ ni nhật dụng, Nhị khóa hiệp giải… đây là các môn học được HT chú trọng nhất, rất nhiều Tăng Ni và Phật tử tham dự học.

Các Đại giới đàn được tổ chức tại miền Tây, HT luôn được suy tôn vào hàng Chứng minh Đường đầu, Hòa thượng Yết ma A xà lê hoặc Giáo thọ A xà lê, Tuyên luật sư, Giới sư… truyền trao giới pháp.

Hàng đệ tử xuất gia của ngài là những vị tôn túc và có những vị góp phần công tác Phật sự cho GHPGVN.

Tổ đình Phổ Quang, Thốt Nốt, Cần Thơ, là cảnh chùa được ngài chọn làm nơi tịnh tu vào những năm tháng cuối cuộc đời hành đạo. Từ năm 1970, ngài thường xuyên nhập thất tịnh tu, công việc Phật sự lần lần giao lại cho hàng môn đồ thay ngài lo liệu.

Trong thời gian này, mặc dù ngài đã phân công cụ thể, nhưng ngài vẫn vì Phật pháp mà giáo giới, khuyến tấn Tăng Ni và Phật tử khi đến tham vấn, cầu pháp tu học.

Tuy là một vị giáo phẩm, nhưng cuộc sống của ngài rất bình dị, tạo sự thân thiện và đồng cảm với mọi người, nên được mọi người kính phục và tôn trọng. Đối với HT, tất cả vật chất trên thế gian đều là phương tiện trong quá trình hoằng pháp lợi sanh, luôn tùy thuận vô thường nhân thế.

Hạnh nguyện hoằng pháp đã đến hồi viên mãn, phải rời bỏ nhục thân để trở về cõi chơn thường, tịnh lạc, tự tại như nhiên, nên ngài đã thu thần thị tịch vào lúc 14 giờ 30, ngày mùng 1 tháng 10 nhuần, năm Giáp Tý (1984) tại Tổ đình chùa Phổ Quang, Thốt Nốt, Cần Thơ, trụ thế 81 năm, hạ lạp 63 năm, nhục thân được an trí tại chùa Phổ Quang, Thốt Nốt.

Cuộc đời tu học và hành đạo của cố Đại lão HT.Huệ Quang để lại cho hàng đệ tử và Tăng Ni, Phật tử Phật giáo Cần Thơ lúc bấy giờ cũng như hiện tại và tương lai là tấm gương chiếu sáng cho hàng hậu học.

Môn đồ pháp quyến phụng soạn


Về Menu

Đại lão Hòa thượng Thích Huệ Quang: Bậc chân tu vì đạo lợi tha

cha mẹ là nguồn mạch của sự yêu Cây chùm bao 9 thiền báo hiếu mẹ cha đâu chỉ một ngày Ăn chay Chuyện 10 năm ăn chay ở đó đây Hoạ Khánh Hòa Tưởng niệm Tổ sư khai sơn co nen dat ten mon chay gia man hay khong sơn trà ký sự luận về chà vá chân thiền và làm chủ bản thân 住相 泰卦 Vì sao tu thiền định Thu M Yêu lắm một vùng quê do sinh va do tu Tây Tạng Xem xét việc loại trừ sữa Bổ sung vitamin E có thật sự hiệu quả tâm bình thế giới bình 11 năng lực tam binh the gioi binh 11 nang luc cua tap trung tạm trương 止念清明 轉念花開 金剛經 lẠng ngôi sao xanh trên bầu trời xa xứ ngoi sao xanh tren bau troi xa xu niem tin va nghi luc cai nhin khac ve tu si va am nhac chinh la luc ban duoc nhan lai tuyen tap nhung danh ngon ve niem tin va nghi luc tuyển tập những danh ngôn về niềm tin Quan hệ anh em Trăng rằm nhớ Cuội sợ hãi chỉ còn là quá khứ niềm tin và nghị lực đừng lỗi hẹn với thời gian do Tiểu sử Hòa thượng Thích Từ Vân 1866 tịnh xá ngọc minh da cho con su binh an giua coi doi nguồn gốc và đặc điểm của phật Quả pho nguon goc va dac diem cua phat giao mat tong Nhớ trau dồi hành xả than nhu the