GNO - Món dăm bông chân nấm có thể làm nhiều và bảo quảntrong tủ lạnh sẽ giữ được lâu...

Dăm bông chân nấm đông cô

GNO - Tháng 4 là tháng mà Phật tử tại gia thường ăn chay cả tháng. Giác Ngộ Online xin được giới thiệu món dăm bông chân nấm đông cô (người miền Bắc gọi là ruốc). Món này tương đối dễ làm nhưng hơi công phu, có thể làm để sử dụng trong nhiều ngày.
Nguyên liệu

Chân nấm đông cô khô, gừng, mè (vừng), lá chanh.

image.jpeg
Chân nấm đông cô

Cách làm

Chân nấm ngâm nở rửa sạch. Luộc với gừng gọt vỏ, giã nhuyễn, luộc sôi khoảng 10 phút, để nguội, vắt ráo nước.

Ướp gia vị, muối, đường, bột canh chay khoảng 30 phút cho gia vị thấm đều. Cho một ít dầu ăn. Rang trên lửa vừa đợi chân hơi săn khô, tắt lửa xong giã, xé sợi. Hoặc cho vào máy xay.

Sau đó rang lại trên lửa vừa cho khô đều, hoặc có thể cho vào lò nướng sấy khô (Rang khô thì bảo quản được lâu, nếu dùng ngay không phải rang khô kỹ sẽ mềm và ngon hơn).

image_1.jpeg
Thành phẩm ngon, để dành ăn lâu ngày

Mè rang vàng, lá chanh xắt nhuyễn khi nấm gần khô đều cho mè và lá chanh vào trộn đều tắt lửa.

Món dăm bông chân nấm có thể làm nhiều và bảo quản trong tủ lạnh sẽ giữ được lâu và có thể sử dụng trong nhiều ngày.

Món này dùng với cơm trắng, cơm gạo lứt, xôi và bánh mì đều được.

Nguyên Hân


Về Menu

Dăm bông chân nấm đông cô

lang le tuong niem lan thu 19 co ni truong thich nu 菩提阁官网 that tin la su pha san lon nhat cua doi nguoi î Tránh những bệnh khi trời nắng nóng 因地不真 果招迂曲 lý tưởng của người xuất Tổ sư đời thứ 6 của Phật giáo 建菩提塔的意义与功德 行願品偈誦 放下凡夫心 故事 四念处的修行方法 Trái cây Biết cách ăn mới bổ Em còn trẻ chùa nodol 佛说如幻三昧经 お仏壇 お手入れ Khủng hoảng tinh thần và những con số rụng Nước rửa tay có thể nguy hại cho กรรม รากศ พท phương van de duc tin trong dao phat 加持 ç¹ i 百工斯為備 講座 Nghĩ về nhà thơ Phạm Công Thiện çŠ 菩提 Thiền Tăng 深恩正 Cho một người xứ Quảng thân Đón 사념처 Khái niệm thời gian trong Phật giáo Tích cực điều bí quyết để có cuộc sống hạnh phúc Giấc mộng đời người 鼎卦 å ç æžœ Ngàn năm chưa dễ đã ai quên Gia Lai Húy kỵ lần thứ 10 cố HT Thích Ä Æ c 既濟卦 佛教与佛教中国化 大乘方等经典有哪几部