GNO - Trong thai kỳ, bị cảm cúm sẽ nguy hiểm hơn lúc bình thường...

Đang mang thai mà bị cảm cúm, nguy hại ra sao?

GNO - Trong thai kỳ, bị cảm cúm sẽ nguy hiểm hơn lúc bình thường. Năm 2009 với sự bùng nổ của dịch cúm H1N1, số phụ nữ mang thai bị mắc loại cúm này chiếm 5% trong số người tử vong tại Hoa Kỳ vì loại virus này.

Nguy cơ này càng cao hơn khi mang thai, theo một báo cáo khoa học năm 2010 trên tạp chí JAMA, có 56 ca tử vong là phụ nữ đang mang thai và 36 người trong số này đang trong giai đoạn thứ ba của thai kỳ.

May mắn là có nhiều cách để thai phụ bảo vệ mình khỏi cảm cúm, các chuyên gia khẳng định.

thaiphu.jpg
Thai phụ cần chủ động chăm sóc sức khỏe cho mình và thai nhi - Ảnh minh họa

“Tiêm vaccine là ưu tiên số một đối với phụ nữ. Đây là cách phòng ngừa hiệu quả, không chỉ giúp bảo vệ người mẹ mà kháng thể còn đi qua nhau thai và giúp bảo vệ trẻ trong 6 tháng đầu sơ sinh”, chia sẻ của bác sĩ Regan Theiler - giám đốc OB-GYN tổng quát, trung tâm Y khoa Dartmouth-Hitchcock (New Hamsphere).

Sự miễn dịch thay đổi

Lý do vì sao cảm cúm đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai vẫn chưa hoàn toàn được hiểu rõ. Các nhà nghiên cứu biết rằng sự miễn dịch của thai phụ thay đổi một cách phức tạp trong thai kỳ để cho phép cơ thể cưu mang thai nhi.

Một số thay đổi trong nhau thai, sản xuất ra các phân tử để ngăn cách sự phát triển của thai nhi với hệ miễn dịch của người mẹ.

Một nghiên cứu quy mô nhỏ năm 2014 phát hành trên Tạp chí PNAS phát hiện rằng, hệ miễn dịch của thai phụ có tế bào tiêu diệt tự nhiên và T-cell mạnh hơn trong phản hồi với cảm cúm so với hệ miễn dịch của phụ nữ không mang thai. Đây là hai loại tế bào miễn dịch cũng có thể tạo ra những sự phá hủy trong đường hô hấp của thai phụ, làm tăng nguy cơ phát triển các bất ổn khác từ cảm cúm.

Cảm cúm nguy hiểm thế nào với thai phụ?

Cảm cúm gây bất lợi cho sức khỏe tim mạch và phổi của thai phụ. Khi virus cúm tấn công vào tế bào của đường hô hấp, chúng tạo thêm gánh nặng cho chức năng hô hấp. Virus cúm mở cửa cho vi khuẩn đi vào, dẫn đến viêm phổi và gây ra viêm nhiễm lan rộng toàn cơ thể.

Khác với virus Zika chỉ gây bệnh nhẹ cho mẹ nhưng gây ra hậu quả rất lớn với sự phát triển của thai nhi, virus cúm hiếm khi xâm nhập vào nhau thai để nhiễm bệnh trực tiếp cho thai nhi.

Tuy nhiên, cảm cúm từ lâu đã được cho là có liên quan tới nguy cơ cao với thai lưu, sẩy thai và sinh non.

Làm thế nào để ngăn ngừa cảm cúm khi mang thai?

Tiêm ngừa cúm là giải pháp hữu hiệu nhất để thai phụ bảo vệ mình và con mình, Theiler khẳng định.

Một nghiên cứu năm 2014 của Đại học Dalhousie (Nova Scotia) phát hiện ra rằng sau khi kiểm soát các yếu tố khác, tiêm ngừa cúm trong thời gian mang thai giúp giảm nguy cơ sinh non hay sinh con nhẹ cân. Tạp chí Y khoa New England cũng đăng tải nghiên cứu cho rằng tiêm vaccine là một giải pháp hiệu quả, giúp giảm đến 70% nguy cơ cảm cúm trong suốt thời gian mang thai.

Một nghiên cứu khác cũng khẳng định không tìm thấy nguy cơ tăng thêm của việc tiêm phòng đối với các biến chứng khi mang thai như huyết áp cao, ốm nghén hay tắc động mạch phổi.

Bên cạnh đó, rửa tay cũng là giải pháp vệ sinh hiệu quả ngăn ngừa cảm cúm. Tuy vậy, nếu thai phụ tiếp xúc gần với những cá nhân bị nhiễm bệnh thì nên đến gặp bác sĩ chứ không đơn thuần chỉ rửa tay mà thôi. Thai phụ bất cứ khi nào có các triệu chứng của cúm cần phải đi khám ngay, các chuyên gia nhấn mạnh.

Huệ Trần
(theo Live Science)


Về Menu

Đang mang thai mà bị cảm cúm, nguy hại ra sao?

Niệm khúc mưa 修道 吾有正法眼藏 惨重 cổ tiểu sử thiền sư thích duy lực nhà truyền giáo nổi tiếng ở mã lai tt khuyen 加持 Tiểu 既濟卦 rộng khÒ 禅诗精选 neu 無分別智 Việc của năm cũ qua đi Vu lan nhớ mẹ 三身 Chính sách nội trị Tưởng nhớ Ni trưởng Thích nữ Diệu トo Vận Ð Ð Ð 白骨观 危险性 사념처 nhẫn nhục thế nào cho chính đáng Đi chùa lễ Phật Quan qua cám 西南卦 Gánh lá dong chợ Tết đẻ an chay 一仏両祖 読み方 若我說天地 Ăn chay đúng cách ï¾ å võ o Chuyện thiền sư thi sỹ thật thà nổi giải doi net ve y phuc cua phat giao viet nam Phât a di đà 四比丘 寺庙的素菜