Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực
Đạo đức về sự kiềm chế

Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.
Nói về các loại hành vi có hại, tất cả các tôn giáo lớn và các truyền thống nhân văn đều cùng chung quan điểm. Giết người, ăn cắp, hành vi tình dục không chân chính như bóc lột tình dục… đều là có hại. Vì thế cho nên, chúng cần phải được từ bỏ.Nhưng đạo đức về sự kiềm chế đòi hỏi nhiều hơn thế. Trước khi chúng ta suy nghĩ xem có thể làm gì để giúp ích người khác, trước hết chúng ta phải bảo đảm không làm hại ai, thậm chí bằng những hành động mà trước mắt không mang tính bạo lực.

Về nguyên tắc không làm hại, tôi thật sự có ấn tượng sâu sắc và ngưỡng mộ các huynh đệ ở truyền thống Jain (Kỳ-na giáo). Đạo Jain là một tôn giáo được xem là người anh em sinh đôi của Phật giáo. Đạo này xem trọng phẩm tính bất bạo động, hayahimsa, đối với tất cả chúng sinh. Các tu sĩ đạo Jain, trong sinh hoạt hàng ngày, rất thận trọng để tránh giẫm đạp lên các loài côn trùng hay gây hại cho bất kỳ một chúng sinh nào.

Tuy nhiên, hành vi gương mẫu của các huynh đệ tu sĩ đạo Jain thật khó cho chúng ta noi theo. Ngay cả những người giới hạn nguyên tắc ahimsa - bất hại - trong phạm vi loài người thôi chứ không mở rộng ra toàn thể các sinh vật, cũng khó mà không gây hại một cách gián tiếp. Chẳng hạn, chúng ta hãy xem xét các dòng sông bị ô nhiễm như thế nào bởi các công ty khai khoáng, hay bởi các nhà máy sản xuất các linh kiện cần thiết cho các công nghệ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Mỗi người dùng công nghệ ấy cũng đều chịu trách nhiệm một phần về tình trạng ô nhiễm và như vậy, góp phần làm hại người khác. Thật không may là chúng ta có thể làm hại người khác qua những hành động của mình mặc dầu không có ý định như thế.

Thế cho nên, tôi nghĩ rằng, để phù hợp với thực tế, chúng ta cố gắng hết sức giảm thiểu việc gây hại người khác bằng cách sử dụng óc phán đoán trong mọi hành vi của mình, và làm theo lương tâm, phát sinh do tăng cường ý thức về hành động của mình.

 
Dalai Lama

Về Menu

đạo đức về sự kiềm chế dao duc ve su kiem che tin tuc phat giao hoc phat phat phap thien phat giao

vai dieu suy ngam ngay mÃƒÆ BÃÆn bàn về vấn đề nhân quả trong đời nan ananda Hai cuốn sách về tình mẹ tình cha an may cua phat nước xuat nh脙茠脝 đã cho con sự bình an giữa cõi đời hài 水天需 một chế độ ăn chay đúng đắn để vi sao phai sieu do vong nhan Huyền Quang Đệ tam Tổ và những câu nở rộ dịch vụ giải hạn sao xấu cho chua hoang phap tp ho chi minh 8 cốc trà mỗi ngày tốt cho sức khỏe ï½ Bún nhung dia diem khong the bo qua khi di du lich tay chà khà Gõ cửa nhân gian Thiên ngà sự đóng góp của lý thường kiệt trong vi sao but chi co gan kem cuc tay tu tap pham hanh Sinh tố dưa hấu Món Tịnh và Thiền Hai hướng đi cùng một tình Sư bà Hải Triều Âm viên tịch thọ 94 Ông Lê Thành Ân Tân Tổng Lãnh sự Mỹ tình mẫu tử chân chính là một quá Nên ngâm dứa trong nước muối trước Suy nhược tinh thần làm tăng nguy cơ nhung chiu duoc thong kho moi co the truong thanh Lễ tưởng niệm Thánh tử đạo Thích vo bức thư nổi tiếng của tổng thống Rau khoai lang chữa bệnh tieng khẩu nghiệp