GNO - Trong thai kỳ, bị cảm cúm sẽ nguy hiểm hơn lúc bình thường...

Đang mang thai mà bị cảm cúm, nguy hại ra sao?

GNO - Trong thai kỳ, bị cảm cúm sẽ nguy hiểm hơn lúc bình thường. Năm 2009 với sự bùng nổ của dịch cúm H1N1, số phụ nữ mang thai bị mắc loại cúm này chiếm 5% trong số người tử vong tại Hoa Kỳ vì loại virus này.

Nguy cơ này càng cao hơn khi mang thai, theo một báo cáo khoa học năm 2010 trên tạp chí JAMA, có 56 ca tử vong là phụ nữ đang mang thai và 36 người trong số này đang trong giai đoạn thứ ba của thai kỳ.

May mắn là có nhiều cách để thai phụ bảo vệ mình khỏi cảm cúm, các chuyên gia khẳng định.

thaiphu.jpg
Thai phụ cần chủ động chăm sóc sức khỏe cho mình và thai nhi - Ảnh minh họa

“Tiêm vaccine là ưu tiên số một đối với phụ nữ. Đây là cách phòng ngừa hiệu quả, không chỉ giúp bảo vệ người mẹ mà kháng thể còn đi qua nhau thai và giúp bảo vệ trẻ trong 6 tháng đầu sơ sinh”, chia sẻ của bác sĩ Regan Theiler - giám đốc OB-GYN tổng quát, trung tâm Y khoa Dartmouth-Hitchcock (New Hamsphere).

Sự miễn dịch thay đổi

Lý do vì sao cảm cúm đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ đang mang thai vẫn chưa hoàn toàn được hiểu rõ. Các nhà nghiên cứu biết rằng sự miễn dịch của thai phụ thay đổi một cách phức tạp trong thai kỳ để cho phép cơ thể cưu mang thai nhi.

Một số thay đổi trong nhau thai, sản xuất ra các phân tử để ngăn cách sự phát triển của thai nhi với hệ miễn dịch của người mẹ.

Một nghiên cứu quy mô nhỏ năm 2014 phát hành trên Tạp chí PNAS phát hiện rằng, hệ miễn dịch của thai phụ có tế bào tiêu diệt tự nhiên và T-cell mạnh hơn trong phản hồi với cảm cúm so với hệ miễn dịch của phụ nữ không mang thai. Đây là hai loại tế bào miễn dịch cũng có thể tạo ra những sự phá hủy trong đường hô hấp của thai phụ, làm tăng nguy cơ phát triển các bất ổn khác từ cảm cúm.

Cảm cúm nguy hiểm thế nào với thai phụ?

Cảm cúm gây bất lợi cho sức khỏe tim mạch và phổi của thai phụ. Khi virus cúm tấn công vào tế bào của đường hô hấp, chúng tạo thêm gánh nặng cho chức năng hô hấp. Virus cúm mở cửa cho vi khuẩn đi vào, dẫn đến viêm phổi và gây ra viêm nhiễm lan rộng toàn cơ thể.

Khác với virus Zika chỉ gây bệnh nhẹ cho mẹ nhưng gây ra hậu quả rất lớn với sự phát triển của thai nhi, virus cúm hiếm khi xâm nhập vào nhau thai để nhiễm bệnh trực tiếp cho thai nhi.

Tuy nhiên, cảm cúm từ lâu đã được cho là có liên quan tới nguy cơ cao với thai lưu, sẩy thai và sinh non.

Làm thế nào để ngăn ngừa cảm cúm khi mang thai?

Tiêm ngừa cúm là giải pháp hữu hiệu nhất để thai phụ bảo vệ mình và con mình, Theiler khẳng định.

Một nghiên cứu năm 2014 của Đại học Dalhousie (Nova Scotia) phát hiện ra rằng sau khi kiểm soát các yếu tố khác, tiêm ngừa cúm trong thời gian mang thai giúp giảm nguy cơ sinh non hay sinh con nhẹ cân. Tạp chí Y khoa New England cũng đăng tải nghiên cứu cho rằng tiêm vaccine là một giải pháp hiệu quả, giúp giảm đến 70% nguy cơ cảm cúm trong suốt thời gian mang thai.

Một nghiên cứu khác cũng khẳng định không tìm thấy nguy cơ tăng thêm của việc tiêm phòng đối với các biến chứng khi mang thai như huyết áp cao, ốm nghén hay tắc động mạch phổi.

Bên cạnh đó, rửa tay cũng là giải pháp vệ sinh hiệu quả ngăn ngừa cảm cúm. Tuy vậy, nếu thai phụ tiếp xúc gần với những cá nhân bị nhiễm bệnh thì nên đến gặp bác sĩ chứ không đơn thuần chỉ rửa tay mà thôi. Thai phụ bất cứ khi nào có các triệu chứng của cúm cần phải đi khám ngay, các chuyên gia nhấn mạnh.

Huệ Trần
(theo Live Science)


Về Menu

Đang mang thai mà bị cảm cúm, nguy hại ra sao?

佛教書籍 อธ ษฐานบารม 築地本願寺 盆踊り chúng Làm gì để khỏe mạnh sau tuổi 40 善光寺 七五三 四十二章經全文 loi khuyen cuoc song tu nhung nguoi thanh cong không 必使淫心身心具断 净土网络 元代 僧人 功德碑 คนเก ยจคร าน 陧盤 曹洞宗総合研究センター nhung dieu phai nu can biet khi di day 一日善缘 曹村村 Vài nét về sơ tổ sáng lập dòng chuyen ke chang tien si va phat phap 七五三 大阪 四比丘 佛教算中国传统文化吗 Cứu người mà không sát bテケi 金宝堂のお得な商品 佛教蓮花 緣境發心 觀想書 りんの音色 Những điều cần biết về dịch MERS TrÃƒÆ ç æˆ 印手印 仏壇 通販 Chất xơ từ ngũ cốc giúp sống 世界悉檀 忍四 ゆいじょごぎゃくひほうしょうぼう 鎌倉市 霊園 父母呼應勿緩 事例 phat 川井霊園 山風蠱 高島 ไๆาา แากกา 천태종 대구동대사 도산스님 ถวายภ ตตาหารเพล 飞来寺 thien su nguoi my phillip kapleau thich thie n va tri thu c 佛教教學